Tag
Thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học là thiết thực nối tiếp và phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”

Bài 2: Để tình cảm thầy trò vẫn còn lay động lòng người...

Giáo dục 22/11/2020 09:39
aa
TTTĐ - Không thể phủ nhận, có một thời gian ngắn, trong cơ chế thị trường, tình thầy trò có phần nào phai nhạt nhưng rất nhanh, đạo nghĩa ngàn đời ấy đã lập lại vị trí của mình trong lòng người, trong xã hội.
Thầy trò trường THCS Nguyễn Tri Phương sinh hoạt dưới cờ tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Những người thầy- người cha tinh thần

Ở một góc độ nào đó, thầy cô giáo chính là cha mẹ thứ hai của chúng ta, cha mẹ trên phương diện tinh thần, người không sinh ra chúng ta nhưng góp phần định hình nên tri thức của mỗi học trò. Chính bởi thế, những câu chuyện về tình thầy- trò gắn bó vẫn là những tình cảm thiêng liêng trong trái tim mỗi người.

Như mọi miền đất nước, khi có chiến tranh, đặc biệt những giai đoạn ác liệt, bao lứa học sinh, sinh viên của Thủ đô xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Theo một thống kê, từ năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Những sinh viên Hà Nội vào chiến trường khi xưa luôn nhớ về thầy cô và mái trường với đầy tình thương mến
Những sinh viên Hà Nội vào chiến trường khi xưa luôn nhớ về thầy cô và mái trường với đầy tình thương mến

Đợt tuyển quân đông nhất là vào năm 1971. Hàng nghìn sinh viên bước vào năm học mới cũng là lúc nhận được giấy báo nhập ngũ. Ngày 6/9/1971, lễ xuất quân diễn ra ngay tại sân nhiều trường đại học. Giờ phút rưng rưng xúc động ấy bên cạnh bạn bè không thể thiếu thầy cô đưa tiễn. Bởi là người giáo viên, tuổi đời lớn hơn, thầy cô đã quá hiểu thế nào là chiến trường ác liệt. Nhìn những sinh viên đang tuổi học hành đi vào nơi có thể không có ngày về, tự hào đấy nhưng cũng thương xót đấy.

Chính bởi vậy, nhiều người kể lại dọc đường hành quân từ Hà Nội vào miền Nam, những cánh thư của nhiều người vẫn đều đặn gửi về cho thầy cô, bạn bè ở trường đại học. Như thế để thấy, tình thầy trò đã trở thành nguồn động viên tinh thần, thành nỗi nhớ của những người sinh viên- anh lính trẻ khi ấy. Sau này, rất nhiều người đã ngã xuống, không trở về trường đại học viết tiếp ước mơ dang dở được nữa.

Kí ức về thầy Ngụy Như Kon Tum- Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp thực sự đã là nguồn động viên cho lứa những sinh viên ra trận ngày ấy. PGS. TS Phạm Thành Hưng từng viết về thầy của mình đầy xúc động trong lễ xuất quân như thế này: “Thầy có đôi mắt trong, cái nhìn ấm áp. Đôi môi hơi dày, cười không lộ răng nên tạo cảm giác hiền lành, đôn hậu. Thầy đứng trên đài cao nên ngay trên đầu thầy đã là lá cờ đỏ và nền trời xanh. Đang chính thu nên trời xanh lắm, chỉ có vài vệt mây trắng lang thang lướt trong gió sớm. Nếu khán đài dựng cao, hoặc tôi đứng sát khán đài, hẳn sẽ thấy tóc thầy lẫn vào mây trắng…

Đột nhiên tôi nghe ở cột cờ trên khán đài vang lên tiếng động răng rắc. Đó là tiếng lạt khô bị đứt. Lá cờ trên khán đài nghiêng nghiêng rồi đổ rập xuống. Có tiếng người thét lên. Cả sân vận động hàng nghìn người cùng "À!" lên một tiếng nửa ngạc nhiên, nửa kinh hãi. Có mấy bà mẹ tiễn con đứng phía xa bật khóc. Tôi lo lắng nhìn thầy hiệu trưởng. Thầy không tỏ ra giận dữ vì sự chuẩn bị khinh xuất của cấp dưới nhưng khuôn mặt thầy buồn hẳn đi.

Sau khi dựng lại cờ, lễ xuất quân được kết thúc nhanh chóng. Ngoài câu nói: "Chiến thắng trở về, Trường sẽ mở rộng cửa đón các em", tôi không nhớ thầy hiệu trưởng nói thêm gì nữa. Sau sự cố đổ cờ của nghi lễ xuất quân, tâm trạng mọi người, cả người nói lẫn người nghe, đều bị phân tán. Có điều là khuôn mặt buồn bã của thầy Ngụy Như Kontum vì lá cờ bị đổ đã rơi sâu vào ký ức chúng tôi như một điềm gở.

Riêng tôi, trong những ngày tháng khốc liệt của chiến dịch Quảng Trị năm 1972, tôi luôn tự động viên mình rằng: tôi và đồng đội chiến đấu không chỉ giải phóng miền Nam mà còn để bảo vệ chính Trường Đại học Tổng hợp của mình, bảo vệ những toà nhà mà sau chiến tranh chúng tôi sẽ trở về học tiếp.

Khuôn mặt buồn bã của thầy Ngụy Như Kon Tum cùng tiếng thét của các bà mẹ tiễn con lên đường hiện ra trong tôi như một ám ảnh. Sau nhiều lần chết hụt, cuối cùng rồi bị thương, tự nhiên tôi có một ý nghĩ rất chủ quan rằng: tôi không thể chết được và những sinh viên trẻ chúng tôi không chết, chúng tôi sẽ thắng. Cờ suýt đổ, nhưng sinh viên Tổng hợp chúng tôi ra quân sẽ chiến thắng trở về. Chúng tôi sẽ trở về để xua đi nỗi buồn trên gương mặt thầy hiệu trưởng”.

Sinh thời, cố nhà giáo Hoàng Xuân Tùy, nguyên Thứ trưởng Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nguyên Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội từng đề cập đến việc Nhà nước cần có một hình thức động viên, khen thưởng nào đó đối với lớp sinh viên đại học xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Ông cũng hy vọng các trường có thể tổng hợp danh sách sinh viên ra trận qua các năm và số liệt sĩ hy sinh thời kỳ đó.

Nốt trầm đã qua

Sau đó, hết chiến tranh, đất nước bước vào thời kì khôi phục và phát triển. Khi kinh tế thị trường lên ngôi, có một khoảng thời gian ngắn các giá trị bị đảo lộn, trong đó có tình thầy trò.

Khi các lớp học thêm, luyện thi mọc lên như nấm, thầy và trò và phụ huynh cùng… chạy đua, có vẻ như khoảng cách giáo viên- học sinh đã bị kéo dài ra rất xa. Việc dạy và học theo cơ chế thị trường đã khiến tình thầy trò chỉ gói gọn trong nghĩa vụ và trách nhiệm.

Học trò trả tiền để được học. Thầy nhận tiền để dậy và được dậy. Sòng phẳng đến mức lạnh lùng. Thậm chí, có những lúc một số học trò và cả phụ huynh tưởng rằng cứ trả tiền thì muốn thế nào cũng được, quan hệ thầy trò cũng chẳng còn chút thiêng liêng, cao đẹp nào. Đương nhiên khi ấy giá trị của giáo viên bị hạ thấp xuống.

Thầy cô vẫn luôn là người cha, người mẹ hiền thứ hai của học trò
Thầy cô vẫn luôn là người cha, người mẹ hiền thứ hai của học trò

Điều đó cũng chỉ là một làn sóng nhỏ không thể tránh khỏi trong chút chênh chao của xã hội khi bước sang một giai đoạn mới. Không thể đổ lỗi cho toàn bộ giáo viên, học sinh hay phụ huynh mà tất cả những người trong cuộc đã cùng tạo nên cục diện ấy.

Cũng có một thời gian ngắn, đó đây tại một vài gia đình, vài cá nhân vì nhiều lí do khách quan, chủ quan mà việc tri ân thầy cô, những nhà giáo trong lĩnh vực trồng người cao quý bị xao lãng hay thực hiện không phải xuất phát từ tâm. Thậm chí đã có một vài trường hợp giáo viên học sinh “cá mè một lứa”, gây ra một vài trường hợp hi hữu khiến dư luận bức xúc, gióng nên những hồi chuông báo động về đạo đức người thầy, ứng xử của trò.

Thời điểm hiện tại, khi những làn sóng nhỏ kia đã qua đi, nốt trầm trong việc “tôn sư trọng đạo” đã qua đi, đời sống khá giả, xã hội trọng kiến thức, giáo viên vẫn tiếp tục tận tâm trồng người thì tình cảm thầy- trò tiếp tục được xã hội quan tâm, xây dựng. Không nhất thiết phải là “đạo” theo lối phong kiến xưa, dù đạo nghĩa ấy ngàn đời ta đã thấm nhuần. Bây giờ, bộ quy tắc ứng xử chính là một nét mới trong xã hội mới, vừa thể hiện sự mới mẻ vừa thể hiện sự dân chủ, tự nguyện và tự giác.

Bên cạnh đó, để xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, xây dựng một xã hội Việt Nam văn minh, không thể không thực hiện những bộ quy tắc ứng xử mà trường học là một trong những nòng cốt tiêu biểu. Bởi, đây là nơi dạy chữ, trồng người, là nơi thứ hai định hình nhân cách và kiến thức con người sau gia đình, không có lẽ gì mà môi trường sư phạm, môi trường giáo dục lại không có những lối ứng xử thành quy chuẩn, nề nếp. Chính bởi vậy, bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học là vô cùng cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt.

(Còn nữa)

Bài 1: Cô giáo truyền cảm hứng từ những bài giảng E - Learning Bài 1: Cô giáo truyền cảm hứng từ những bài giảng E - Learning
Bài 1: Thầy giáo “nuôi” những ước mơ không lời Bài 1: Thầy giáo “nuôi” những ước mơ không lời

Đọc thêm

Ấn tượng ngôi trường ở Thủ đô có nhiều học sinh đỗ THPT chuyên Giáo dục

Ấn tượng ngôi trường ở Thủ đô có nhiều học sinh đỗ THPT chuyên

TTTĐ - Trường THCS Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) gây ấn tượng khi có tới 28 lượt học sinh đỗ lớp 10 trường chuyên, nhiều em đỗ từ 3 chuyên trở lên.
Học sinh cần lưu ý gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10? Giáo dục

Học sinh cần lưu ý gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10?

TTTĐ - Sau khi biết điểm chuẩn của các trường THPT, học sinh ở Hà Nội cần lưu ý những quy định và mốc thời gian về thủ tục phúc khảo, nhập học do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội ban hành.
Tuyển sinh trực tuyến: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Giáo dục

Tuyển sinh trực tuyến: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

TTTĐ - Hình thức tuyển sinh trực tuyến đã và đang tạo thuận lợi cho học sinh, phụ huynh, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường.
Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z Giáo dục

Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z

TTTĐ - Trong 10 năm qua, nhiều chương trình liên kết quốc tế được xây dựng. Tuy nhiên, không phải chương trình liên kết nào cũng thuyết phục các Gen Z, những người trẻ đang có xu hướng lựa chọn lộ trình riêng, giúp họ nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu.
TP HCM chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm 2024 Giáo dục

TP HCM chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm 2024

TTTĐ - Đúng 14h chiều 3/7, Hội đồng duyệt điểm chuẩn lớp 10 tại TP HCM đã họp và chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái" Giáo dục

Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái"

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách với nhiều thông điệp quan trọng tại Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc.
Chọn tổ hợp lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề, năng lực Giáo dục

Chọn tổ hợp lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề, năng lực

TTTĐ - Ngoài lựa chọn tổ hợp môn học theo sở thích, năng lực của bản thân, học sinh, phụ huynh lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề nghiệp.
Hôm nay, TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 Giáo dục

Hôm nay, TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ công bố điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025 vào lúc 14h ngày hôm nay (3/7), sớm hơn 1 tuần so với lịch ban đầu.
Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội Giáo dục

Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội

TTTĐ - Thay vì chỉ xác nhận nhập học trực tuyến như năm học trước, năm nay, học sinh có thể xác nhận nhập học trực tiếp hoặc trực tuyến, thời gian từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 Giáo dục

47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Xem thêm