eMag azine
17/05/2024 09:00
Bài 2: Cần một "cộng đồng mạng" tỉnh táo và văn minh

17/05/2024 09:00

TTTĐ - Người sử dụng cần có kiến thức nhất định và hình thành thói quen ứng xử "có văn hóa" trên mạng xã hội, tạo thành một "cộng đồng mạng" tỉnh táo và văn minh.

tỉnh táo

Bài 2 Cần một cộng đồng mạng tỉnh táo và văn minh

Trung bình một người sử dụng internet tại Việt Nam dành 2 giờ 37 phút mỗi ngày cho mạng xã hội, cho thấy loại hình thông tin này ngày càng giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống tinh thần của người dân. Bên cạnh mặt tích cực, môi trường mạng bộc lộ nhiều mặt trái, nhất là khi những kẻ xấu lợi dụng hoặc ảo tưởng về "quyền lực mạng" để sử dụng vào những mục đích xấu. Do đó, người sử dụng cần có kiến thức nhất định và hình thành thói quen ứng xử "có văn hóa" trên mạng xã hội, tạo thành một "cộng đồng mạng" tỉnh táo và văn minh.

Mới đây nhất, Nguyễn Thị Lệ Nam Em - Cựu Hoa khôi Đồng bằng Sông Cửu Long (nghệ danh Nam Em) đã bị Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM thông đề nghị xem xét việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội. Ngày 1/3, Sở đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Thị Lệ Nam Em đối với 2 hành vi: Cung cấp thông tin gây hoang mang trong Nhân dân và hành vi cung cấp thông tin xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc.

Bài 2 Cần một cộng đồng mạng tỉnh táo và văn minh
Lực lượng chức năng làm việc với Nam Em và người đại diện.

Biện pháp này được xem xét sau khi vào ngày 9/4, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM đã mời Nam Em lên làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4.

Tuy nhiên, ông Bùi Hữu Cường (người quản lý của Nam Em) lấy lý do bận công việc tại Đà Lạt, Nam Em đã không đến làm việc theo giấy mời.

Nhiều người cũng biết đến vụ việc TikToker V.M.L đã có bài đăng tố bị một chủ một quán phở ở Hà Nội đuổi khỏi quán vì ngồi xe lăn mới đây.

Sau nhiều lần từ chối, không tiếp nhận giấy triệu tập của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Thanh tra Sở đã có buổi làm việc trực tiếp với TikToker V.M.L. Anh này đã thừa nhận chủ quán không có những lời nói mang tính xúc phạm người khuyết tật như anh chia sẻ trên mạng xã hội. Sau buổi làm việc, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh L với mức phạt 5 triệu đồng. Mức phạt này có áp dụng hình thức giảm nhẹ đối với người khuyết tật.

Nam TikToker này đã đăng tải đoạn video gửi lời xin lỗi chủ quán phở ở quận Hoàn Kiếm và toàn thể cộng đồng vì sự việc anh đăng tải. L cho biết đã gặp trực tiếp bà T là chủ quán phở "để hai bác cháu thấu hiểu nhau hơn" và "biết ơn bác T bao dung, thấu hiểu cho mình".

Cùng ngày, TikToker xe lăn đã đăng tải lời xin lỗi liên quan sự việc trên trang Facebook cá nhân. Nội dung bài đăng có kèm hình ảnh nam thanh niên này tới tận quán phở trên phố Nam Ngư để xin lỗi người phụ nữ nấu bếp.

TikToker V.M.L đăng tải đoạn video gửi lời xin lỗi chủ quán phở gà và cộng đồng mạng sau nhiều ồn ào.

Anh này nói đã "sâu sắc nhận thức về sự yếu kém và thiếu hiểu biết của mình trong việc xử lý vấn đề".

"Biết ơn cộng đồng đã cho L được nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân. Rất mong nhận được sự bao dung và tha thứ từ mọi người", nam TikToker chia sẻ.

Trước đó, vào giữa tháng 1/2024, đăng tải trên Facebook cá nhân, TikToker V.M.L cho biết, anh cùng bạn gái đến một quán phở gần nhà nhưng bị nhân viên từ chối "quán em không có nhân viên để khiêng người như anh".

Đến quán phở thứ 2, L cho hay đây là quán quen, hai người vào ăn bình thường. Chỗ ngồi bé, xe lăn của anh hơi chen vào chỗ bà chủ quán.

"Bà đứng phắt dậy, mắng nhân viên "ai nhận cái ngữ này vào đây ăn?", nhân viên bảo "anh ấy hay ăn ở đây, bình thường vẫn ngồi thế này". Bà càng được đà "không bán được, đã thế thì tôi đứng"…", anh L viết.

"Bữa ăn nghẹn ứ ở cổ, thật khó nuốt". Anh nói mình đã quen với cảm giác này rồi, nhưng bạn gái "nước mắt bắt đầu rơi".

Bài 2 Cần một cộng đồng mạng tỉnh táo và văn minh
Bài học cho những ai muốn “mượn” mạng xã hội để lái dư luận theo mục đích riêng.

Bài viết sau khi đăng tải đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều, hơn 47.000 lượt yêu thích, hơn 20.000 bình luận và chia sẻ.

Trước bài viết trên, chủ quán phở gà xác nhận anh L là khách quen của quán nhưng những tố cáo của anh này là bịa đặt.

Đây là một vấn đề khá nhạy cảm bởi anh là người khuyết tật. Những hành xử của người chủ quán nếu đúng là sự thật thì vừa trái với đạo đức bán hàng, vừa đi ngược lại với văn hóa người Hà Nội đã tạo dựng cả ngàn năm nay. Rất may, sự việc đã được làm sáng tỏ. Điều này mang đến bài học cho những người muốn “mượn” mạng xã hội để tạo “bom” dư luận, phục vụ lợi ích cá nhân hay muốn “tạo sóng” dư luận nhằm tăng tương tác, thu hút sự chú ý theo dõi của “cộng đồng mạng”.

Tính năng ưu việt của mạng xã hội là sự lan tỏa nhanh chóng, do đó nhiều đối tượng đã lợi dụng để lan truyền những thông thất thiệt, tạo nên những “quả bom” thông tin vô cùng độc hại với người đọc.

Mạng xã hội cũng là nơi khơi mào và “bùng phát” nhiều thử thách ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, sức khỏe của người dùng, đặc biệt là giới trẻ. Nguy hại hơn cả, những đối tượng đã sử dụng mạng xã hội làm công cụ để tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng lớn đến tính đúng đắn, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Năm 2023, Công an huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông L.C.T (SN 1985, trú tại xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc) số tiền 7,5 triệu đồng về hành vi “xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự cá nhân đăng lên mạng xã hội”.

Từ năm 2021 đến ngày 6/1/2023, ông T đã sử dụng hai tài khoản Facebook để đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh, video thông tin sai sự thật về lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương… và chia sẻ thông tin này lên các hội nhóm trên mạng Facebook.

Bài 2 Cần một cộng đồng mạng tỉnh táo và văn minh
Nhiều đối tượng bị xử phạt vì tung tin giả.

Cuối năm 2023, Phòng An ninh mạng và Phòng, Chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng đối với ông H.V.Đ (sinh năm 1989, hộ khẩu thường trú tỉnh Đắk Lắk; tạm trú tại phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương).

Theo Công an tỉnh Bình Dương, ông Đ thường xuyên sử dụng tài khoản Facebook cá nhân đăng tải các thông tin, bình luận có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; xúc phạm, bôi nhọ lãnh đạo trên không gian mạng.

Còn rất nhiều vụ tung tin giả, tin thất thiệt đã bị xử phạt nhưng hoạt động này vẫn tiếp diễn.

Theo tổng kết, tin giả xuất hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là những vấn đề, lĩnh vực "nóng", "nhạy cảm" liên quan đến công tác nhân sự, bầu cử, bỏ phiếu tín nhiệm, xử lý kỷ luật cán bộ cấp cao... Tin giả cũng thường xuất hiện trước những sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, đất nước, Quân đội với tần suất ngày càng nhiều và mức độ nguy hiểm, phức tạp khó lường.

Những người tự xưng là nhà báo, Tiktoker (người dùng TikTok) tung ra rất nhiều bài viết theo kiểu "quy hoạch" đồng chí A, đồng chí B làm Chủ tịch nước; đồng chí C, D dự kiến làm Tổng Bí thư, ông Đ, E vào Bộ Chính trị... Hay với những tiêu đề giật gân, câu khách, kiểu "thầy bói xem voi" như: Vị lãnh đạo A có khối tài sản khổng lồ, vị lãnh đạo B có sân sau của doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia. Hoặc có những bài viết với nội dung theo kiểu lấp lửng về đời tư của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước để nhằm phục vụ mục đích xấu.

GS. TS Nguyễn Xuân Yêm - Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân, Bộ Công an nhận định: “Kẻ địch và những phần tử xấu chọn thời điểm này là có sự tính toán kỹ. Đặc biệt, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang có những quyết định quan trọng để hoàn thiện nhân sự trong bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền ở Trung ương và địa phương; có những quyết định quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, trong giải quyết các vụ án hình sự lớn...

Bài 2 Cần một cộng đồng mạng tỉnh táo và văn minh
Người dùng mạng xã hội chớ để bị lợi dụng, trở thành công cụ cho những kẻ muốn lan truyền tin đồn xấu.

Chính vì vậy, các thế lực phản động và kẻ xấu đã đưa ra nhiều thông tin xấu, độc để chống phá”, đồng thời cho biết, mục đích cao nhất của các đối tượng này là làm nhiễu loạn, bất ổn xã hội, dẫn đến suy yếu thể chế chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, đối với đất nước và sự nghiệp cách mạng của chúng ta.

Nguy hiểm hơn là những thông tin giả, tin đồn thất thiệt về nhân sự đưa ra với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước, bôi nhọ cán bộ lãnh đạo lại được một số người nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác, hoặc vì những động cơ xấu đã phát tán, chia sẻ, lan truyền gây bất an trong dư luận”.

Bài 2 Cần một cộng đồng mạng tỉnh táo và văn minh

Những đối tượng trên sẽ không thể phát tán, lan truyền các “rác văn hóa” như trên nếu như có một “cộng đồng mạng” tỉnh táo và văn minh. Theo các chuyên gia, trước hết người dùng không nên sa đà vào những thông tin “sốt dẻo” chưa được kiểm chứng.

Đặc biệt, càng không nên trở thành công cụ để kẻ xấu lan truyền những tin đồn theo ý muốn.

Để làm được như vậy, trước hết hãy xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, theo dõi các trang báo chính thống để có thông tin, củng cố niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

Bài 2 Cần một cộng đồng mạng tỉnh táo và văn minh Bài 2 Cần một cộng đồng mạng tỉnh táo và văn minh

Không nên lập nhóm, hội để nói xấu, công kích lẫn nhau; không đăng tải, chia sẻ thông tin có thể gây xúc phạm, làm mất uy tín, danh dự cá nhân của người khác hoặc làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không khai thác trái phép dữ liệu cá nhân của người khác cho mục đích thương mại, hoặc các mục đích khác.

Đặc biệt là không "vào hùa" theo đám đông chia sẻ, nhận xét, phê bình trước một thông tin, sự kiện khi chưa hiểu rõ về vụ việc đó, hoặc không có căn cứ để khẳng định sự kiện đó là có thật; không cổ xúy, tiếp tay cho các trào lưu lệch lạc, thiếu văn hóa, gây phản cảm, bị xã hội lên án như trào lưu "bóc phốt", "tung clip nhạy cảm", "đủ like là làm"...

Người dùng mạng xã hội không gây thông tin bịa đặt, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây kích động bạo lực, phân biệt dân tộc, vùng miền, giới tính, tôn giáo, hình ảnh trái thuần phong mỹ tục Việt Nam, thông tin vi phạm pháp luật; không sử dụng những ứng dụng không rõ nguồn gốc để tránh bị làm phiền bởi các tin rác hay bị lấy cắp thông tin tài khoản.

(còn nữa)


Bài viết liên quan loạt bài "Ngăn chặn "xâm lăng văn hóa", giữ cốt cách dân tộc":

Bài 1: "Bức tường thành" bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng Bài 3: Sứ mệnh của người trẻ trong chấn hưng văn hóa Bài 4: Xây dựng "lá chắn" bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài viết: Hương Thu

Trình bày: Phạm Mạnh

Bài 2 Cần một cộng đồng mạng tỉnh táo và văn minh

« Xem bài 1

Xem bài 3 »

Phạm Mạnh