Tag

Bài 2: Hôn nhân thời nay - cái hay, cái dở

Văn hóa 22/12/2016 14:31
aa
(TTTĐ) Nhiều người thắc mắc, tại sao ngày xưa quen biết nhau chóng vánh, chẳng cần xem ngày tốt xấu, xem tuổi xung hợp mà vẫn sống với nhau đến “đầu bạc, răng long”. Còn bây giờ, nhiều cặp vợ chồng tìm hiểu nhau kĩ càng, nhờ thầy xem bói, tổ chức tại nhà hàng lớn, tuần trăng mật ở nước ngoài mà sống với nhau chưa được nửa năm đã “đường ai nấy đi”....

Bài 2: Hôn nhân thời nay - cái hay, cái dở

(TTTĐ) Nhiều người thắc mắc, tại sao ngày xưa quen biết nhau chóng vánh, chẳng cần xem ngày tốt xấu, xem tuổi xung hợp mà vẫn sống với nhau đến “đầu bạc, răng long”. Còn bây giờ, nhiều cặp vợ chồng tìm hiểu nhau kĩ càng, nhờ thầy xem bói, tổ chức tại nhà hàng lớn, tuần trăng mật ở nước ngoài mà sống với nhau chưa được nửa năm đã “đường ai nấy đi”....

>> Giữ mái ấm gia đình thời hiện đại - Bài 1: Những giá trị không bao giờ thay đổi

Quan hệ hôn nhân và quá trình tìm hiểu để đi đến hôn nhân ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Ngày trước, người ta rất ít khi được trực tiếp tìm hiểu nhau trước khi kết hôn. Thường chỉ là thông qua việc dò hỏi từ người khác, nhất là những người mai mối. Những thông tin nhận được theo cách ấy thường ít khi chính xác bởi sự sai lệch qua lời giới thiệu của các bà mối. Thế mới có câu chuyện hài về một cô dâu sứt môi được bà mối thông báo trước với nhà trai là cô dâu "mồm mép không được lành lặn cho lắm..." Nhà trai hiểu theo cách là cô dâu chắc có lẽ hơi khuyết điểm về cách ăn nói, thôi thì về nhà chồng chịu khó dạy dỗ thêm. Đến khi cưới xong mới vỡ lẽ... Bà mối đàng trai cũng thuộc loại “cao thủ” chẳng kém gì, đã báo trước với nhà gái là chàng rể “không được ngay thẳng lắm”. Nhà gái hiểu theo cách là chàng rể tương lai có lẽ tính tình không được hoàn toàn chân chất, lương thiện nhưng điều đó có hề gì, miễn có gia đình rồi thì nó hẳn phải lo làm ăn thôi. Đến chừng cưới xong mới vỡ lẽ đó là một anh... gù lưng.

Bài 2: Hôn nhân thời nay - cái hay, cái dở

Đám cưới giản dị thời bao cấp


Đó là những câu chuyện đùa, nhưng để nói lên một thực trạng về quá trình tìm hiểu để xây dựng hôn nhân ngày xưa. Còn những chuyện thật như đùa thì nhiều vô kể: Tình cờ ngồi trong quán nước thấy ưng liền đem lòng vương vấn, về nhà thưa chuyện với ông bà nội rồi nhờ người dò hỏi đến tận nhà. Sau đó là các thủ tục cưới xin trong khi hai người chưa một lần được trực tiếp nói chuyện cùng nhau. Hoặc như chuyện mấy ngày nữa chàng trai lên đường ra mặt trận, bố mẹ hỏi cho cô X trong làng là hai họ tổ chức đám cưới ngắn gọn, nhanh chóng để tranh thủ thời gian...


Ngày nay, việc yêu nhau và xây dựng gia đình hoàn toàn khác biệt. Người ta chẳng những được tìm hiểu nhau mà thậm chí còn tìm hiểu rất kĩ bằng cách gặp gỡ thông thường hoặc trước đó là qua các ứng dụng của mạng cá nhân. Vai trò của cha mẹ rất mờ nhạt trong giai đoạn tìm hiểu này bởi vì lắm khi "các cụ" chẳng biết gì cho đến khi con cái chính thức thưa chuyện xin cưới hỏi.


Có người từng nói, tại sao ngày xưa quen biết nhau chóng vánh, chẳng cần xem ngày tốt xấu, xem tuổi xung hợp mà vẫn sống với nhau đến đầu bạc răng long. Còn bây giờ, nhiều cặp vợ chồng tìm hiểu nhau kĩ càng, nhờ thầy bà xem bói xem toán, tổ chức tại nhà hàng lớn, tuần trăng mật ở nước nước ngoài mà chưa được nửa năm đã “đường ai nấy đi”. Cũng không quá khó hiểu, xét về nguyên nhân khách quan là do điều kiện công việc, sự cám dỗ hiện hữu xung quanh, còn nguyên nhân chủ quan là do cái tôi của mỗi người quá lớn, lòng vị kỉ nhiều hơn lòng vị tha, chóng thất vọng về đối phương và cho phép mình tìm đến một "sự giải thoát".


Một thực tế cho thấy, với sự khác biệt tưởng tích cực như thế, nhưng tỉ lệ li hôn ngày nay lại cao gấp bội trong khi ở thế hệ của cha mẹ, ông bà chúng ta, vợ chồng li hôn là chuyện cực kì hiếm hoi.


Có ý kiến cho rằng, các cụ ngày xưa chưa hẳn đã có gia đình hạnh phúc nhưng lễ giáo khắc nghiệt không cho phép nghĩ đến chuyện li hôn nên phải gượng ép sống chung đó thôi. Nếu nói sự khắc nghiệt của lễ giáo thì hơi quá, có lẽ đó là một nề nếp, một quan điểm sống được gìn giữ trong truyền thống văn hóa dân tộc ta từ xưa đến nay. Việc li hôn được các cụ ngày xưa xem như một điều rất đáng xấu hổ, không chỉ cho cá nhân hai người mà còn là cho cả hai bên dòng họ nữa. Chính cách suy nghĩ này đã tạo nên một tinh thần trách nhiệm rất cao trong cuộc sống hôn nhân. Nhờ đó, người ta có thể vượt qua hầu hết những trở ngại, vấp váp khó tránh khỏi trong cuộc sống chung của một gia đình.


Ngày nay, những quan niệm mới cởi mở hơn, tự do hơn cho rằng việc li hôn là giải phóng người ta khỏi những cảnh sống bất đắc dĩ đó. Theo những người này, rất có thể sau nhiều lần li hôn thì cuối cùng mỗi người đều sẽ tìm được cho mình một cuộc hôn nhân hạnh phúc.


Một trong những khác biệt lớn có thể dễ dàng nhận ra trong quan niệm của ngày nay là việc xem hôn nhân không còn là vấn đề bắt buộc nữa. Cha mẹ không còn theo như ngày xưa, ép buộc con cái phải lập gia đình ngay cả khi chúng không muốn mà bản thân mỗi người thì tỉ lệ những người chọn sống độc thân đang ngày càng lên cao. Ở nước ta, con số này đã bắt đầu đáng gây chú ý, còn ở những nước công nghiệp, nó đã lên cao đến mức kỉ lục so với trước đây. Ngoài ra, số người lập gia đình muộn cũng gia tăng đáng kể. Đây cũng là những tiêu cực về quan hệ hôn nhân trong thời hiện đại.


Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học, việc lập gia đình không chỉ đơn thuần là đáp ứng các nhu cầu về tính dục và duy trì nòi giống. Sự kết hợp tình cảm nam nữ còn tạo ra những điều kiện tâm sinh lý cần thiết để con người tiếp tục phát triển bình thường. Một cuộc sống gia đình hạnh phúc thật sự giúp người ta dễ dàng phát triển thêm năng lực sáng tạo cũng như nhiều khả năng khác trong cuộc sống. Ngoài ra, tình cảm lứa đôi còn là chỗ dựa rất cần thiết cho mỗi người trước những biến cố bất ngờ trong cuộc sống.


(còn nữa)


Khánh Vy

Tin liên quan

Đọc thêm

Việc phân cấp, phân quyền phải tạo được động lực mới cho địa phương Văn hóa

Việc phân cấp, phân quyền phải tạo được động lực mới cho địa phương

TTTĐ - Chiều 20/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về rà soát, xây dựng 2 nghị định về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền.
Trân quý những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại Nghệ thuật

Trân quý những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại

TTTĐ - "Người là niềm tin tất thắng" kết hợp âm nhạc, trình diễn, phóng sự… được dàn dựng công phu, cảm xúc, như một cuốn phim sống động kể về cuộc đời và những di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Nhân dân ta và thế giới.
“Hào quang Tam Chúc” - nơi nghệ thuật, tâm linh hòa quyện, thăng hoa Nghệ thuật

“Hào quang Tam Chúc” - nơi nghệ thuật, tâm linh hòa quyện, thăng hoa

TTTĐ - Chương trình “Hào quang Tam Chúc” diễn ra lúc 20h10 ngày 20/5 tại khu vực quảng trường trước Nhà Thủy Đình, Khu du lịch Tam Chúc - Hà Nam. Chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện cung rước xá lợi Đức Phật về tôn trí và chiêm bái tại chùa Tam Chúc do Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo, Công ty TNHH dịch vụ du lịch Chân Tâm phối hợp Oscar Media thực hiện, Truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PT-TH Hà Nam và nhiều Đài Truyền hình địa phương trên cả nước tiếp sóng.
Khép lại Lễ hội Làng Sen 2025 với chương trình nghệ thuật sâu lắng Nghệ thuật

Khép lại Lễ hội Làng Sen 2025 với chương trình nghệ thuật sâu lắng

TTTĐ - Tối 19/5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP Vinh, Nghệ An), chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng” đã diễn ra trang trọng, khép lại Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025 - sự kiện văn hóa tiêu biểu kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trao giải sáng tác về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" Văn hóa

Trao giải sáng tác về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Lễ trao giải sáng tác về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đợt 2 giai đoạn 2021 - 2025 đã diễn ra tối 19/5, tại Hà Nội.
Dàn Hoa, Á hậu trình diễn bộ sưu tập mới của Nguyễn Minh Tuấn Thời trang - Làm đẹp

Dàn Hoa, Á hậu trình diễn bộ sưu tập mới của Nguyễn Minh Tuấn

TTTĐ - "Aurora’s Cry" là đêm diễn được đầu tư chất lượng nghệ thuật mãn nhãn nhất của nhà thiết kế (NTK) Nguyễn Minh Tuấn từ trước đến nay với thiết kế ánh sáng, hiệu ứng 3D mapping, âm thanh, âm nhạc… các Hoa, Á hậu trong nước và quốc tế đã tham gia trình diễn trong sự kiện đặc biệt này.
Động lực hiện thực hóa khát vọng Việt Nam từ “Người là Hồ Chí Minh” Nghệ thuật

Động lực hiện thực hóa khát vọng Việt Nam từ “Người là Hồ Chí Minh”

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh” được tổ chức với sự kết hợp độc đáo giữa tư liệu lịch sử, hoạt cảnh và các tiết mục âm nhạc trình diễn hiện đại. Chương trình mang đến nhiều điểm nhấn đặc sắc, những giây phút tự hào thiêng liêng, xúc động và truyền cảm hứng mạnh mẽ đến hàng triệu người dân Việt Nam.
Sứ giả sen Việt trong Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 Văn hóa

Sứ giả sen Việt trong Đại lễ Phật Đản Vesak 2025

TTTĐ - Tại Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tổ chức ở Việt Nam, bức tranh “Liên Hoa Tịnh Cảnh” của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức đã trở thành một điểm nhấn đặc biệt, lan tỏa thông điệp về hòa bình, từ bi và trí tuệ của Phật giáo Việt Nam ra khắp năm châu.
Soi kiến trúc “độc nhất vô nhị” của Nhà hát Opera Hà Nội tại Hồ Tây Văn hóa

Soi kiến trúc “độc nhất vô nhị” của Nhà hát Opera Hà Nội tại Hồ Tây

TTTĐ - Thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Renzo Piano, Nhà hát Opera Hà Nội được kỳ vọng là một công trình mang tính biểu tượng của Việt Nam. Vậy, thiết kế nhà hát bên Hồ Tây này có gì đặc biệt để có thể vươn tầm thế giới?
Giáo sư Katrin Döveling bất ngờ trước quy mô của "MY20s Express" Thời trang - Làm đẹp

Giáo sư Katrin Döveling bất ngờ trước quy mô của "MY20s Express"

TTTĐ - Có mặt trong sự kiện "MY20s Express" diễn ra tại Hà Nội, Giáo sư người Đức Katrin Döveling bất ngờ về sự trưởng thành của cô sinh viên mà bà đã chấm khóa luận tốt nghiệp.
Xem thêm