Tag
Dạy và học trực tuyến: Từ giải pháp tình thế đến chiến lược mang tầm vóc quốc gia

Bài 3: Thích ứng nhanh theo đòi hỏi của thực tế

Giáo dục 03/09/2021 10:00
aa
TTTĐ - Đối với các thành phố lớn, hiệu quả của sự thích ứng nhanh theo đòi hỏi thực tế là động lực để ngành Giáo dục đồng bộ, đẩy mạnh chuyển đổi số. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn khá nhiều phát sinh cần khắc phục mới có thể biến giờ học thành thời gian quý báu thực sự để thầy và trò truyền nhận kiến thức.
Chủ “tạp hóa công nghệ” thích ứng nhanh trong mùa dịch Thị trường khách sạn khu vực phía Nam: Thay đổi để thích ứng Sinh viên Việt Nam tiên phong, tương trợ, thích ứng với dịch Covid-19

Mô hình trường học trực tuyến

Năm học vừa qua, trong tình hình dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, với phương châm “tạm dừng đến trường không dừng học”, ngành GD&ĐT quận Ba Đình đã triển khai nhiều giải pháp trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác chuyển đổi số.

Nhiều trường học trên địa bàn quận Ba Đình đã triển khai mô hình Trường học trực tuyến
Nhiều trường trên địa bàn quận Ba Đình đã triển khai mô hình trường học trực tuyến

Theo ông Lê Đức Thuận, trưởng Phòng GD&ĐT quận Ba Đình: “Trong thời gian qua, các trường trên địa bàn quận không chỉ ứng dụng CNTT trong quản lý mà áp dụng sáng tạo vào trong việc giảng dạy. Điều này được thể hiện bằng kết quả thi vào lớp 10 THPT với tỉ lệ đỗ và điểm trung bình cao, nằm trong top 5 quận huyện thị xã dẫn đầu thành phố.

Mới đây, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Xây dựng mô hình trường học trực tuyến mẫu" tại trường THCS Nguyễn Trãi. Mô hình “trường học trực tuyến mẫu” hiện đang được triển khai cho 100% các trường học thuộc quận trong năm học mới.

Phòng GD&ĐT quận đã bồi dưỡng kỹ năng CNTT "Chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT quận Ba Đình hướng tới giáo dục thông minh" cho gần 3.600 cán bộ, giáo viên toàn ngành. Ngoài ra, phòng còn tổ chức tập huấn về: “Kỹ thuật trình bày văn bản”; “Quản lý và sử dụng email hiệu quả”; “Tạo câu hỏi, bài kiểm tra, bài học, khóa học online”; “Xây dựng trường học hạnh phúc”… cho giáo viên và nhân viên trên địa bàn.

học sinh trường THCS Nguyễn Trãi (ba Đình) học trực tuyến
Học sinh trường THCS Nguyễn Trãi (Ba Đình) học trực tuyến

Cô Lê Hoàn Châu, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trãi, Ba Đình, cho biết: Sau một thời gian nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm, nhà trường đã xây dựng thành công mô hình trường học trực tuyến trên nền tảng Google Classroom.

Để xây dựng được mô hình này, chúng tôi tập huấn cho giáo viên cách sử dụng nền tảng Google classroom; Đề xuất lập các địa chỉ mail cho nhà trường, cán bộ, giáo viên và nhân viên tên miền @badinhedu.vn của Phòng GD&ĐT; Lập email cho 100% học sinh toàn trường theo mẫu thống nhất để quản lý; Vào Google Classrom lập các phòng học, phòng làm việc trên email trường học trực tuyến; Phân quyền cho người tham gia các phòng làm việc, phòng học tổ chức hoạt động trên Classroom...

Mô hình quản lý Trường học trực tuyến của trường THCS NGuyễn Trãi
Mô hình quản lý trường học trực tuyến của trường THCS NGuyễn Trãi

Cô Hoàn Châu chia sẻ thêm, qua trải nghiệm và áp dụng vào thực tế, giáo viên của nhà trường đã hiểu rõ những lợi ích khi triển khai trường học trực tuyến trên nền tảng Google Classroom như: Xây dựng hệ thống các lớp học và phòng chức năng; Bước đầu sử dụng các chức năng của classroom như tạo lịch, giao bài tập, thông báo, lưu trữ dữ liệu, hỗ trợ công tác chuyên môn và công tác quản lý của Ban Giám hiệu.

Nhà trường có hệ thống lưu trữ hồ sơ khoa học. Ban Giám hiệu và giáo viên có sự kết nối thường xuyên để trao đổi và cập nhật kịp thời những văn bản để thực nhiệm vụ của mình. Từ hệ thống này, Ban Giám hiệu có cái nhìn tương đối toàn diện, đầy đủ hoạt động của thầy cô, học sinh; Đánh giá hoạt động dạy học cũng chính xác hơn.

Để không biến giờ học thành “đấu trường game online”

Có thể nói, việc dạy trực tuyến là tất yếu trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay và cũng là xu hướng giáo dục phù hợp với thời đại 4.0. Vì thế, làm thế nào để việc dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời mà còn mang tính lâu dài, nhất là với các trường đại học là chuyện nan giải và cần nhiều hơn nữa sự cố gắng của cả cô và trò.

Với những học sinh tại thành phố tiếp xúc với khoa học công nghệ từ sớm sẽ biết những cách học đối phó, biến giờ học thành đấu trường game hay tán gẫu mà không tập trung vào học bởi ít bị giám sát như giờ học trực tiếp.

Môn học Tiếng Anh không còn đáng sợ khi giáo viên sáng tạo những hình ảnh sinh động, thu hút
Môn Tiếng Anh không còn đáng sợ khi giáo viên sáng tạo bài giảng sinh động, thu hút

Theo cô Nguyễn Thanh Huyền, Hiệu trưởng trường THCS Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân), nếu không tâm huyết, say nghề, giáo viên sẽ chỉ soạn bài qua loa, tư liệu không phong phú; Đến giờ học, ngồi phòng máy lạnh, trình chiếu đề mục trong sách giáo khoa và ngồi đó đọc theo giáo án, học sinh cứ thế chép. Những bài giảng như thế sẽ khiến học sinh chán, không tương tác và không chịu học vì ít hấp dẫn.

“Khi học sinh chán và sợ học, các em vẫn để camera nhưng chơi điện thoại ở dưới gầm bàn, khi cô hỏi thì sẽ trả lời đang viết bài. Nhiều học sinh chán học đã chống đối bằng cách vào giờ học thì chơi game hoặc chat với bạn bè, lướt Facebook, không chịu nghe giảng; Khi cô hỏi thì trả lời chống đối do đường truyền kém, không nghe được hoặc không trả lời”, cô Huyền cho hay.

Để học sinh học tập trung trực truyến, giáo viên cần có bài giảng hay và sáng tạo
Để học sinh học tập trung học trực truyến, giáo viên cần có bài giảng hay và sáng tạo

Với lứa tuổi tiểu học, các con càng cần được quan tâm nhiều hơn vì sẽ thiếu kỉ luật, thiếu tự giác do chưa quen với việc học trước máy tính, không có ai quản lý.

Ở cấp THCS, chương trình học nhiều kiến thức, không gian học tại nhà gò bó, không được vận động nên dễ gây nhàm chán. Bên cạnh đó còn vì tâm lý lứa tuổi, các em không thể ngồi tĩnh trong thời gian dài như người lớn. Còn với sinh viên đại học, chắc chắn nhiều em sẽ biết đủ mọi cách để làm việc riêng trong giờ học mà không phải lúc nào thầy cô cũng phát hiện ra.

Việc học sinh học không hiệu quả một phần do giáo viên chuẩn bị bài giảng chưa hay, tư liệu không phong phú, kiểm soát và kiểm tra bài không chặt chẽ. Ngoài ra, một phần do các em không nắm được kiến thức, không hiểu bài.

Bài 3: Thích ứng nhanh theo đòi hỏi của thực tế

Nhằm khắc phục điều này, theo cô Phạm Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng trường Tiểu học Phương Liên: “Để việc học tập trực tuyến hiệu quả, đặc biệt đối với học sinh tiểu học, thì việc thiết kế bài giảng sinh động, đẹp mắt, sử dụng phần mềm, ứng dụng hỗ trợ trong giao bài tập... khiến các em hào hứng và thích thú.

Bên cạnh những điều mà công nghệ thông tin hỗ trợ chúng ta thì giáo viên cũng phải thích nghi, thay đổi hình thức, phương pháp dạy học. Thầy cô hãy biến những buổi học thành các cuộc thi, trân trọng những sản phẩm mà các em đạt được sau những giờ học. Có như vậy, các em học sinh không bị áp lực phải ngồi học trước màn hình máy tính, điện thoại mà như đang tham gia vào các cuộc thi hấp dẫn".

Đó là những thách thức, khó khăn trong việc học trực tuyến mà giáo viên ở các thành phố lớn phải quan tâm để tìm cách khắc phục trong năm học mới này.

Trong năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT đã ứng dụng CNTT hiệu quả trong các hoạt động điều hành và quản lý như: Cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tại địa chỉ csdl.moet.gov.vn; Thực hiện quản lý trường học tới 100% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Đẩy mạnh sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử…; Triển khai hệ thống quản lý tuyển sinh trực tuyến.

Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT Hà Nội còn ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi và kiểm tra đánh giá; Triển khai phương thức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, từ năm học 2019-2020 Sở GD&ĐT Hà Nội đã xây dựng hệ thống ôn tập và luyện thi trắc nghiệm trực tuyến Hanoi Study, giúp học sinh ôn luyện kiến thức một cách chủ động, tự giác…

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z Giáo dục

Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z

TTTĐ - Trong 10 năm qua, nhiều chương trình liên kết quốc tế được xây dựng. Tuy nhiên, không phải chương trình liên kết nào cũng thuyết phục các Gen Z, những người trẻ đang có xu hướng lựa chọn lộ trình riêng, giúp họ nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu.
TP HCM chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm 2024 Giáo dục

TP HCM chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm 2024

TTTĐ - Đúng 14h chiều 3/7, Hội đồng duyệt điểm chuẩn lớp 10 tại TP HCM đã họp và chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái" Giáo dục

Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái"

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách với nhiều thông điệp quan trọng tại Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc.
Chọn tổ hợp lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề, năng lực Giáo dục

Chọn tổ hợp lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề, năng lực

TTTĐ - Ngoài lựa chọn tổ hợp môn học theo sở thích, năng lực của bản thân, học sinh, phụ huynh lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề nghiệp.
Hôm nay, TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 Giáo dục

Hôm nay, TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ công bố điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025 vào lúc 14h ngày hôm nay (3/7), sớm hơn 1 tuần so với lịch ban đầu.
Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội Giáo dục

Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội

TTTĐ - Thay vì chỉ xác nhận nhập học trực tuyến như năm học trước, năm nay, học sinh có thể xác nhận nhập học trực tiếp hoặc trực tuyến, thời gian từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 Giáo dục

47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên Giáo dục

Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên

TTTĐ - Hà Dũng là nam sinh đạt điểm xét tuyển cao nhất trong số 283 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp chuyên Hóa của Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội với điểm 9.0 môn Hóa chuyên.
Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7 Giáo dục

Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7

TTTĐ - Học sinh trúng tuyển lớp 10 xác nhận nhập học từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
Lương giáo viên thay đổi như thế nào từ ngày 1/7? Giáo dục

Lương giáo viên thay đổi như thế nào từ ngày 1/7?

TTTĐ - Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Theo Nghị định này, lương của giáo viên sẽ như thế nào?
Xem thêm