Tag
Đi tìm lời giải cho bài toán thiếu giáo viên mầm non sau đại dịch COVID-19

Bài 3: Cần tăng chế độ đãi ngộ song song với nâng cao chất lượng giáo viên

Giáo dục 22/04/2022 07:57
aa
TTTĐ - Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên mầm non, nhiều đơn vị đã yêu cầu các trường công lập hoạt động hết công suất, ưu tiên cho trẻ mầm non 5 tuổi nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các em trước khi vào lớp 1.
Trước ngày học sinh đi học lại, nhiều trường mầm non và nhóm lớp đã giải thể Các địa phương cần tạo điều kiện tối đa cho trường mầm non ngoài công lập Trẻ mầm non quay lại trường học

Khuyến khích thành lập mới cơ sở mầm non tư thục

Việc giáo viên mầm non sau dịch không đi làm lại tại các cơ sở giáo dục là một tất yếu khách quan. Việc tuyển dụng giáo viên mầm non sau dịch khá khó khăn do mức lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống nên nhiều giáo viên đã xin nghỉ việc hoặc chuyển sang làm công việc khác.

Để giải quyết bài toán chỗ học cho trẻ, trước mắt Phòng GD&ĐT Hà Đông yêu cầu các trường công lập hoạt động tối đa công suất, ưu tiên cho trẻ mầm non 5 tuổi nhập học, chuẩn bị tốt nhất cho các em trước khi vào lớp 1 năm học tới.

Bài 3: Cần tăng chế độ đãi ngộ song song với nâng cao chất lượng giáo viên
Hà Đông yêu cầu các trường công lập hoạt động tối đa công suất, ưu tiên cho trẻ mầm non 5 tuổi nhập học (ảnh học sinh trường Mầm non công lập Ngô Thì Nhậm trong ngày đi học trở lại 13/4)

Sở Nội vụ Hà Nội cũng vừa cho phép Phòng GD&ĐT Hà Đông ký 105 hợp đồng ngắn hạn, đảm bảo đáp ứng đủ giáo viên công lập đứng lớp trên số trẻ đến trường. Còn với các trường tư thục đây vẫn là bài toán khó trong tìm kiếm nhân sự.

Để giải quyết bài toán thiếu trường, thiếu giáo viên, Phòng GD&ĐT quận ưu tiên chỉ đạo cho các trẻ ở trường bị giải thể chuyển về học tại các trường công lập. Phụ huynh có thể gửi con học trường công lập, hoặc hệ thống ngoài công lập theo nguyện vọng. Phòng cũng khuyến khích các chủ đầu tư nhanh chóng thành lập mới các cơ sở mầm non tư thục để cân bằng lại cung và cầu.

Còn tại quận Hoàng Mai, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Trương Thu Hà cho biết: Phòng GD&ĐT đã phối hợp cùng với UBND 14 phường đi thăm, động viên và nắm bắt tình hình thực tế các cơ sở giáo dục mầm non độc lập. Trên cơ sở đó tư vấn, hướng dẫn cho các cơ sở tái thiết lập lại vận hành của cơ sở, tiếp tục tuyển dụng giáo viên bảo đảm đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn về sức khỏe, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp.

Đồng thời, Phòng cũng đã liên hệ với các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non giới thiệu đội ngũ giáo viên mầm non chuẩn bị ra trường cho các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn quận.

Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non để đảm bảo đời sống giáo viên

Nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non là cấp thiết nhưng không vì chạy theo số lượng mà bỏ qua chất lượng là quan điểm của cô Nguyễn Thị Thu An - Hiệu trưởng trường Mầm non công lập Ngô Thì Nhậm. Không chỉ cần thiết đối với các trường mầm non công lập, đây cũng là giá trị các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập cần theo đuổi, duy trì để đảm bảo tồn tại vững vàng.

Bài 3: Cần tăng chế độ đãi ngộ song song với nâng cao chất lượng giáo viên
Cần có những chính sách, cơ chế đãi ngộ để thu hút giáo viên mầm non...

Cô An chia sẻ: “Là ngành nghề khá đặc thù, giáo viên mầm non không chỉ yêu cầu trình độ, kỹ năng sư phạm mà còn cần rất nhiều đến tình yêu thương, sự khéo léo, tinh tế chăm sóc và giáo dục trẻ của người thầy. Hiện nay, trình độ chuẩn yêu cầu đối với giáo viên mầm non là từ cao đẳng trở lên”.

Bên cạnh những chính sách, cơ chế đãi ngộ để thu hút giáo viên mầm non, theo vị Hiệu trưởng này, việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non cũng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non; tạo sự tin tưởng đối với phụ huynh, tăng thương hiệu đối với các nhà trường; từ đó duy trì và nâng cao nguồn thu, đảm bảo đời sống của giáo viên. Đây là nguồn gốc cốt lõi để giữ giáo viên.

Theo bà Trương Thu Hà - Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai, chế độ tiền lương cho giáo viên hiện nay còn nhiều bất cập, thang bảng lương của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hiện nay chưa phản ánh đúng theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) và Nghị quyết số 29-NQ/TW, lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

Việc áp dụng hệ thống thang bảng lương hiện hành chưa theo vị trí việc làm và tính chất mức độ phức tạp của công việc, giáo viên mầm non ở cùng một hạng có chung một bảng lương, trong khi mức lương cơ sở còn thấp so với lương tối thiểu. Bộ phận giáo viên trẻ có thu nhập thấp hơn lương tối thiểu vùng, trong khi họ phải tham gia đào tạo ít nhất 3 năm. Khoảng cách giữa các bậc lương còn thấp nên việc tăng lương chưa cải thiện nhiều thu nhập của giáo viên.

Đại diện lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai mong muốn Chính phủ quan tâm nghiên cứu sửa đổi, tăng lương cho giáo viên, nhân viên làm công tác giáo dục mầm non; trong đó lương của nhà giáo sẽ được trả tương xứng tính chất mức độ phức tạp của công việc và đặc thù nghề nghiệp và không thấp hơn mức lương hiện hưởng; sớm nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung các chế độ phụ cấp ưu đãi với giáo viên mầm non phù hợp lộ trình thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW.

Đồng thời, bà Hà đề xuất hỗ trợ tối đa cho giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 được đi học nâng cao trình độ đảm bảo đáp ứng Chuẩn trình độ theo lộ trình.

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, đại diện nhiều Phòng GD&ĐT cho biết đã phối hợp với một số đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức phiên giao dịch việc làm dành riêng cho giáo viên mầm non nhằm bổ sung nhân lực cho ngành học này.

Liên quan giải pháp khôi phục hoạt động các cơ sở mầm non tư thục, ngoài công lập, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị, Sở GD&ĐT tạo điều kiện thuận lợi, nhất là khi các trường có nhu cầu thành lập mới, tránh rườm rà về thủ tục hành chính.

Nhằm thu hút đội ngũ giáo viên mầm non quay trở lại, các trường cần công bố rộng rãi thông tin về nhu cầu tuyển dụng để họ có điều kiện tiếp cận; đồng thời tổ chức bồi dưỡng giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục.

Đọc thêm

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số Giáo dục

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Giữa bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi, chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức ngày 19/4 đã trở thành cầu nối ước mơ nghề nghiệp cho hơn 2.000 học sinh.
Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số Giáo dục

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và xét tuyển đại học sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, chương trình Đối thoại, tư vấn, sinh hướng nghiệp diễn ra ngày 19/4 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức đã mở ra một không gian định hướng giá trị cho hơn 2.000 học sinh.
Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Xem thêm