eMag azine
25/11/2024 09:00
Bài 4: Gỡ "nút thắt" để khơi nguồn sáng tạo

25/11/2024 09:00

TTTĐ - Câu chuyện về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm luôn được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Do đó, việc có một hành lang pháp lý đầy đủ để trở thành cẩm nang,“bức tường” vững chắc bảo vệ cán bộ làm những việc có lợi cho dân, cho nước với tinh thần trách nhiệm, nêu gương là rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

sáng tạo

Bài 4: Gỡ nút thắt để khơi nguồn sáng tạo

Câu chuyện về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm luôn được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Do đó, việc có một hành lang pháp lý đầy đủ để trở thành cẩm nang,“bức tường” vững chắc bảo vệ cán bộ làm những việc có lợi cho dân, cho nước với tinh thần trách nhiệm, nêu gương là rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Bài 4: Gỡ nút thắt để khơi nguồn sáng tạo

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn nhất quán về đường lối, quan điểm, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, nhằm khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì Nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Nhiều vấn đề mới nảy sinh khiến cho cán bộ, đảng viên chưa phát huy được hết năng lực, tinh thần đổi mới, sáng tạo, thậm chí còn e ngại sợ bị xem xét trách nhiệm.

Theo đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh), hiện nay vẫn còn có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ nên việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách còn chậm như công tác phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, thời gian thực hiện quy trình thủ tục hành chính kéo dài do việc lấy kiến của nhiều cơ quan tổ chức liên quan, làm gia tăng chi phí thời gian cho doanh nghiệp, giảm cơ hội thu hút đầu tư.

Bài 4: Gỡ nút thắt để khơi nguồn sáng tạo

Đại biểu Đỗ Thị Lan cho rằng cần có cơ chế, chính sách phù hợp để bảo vệ cán bộ, khuyến khích cán bộ dám làm, dám chịu trách nhiệm; đồng thời kiểm tra, giám sát việc tổ chức, thực hiện chính sách pháp luật có liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh, có giải pháp khắc phục tình trạng kéo dài thời gian thực hiện quy trình thủ tục hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo đồng chí Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, trong thực tiễn, vấn đề né tránh trách nhiệm, ngại trách nhiệm, sợ trách nhiệm đã xảy ra từ lâu. Trong cuốn sách của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch vững mạnh” có trích đăng một số bài đã đăng trên Tạp chí Cộng sản, trong đó có những bài của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết cách đây gần 50 năm về bệnh sợ trách nhiệm. Điều đó là đúng, tức là có một bộ phận, có một số ít đã bộc lộ từ lâu rồi chứ không phải đến bây giờ.

“Thực tiễn thời gian gần đây, tình trạng sợ trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm, né tránh trách nhiệm diễn ra phổ biến hơn, rộng hơn, nhất là đối với những cán bộ có chức, có quyền. Đây là một điều thực tiễn và chính từ thực tiễn đó, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 14-KL/TW về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám đổi mới, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Chúng tôi vẫn gọi đó là kết luận 6 dám. Đây là một chủ trương rất đúng đắn, rất cần thiết mà Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận.

Bài 4: Gỡ nút thắt để khơi nguồn sáng tạo Bài 4: Gỡ nút thắt để khơi nguồn sáng tạo Bài 4: Gỡ nút thắt để khơi nguồn sáng tạo
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng các lãnh đạo TP động viên các lực lượng làm nhiệm vụ tại vùng lũ xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai. Nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trực tiếp xuống hiện trường thị sát các khu vực nhà dân bị ngập sâu tại xã An Phú (huyện Mỹ Đức) Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra công tác chống lũ tại quận Hoàn Kiếm.

Tuy nhiên, chúng ta lại phải thấy thế này: Đây là việc rất cần thiết, phải làm nhưng vấn đề là Bộ Chính trị chưa ban hành quy định mà Bộ Chính trị ban hành kết luận thì Kết luận của Bộ Chính trị muốn nói lên, đây là một chủ trương, đây là một quan điểm của Đảng về khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo.

Thế còn bảo vệ thế nào? Khuyến khích thế nào lại phải được thể chế hóa thành quy định của Nhà nước thì mới triển khai thực hiện được. Còn vấn đề dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đâu phải chỉ có đảng viên, những người chưa phải là đảng viên cũng có thể thực hiện được. Đó là lí do vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 73/2023/NĐ-CP quy định “về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”. Tôi cho rằng, Nghị định này thực chất là sự cụ thể hóa Kết luận 14 của Bộ Chính trị”, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng Nguyễn Đức Hà chia sẻ.

Bài 4: Gỡ nút thắt để khơi nguồn sáng tạo

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam sớm tới đích hay không phụ thuộc vào quyết tâm và sức mạnh phấn đấu của toàn dân tộc, trong đó, đội ngũ cán bộ là một trong những nhân tố then chốt, giữ vai trò động lực quyết định.

Chỉ đạo tại buổi thăm, làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày 9/8, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cần phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc hơn nữa tiềm năng, lợi thế vượt trội, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp đổi mới, phát huy truyền thống văn hiến và anh hùng, vị thế đặc biệt quan trọng của Thủ đô đối với vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Đồng thời nâng cao tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tiếp tục đổi mới tư duy, nếp nghĩ, cách làm để đưa Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn nữa, toàn diện hơn nữa, trở thành thành phố tiêu biểu của cả nước về các mặt….

Xây dựng cơ chế khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo vì lợi ích chung theo chỉ đạo của người đứng đầu Đảng, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của Nhân dân.

Tại quận Tây Hồ, khi thực hiện giao việc mới, việc khó cho cán bộ, Ban Thường vụ Quận ủy xác định rõ: “Nếu như không bảo vệ được cán bộ thực hiện việc mới, việc khó thì chắc chắn không ai sáng tạo, không ai dám đổi mới, đột phá”.

Bài 4: Gỡ nút thắt để khơi nguồn sáng tạo
Bí thư Quận ủy Tây Hồ (Hà Nội) Lê Thị Thu Hằng.

Theo Bí thư Quận ủy Tây Hồ (Hà Nội) Lê Thị Thu Hằng, chính cán bộ là người phát hiện ra “điểm nghẽn” của địa phương, đơn vị và đề xuất giải pháp tháo gỡ. Những “điểm nghẽn” đó được Ban Thường vụ Quận ủy cũng như các cấp ủy đảng bàn luận, điều chỉnh và phê duyệt thông qua. Ðây chính là việc phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể, tạo được sự đồng thuận cao trong toàn Ðảng bộ quận, góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ “7 dám” (dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung), đối với riêng quận Tây Hồ là hình ảnh cán bộ, đảng viên “dám đăng ký đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp”.

Có sự “hậu thuẫn” này, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã mạnh dạn, quyết liệt hơn trong thực hiện, giải quyết công việc. Có nhiều việc khó, thậm chí kéo dài khoảng 20 năm nay đã về đích. Nổi bật là quận Tây Hồ thu hồi diện tích đất còn lại không đủ điều kiện xây dựng sau giải phóng mặt bằng dự án mương thoát nước Hà Nội (giai đoạn II) tại phường Bưởi; sau 12 năm tuyên truyền vận động thành công một gia đình đồng ý di chuyển chỗ ở ra khỏi địa chỉ số 18 phố Dốc Tam Ða để Ủy ban Nhân dân phường Thụy Khuê thực hiện dự án xây dựng nhà sinh hoạt khu dân cư; xử lý dứt điểm vi phạm tại Quán Sen Ðầm Trị... Các đồng chí cán bộ chủ chốt đã quyết liệt vào cuộc để cụ thể hóa các nội dung đăng ký, đảm nhận.

Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phú Xuyên Lê Thanh Hải cho biết: "Thực tế, có đơn vị, cá nhân vẫn còn tâm lý cầu toàn, giữ bình yên cho mình, dẫn đến nhiều hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành, chưa nói đến những việc khó, đòi hỏi sự quyết liệt, tinh thần trách nhiệm cao.

Điều này thể hiện rõ nhất trong công tác quản lý đất đai tại một số địa phương, khi sai phạm không được xử lý kiên quyết, để "trôi" từ năm này sang năm khác, dẫn đến đơn thư khiếu nại kéo dài. Do đó, huyện Phú Xuyên quyết tâm khắc phục bằng được tình trạng này".

Huyện ủy tập trung chỉ đạo giải quyết ngay các việc cấp bách, kéo dài, nhất là những việc phát sinh mới có tính chất làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống nhân dân. Đối với các vấn đề lớn, khó, phức tạp, nhạy cảm được đưa ra tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, thấu đáo, thông suốt và đi đến thống nhất trước khi đưa ra quyết định.

Thường trực Huyện ủy giao rõ trách nhiệm cho Văn phòng Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện tổng hợp các đầu việc, rõ thời gian, đơn vị thực hiện để thực hiện kiểm đếm cụ thể, gắn với đánh giá chất lượng, đánh giá cán bộ hằng tháng. Đến nay, huyện đã chỉ đạo xử lý xong hầu hết 1.694 trường hợp theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Thành ủy; 2.352 trường hợp theo kết luận của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo cho biết, Thành ủy Hà Nội sẽ tập trung triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 24-CT/TU. Cùng với đó, Hà Nội sẽ tiếp tục nghiên cứu triển khai cụ thể hóa quy định về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung cho sự phát triển của Thủ đô. Thành ủy Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền gắn với kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ; kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện vi phạm.

Sau hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đã có những chuyển biến rõ nét.

Thực hiện: Lam Dương - Phạm Mạnh


Bài viết liên quan loạt bài "Cán bộ dấn thân vào việc mới, việc khó: Tạo đột phá đưa Thủ đô phát triển trong kỷ nguyên mới":

Bài 1: Tiên phong đổi mới và dấu ấn "xé rào" Bài 2: Chinh phục thử thách bằng trách nhiệm dấn thân Bài 3: Những thủ lĩnh "truyền cảm hứng"

« Xem bài 3

Phạm Mạnh Lam Dương