eMag azine
20/11/2024 09:00
Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân

20/11/2024 09:00

TTTĐ - Hà Nội với vai trò là trái tim của cả nước luôn nhận về mình những nhiệm vụ và trọng trách quan trọng. Tinh thần của Hà Nội luôn là nêu gương và đổi mới. Vì vậy, nếu cán bộ không dấn thân, không cống hiến thì khó có thể thực hiện được những mục tiêu và lý tưởng ấy.

Dấn thân

Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân
Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân

Dù đã 4 năm qua đi, kể từ khi làn sóng COVID -19 lần đầu quét qua Hà Nội, để lại di chứng hết sức nặng nề… nhưng bài học rút ra trong những ngày tháng cam go ấy vẫn là những kinh nghiệm quý trong quản lý, điều hành của chính quyền TP và của địa phương. Ngoài bài học về tinh thần đoàn kết, lấy người dân là trung tâm thụ hưởng mọi quyết sách, TP còn rút ra bài học về tinh thần chủ động, tiên phong, gương mẫu đi đầu trong việc mới, việc khó; cán bộ dấn thân, không sợ trách nhiệm.

Cùng nhìn lại câu chuyện tuy đã xa nhưng bài học thì còn rất mới, trong suốt “cuộc chiến” dai dẳng với COVID-19, bao trùm trong cả hệ thống chính trị TP là tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, coi phòng, chống dịch là nhiệm vụ ưu tiên số 1.

Hà Nội yêu cầu người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân

Để siết chặt kỷ cương và kịp thời chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thường xuyên bám sát địa bàn được phân công; Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở cấp ủy, chính quyền các quận, huyện, thị xã trong công tác phòng, chống dịch, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả. Khi xuất hiện những biểu hiện chủ quan, buông lỏng ở một số cấp ủy, chính quyền địa phương, TP chỉ đạo phải chấn chỉnh ngay; từng nhiệm vụ phải gắn với trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm người đứng đầu...

Có những giai đoạn, số "vùng xanh" không ngừng tăng lên, số ca mắc mới có ngày giảm sâu trong giãn cách. Kết quả đó khẳng định sự nỗ lực không mệt mỏi của chính quyền các cấp và toàn thể Nhân dân. Trong đó có sự đóng góp lớn lao, kiên cường, dấn thân, không ngại hiểm nguy vì an toàn cộng đồng của lực lượng tuyến đầu: Y tế, công an, quân đội. dân quân, bảo vệ dân phố, thanh niên, người cao tuổi…

Thời điểm Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, trên nhiều con phố, người ta vẫn thường bắt gặp nhiều ''lão tướng'' trong các tổ COVID- 19 cộng động túc trực tại các điểm vùng xanh (vùng an toàn không có dịch) và các điểm chốt phòng, chống COVID-19. Cùng với lực lượng công an, thanh niên tình nguyện, những người ''lính già'' còn tư vấn giúp người dân, giải quyết những thắc mắc trong thời gian thực hiện giãn cách.

Vượt qua dịch bệnh, năm 2023, TP Hà Nội lại đứng trước nhiệm vụ khó khi thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Đây là dự án quan trọng quốc gia, đi qua 7 quận, huyện của TP Hà Nội với chiều dài là 58,2 km. Để thực hiện Dự án này, Hà Nội sẽ cần tới 741 ha đất. Công tác GPMB liên quan đến 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín và khoảng 14.600 phần mộ trên địa bàn các quận, huyện này sẽ phải di dời để phục vụ thi công dự án.

Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân
Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân
Khu vực nghĩa trang tập trung quy mô của xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội đang được xây dựng khang trang, rộng rãi.

Di dời các phần mộ là việc nhạy cảm và phức tạp; chưa kể thời gian di dời lại không trùng vào thời điểm người dân thường cải táng, tảo mộ, vì vậy việc tuyên truyền, vận động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để phản ánh lại với các cơ quan có thẩm quyền, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong toàn hệ thống là vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh đó, nhiều cán bộ cơ sở đã không ngại khó, ngại va chạm, bám sát đặc điểm, tình hình của địa phương và khu dân cư để có cách tiếp cận, giải quyết hiệu quả.

Dự án đầu tư, xây dựng đường Vành đai 4 qua địa bàn xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn. Công việc bước đầu là vận động được 12 hộ dân thôn Quán Mỹ tình nguyện bàn giao mặt bằng hơn 4.000m2 trước khi nhận tiền bồi thường để hỗ trợ phục vụ công tác di chuyển mộ vào đúng dịp cuối năm 2022.

Để kịp tiến độ, sau nhiều buổi tuyên truyền tại nhà văn hóa, Tổ công tác đã đến từng hộ dân để vận động trực tiếp mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết để khi dân hỏi, dân thắc mắc thì cho người dân xem; đồng thời, mang theo các văn bản để hộ nào đồng thuận thì thực hiện ký cam kết ngay.

Nhớ về những ngày cùng tổ công tác vận động các hộ dân trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Cần, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Quán Mỹ kể: “Tôi đã có sự trao đổi trước đó với tổ công tác để giúp các thành viên “hiểu” từng hộ. Tuy nhiên, hộ đầu tiên chúng tôi đến vận động lại không được thuận lợi. Họ không chống đối cũng không ủng hộ. Họ có 500m2 đất và vị trí ngay lối vào nghĩa trang, nên sự đồng thuận này là rất quan trọng. Sau một thời gian trao đổi, hộ dân này đưa ra “tối hậu thư”, nếu 11 hộ kia đồng ý thì cũng sẽ đồng ý”. Vì vậy, tổ công tác đã quyết tâm “đi một mạch” các hộ, rồi đem kết quả quay lại hộ đầu tiên”.

Trong quan điểm chỉ đạo, TP Hà Nội vẫn luôn coi trọng và đề cao nhân tố con người, như quan điểm xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh “cán bộ là gốc của mọi việc”. Gần đây nhất, bão số 3 đã đi qua Hà Nội, nhưng nhờ sự chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị TP đến cơ sở trong công tác phòng chống bão, Hà Nội đã giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.

Trong mưa bão, lãnh đạo TP Hà Nội chia làm nhiều ngả, theo các địa bàn phụ trách kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống bão. Tại cơ sở, các lực lượng duy trì chế độ trực 24/24h tại Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các điếm canh đê cũng như các đơn vị liên quan, kịp thời xử lý các sự cố khi xảy ra.

Trong chuyến thăm động viên bà con phải di dời khỏi vùng ngập lụt đang tạm trú tại Trường THCS Tân Hưng, xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường cũng đã tới thăm, động viên lực lượng tại một điếm canh đê, và xúc động cho biết, dù đã rất khuya nhưng lãnh đạo, cán bộ địa phương vẫn túc trực từng giờ, từng phút, để đảm bảo an toàn cho bà con. Tinh thần của cán bộ chính là “dải đê” chắc chắn, bao bọc an toàn của TP trong suốt những ngày mưa bão lịch sử.

Clip ghi lại hình ảnh Thượng úy Vũ Tuấn Lực và các lực lượng chức năng không quản ngại nguy hiểm, lấy thân mình đè lên các bao cát vị trí xung yếu để ngăn không cho đê gia cố bị vỡ.

Thực tế câu chuyện về Thượng úy Vũ Tuấn Lực, cán bộ Công an xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ là một minh chứng sống động. 0h15 ngày 12/9, khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, Thượng úy Vũ Tuấn Lực phát hiện đoạn đê được gia cố bằng bao tải đất, cát tại sông Bùi, xã Trần Phú có dấu hiệu bị xô lệch và có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Không chút do dự, đồng chí Lực đã lao vào vị trí xung yếu, dùng thân mình đè lên các bao cát để giữ cho đoạn đê không bị bung ra trước dòng nước chảy xiết, đồng thời hô hoán, kêu gọi người dân và đồng đội tới hỗ trợ, sử dụng bao tải đất, cát để gia cố lại đoạn đê. Nhờ sự phối hợp nhanh chóng, sau gần 30 phút, đoạn đê nguy hiểm đã được bảo vệ an toàn, không xảy ra sự cố nghiêm trọng.

Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân

Năm 2023, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU, ngay sau chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy ý thức gương mẫu, đi đầu của Đảng bộ Thủ đô trong triển khai thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương.

Đặc biệt, việc Thành uỷ Hà Nội ban hành kèm theo Chỉ thị khung nhận diện 25 biểu hiện vi phạm kỷ cương, kỷ luật, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm của cán bộ thực thi nhiệm vụ với 12 biểu hiện cụ thể về vi phạm kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc. 9 biểu hiện về né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ. 4 biểu hiện trong việc thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích những người dám đấu tranh; khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo trong hệ thống chính trị TP, đã tạo ra cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành, địa phương chủ động rà soát, đối chiếu; tự soi, tự sửa, kịp thời kiểm điểm, khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công việc.

Đáng chú ý, ngay sau khi Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành kèm theo Chỉ thị bản Kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện đã khẳng định mục tiêu của Thành uỷ, bảo đảm đi liền với Chỉ thị số 24-CT/TU là sự phân công, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị; các cấp, ngành để tổ chức thực hiện trong thực tiễn.

Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân
Chi bộ trường Tiểu học Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) tổ chức sinh hoạt chuyên đề về thực hiện chỉ thị số 14-CT/TU. Sinh hoạt chính trị, tư tưởng về thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU tại Đảng bộ phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội). Huyện ủy Mê Linh tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 24-CT/TU cho 300 cán bộ.

Nhờ sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, đến nay, Chỉ thị số 24-CT/TU đã và đang tạo ra nhận thức mới; tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc theo từng lĩnh vực, chuyên môn, phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, lĩnh vực nói riêng và nhiệm vụ chính trị của thành phố nói chung.

Sự thẩm thấu của Chỉ thị số 24-CT/TU còn được thể hiện rõ nét qua việc từng tổ chức cơ sở đảng, từng địa phương, đơn vị trên toàn TP đã cùng họp bàn, đề xuất phương hướng và xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả tại cơ sở. Từ đó, đã tạo ra những chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động, khơi lên tinh thần tiên phong gương mẫu, khát vọng cống hiến xây dựng Thủ đô thân yêu của từng cán bộ, đảng viên.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, Thành ủy Hà Nội đã không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, sâu sát cơ sở; lựa chọn trúng, đúng các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để lãnh đạo, chỉ đạo và tập trung đi sâu vào thực hiện những khâu mới, việc khó; những nhiệm vụ còn tồn tại, yếu kém nhằm phát huy và khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn TP...

Theo lãnh đạo Thành uỷ Hà Nội, tinh thần chung trong lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy là luôn luôn đổi mới; đảng lãnh đạo toàn diện các mặt của đời sống xã hội. Tới đây, TP sẽ tiếp tục trên tinh thần đó, nhất là đẩy mạnh phân cấp, giao quyền cho các cấp, các ngành, các quận, huyện, thị xã nhằm phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở.

Mục tiêu quan trọng là thông qua đổi mới phải nâng cao được chất lượng công việc, giải quyết hiệu quả những đòi hỏi từ cuộc sống đặt ra, nhất là những vấn đề dân sinh bức xúc như nước sạch sinh hoạt, thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, ô nhiễm môi trường...

(Còn nữa)


Bài viết liên quan loạt bài "Cán bộ dấn thân vào việc mới, việc khó: Tạo đột phá đưa Thủ đô phát triển trong kỷ nguyên mới":

Bài 1: Tiên phong đổi mới và dấu ấn "xé rào" Bài 3: Những thủ lĩnh "truyền cảm hứng" Bài 4: Gỡ "nút thắt" để khơi nguồn sáng tạo

Thực hiện: Hạnh Nguyên - Phạm Mạnh

Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân

« Xem bài 1

Xem bài 3 »

Phạm Mạnh Hạnh Nguyên