Tag
Đi tìm lời giải cho bài toán thiếu giáo viên mầm non sau đại dịch COVID-19

Bài 2: “Đỏ mắt” tìm giáo viên mầm non

Giáo dục 20/04/2022 15:12
aa
TTTĐ - Sau thời gian dài tạm dừng hoạt động, nhiều trường mầm non rơi vào cảnh không còn “giáo viên cơ hữu”. Khi Hà Nội có quyết định đón trẻ trở lại trường, việc tuyển giáo viên khó khăn hơn bao giờ hết.
Trước ngày học sinh đi học lại, nhiều trường mầm non và nhóm lớp đã giải thể Các địa phương cần tạo điều kiện tối đa cho trường mầm non ngoài công lập Trẻ mầm non quay lại trường học

Cô giáo không còn mặn mà với nghề

Trường Mầm non tư thục G.M trên địa bàn quận Hà Đông có khoảng 60 học sinh. Số học sinh này được chia làm 4 lớp theo độ tuổi, mỗi lớp 2 cô. Như vậy, để hoạt động, trường cần 8 giáo viên đứng lớp, chưa kể đến nhân sự làm công việc bếp núc.

Tuy nhiên, vì thiếu giáo viên, trong một tuần đầu mở cửa trở lại, trường chỉ có 4 giáo viên chính đứng lớp, 2 giáo viên phụ phải thay nhau dạy các lớp. Có những ngày, trường phải ghép 2 lớp độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé vào làm một. Để duy trì hoạt động, thậm chí người nhà của chủ cơ sở cũng được tạm thời “huy động” đến để phụ giúp các cô trong việc chăm sóc trẻ, nấu nướng, vệ sinh.

Bài 2: “Đỏ mắt” tìm giáo viên mầm non
Thông tin tuyển dụng giáo viên mầm non rơi vào trầm lắng

“Lượng giáo viên thiếu nên những ngày này tôi trực tiếp xuống lớp cùng với các cô chăm sóc các con. Chúng tôi đang tích cực tuyển thêm giáo viên để có thể đáp ứng nhu cầu của học sinh trong tháng tới khi nhu cầu đi học lại đông", chủ cơ sở tư thục này cho hay.

Ngay khi Hà Nội có quyết định cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đi học trở lại, chị N.B – chủ cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn quận Hoàng Mai đã đăng thông tin tuyển dụng giáo viên trên các nền tảng mạng xã hội, group dành cho các chủ trường mầm non. Tuy nhiên, việc tuyển dụng giáo viên khó hơn bao giờ hết khi đồng loạt các cơ sở đều đang “khát” nhân lực.

Chị N.B cho biết: “Giáo viên của trường đã phải làm nhiều nghề khác nhau mưu sinh trong mùa dịch. Việc trải nghiệm công việc mới như bán hàng online, bán thực phẩm sạch, nhân viên kế toán, thu nhân… tạo mức thu nhập cao trung bình từ 8-10 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, giáo viên cứng thu nhập cũng dừng ở mức 6-8 triệu đồng/tháng, thời gian làm việc dài - từ 7 giờ sáng đến 5 - 6 giờ chiều và nghề thì bấp bênh...”.

Khi trường mầm non đóng cửa vì dịch bệnh, chị Nguyễn Thị Tâm - giáo viên mầm non ở quận Tây Hồ (Hà Nội) đã nhanh chóng chuyển công việc khác. Từ căn hộ chung cư nơi mình sinh sống, chị Tâm nhận trông các bé ở tại khu nhà, mỗi cháu 120.000 đồng/ngày. Nhận 7 - 10 trẻ, chị Tâm đã có thu nhập cao hơn nhiều so với đi dạy bình thường. Nhóm trẻ của chị đang duy trì hoạt động khá ổn nên chị không có ý định quay lại trường làm việc.

Tăng lương vẫn khó tuyển

Để thu hút nhân sự giáo viên mầm non, nhiều cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đã đưa ra các chính sách đãi ngộ để thu hút, thậm chí “hạ tiêu chí” những mong sớm tìm đủ nhân sự. Thế nhưng kết quả cũng không mấy khả quan.

Bài 2: “Đỏ mắt” tìm giáo viên mầm non
Dù mức lương được đưa ra khá hấp dẫn nhưng thông tin tuyển dụng của nhà trường vẫn không có phản hồi...

Có 2 cơ sở mầm non ở quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm nhưng hiện nay giáo viên có thể đi làm trở lại của trường Mầm non H.L.V chỉ có 10 cô. Một số giáo viên khi nhận được đề nghị trở lại trường đã đề nghị chủ trường tăng lương. Điều này cũng khiến không ít hiệu trưởng, chủ trường trăn trở. Họ không ngần ngại chia sẻ thông tin này tới những hội nhóm của chủ trường mầm non.

Trên group của các chủ trường, hiệu trưởng các trường mầm non ngoài công lập, nhiều chủ trường đã chia sẻ cảm giác mệt mỏi, bế tắc khi “đỏ mắt” tìm kiếm nhân sự. Bên cạnh giáo viên, trường mầm non cũng phải tìm người nấu ăn, phục vụ, setup lại trường, mua sắm đồ chơi, trang thiết bị dạy và học.

Trước mắt, để tìm được giáo viên trở lại, nhiều trường phải hạ các tiêu chí tuyển dụng so với trước đây, chấp nhận nhân sự trái ngành, đồng thời tăng 10-15% lương tuỳ vị trí để thu hút giáo viên.

Mở cửa trường mà thiếu giáo viên sẽ vô cùng khó khăn cho hoạt động dạy và học, khiến phụ huynh không yên tâm khi gửi con đến trường. Vì vậy, trong suốt hơn 1 tuần nay, chị Nguyễn Thanh Thùy (chủ cơ sở mầm non tư thục ở quận Cầu Giấy) vẫn tích cực đăng tải thông tin tuyển dụng giáo viên trên các nền tảng mạng xã hội.

Trước đây, thu nhập trung bình của giáo viên mầm non dao động từ 5 - 6 triệu đồng/tháng, tùy theo lượng học sinh. Để tuyển đủ giáo viên, chị Thùy đăng tuyển với mức lương 6,5 triệu đồng nhưng vẫn chưa tuyển được. Hiện, chị Thùy phải nhờ họ hàng ở quê lên hỗ trợ trong việc bếp núc, nấu nướng và dọn dẹp vệ sinh trong khi chờ tuyển đủ người.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm