eMag azine
14/06/2024 07:00
Bài 5: Hoà Nhịp nét văn hoá Tràng An, xứ Đoài

14/06/2024 07:00

TTTĐ - Nét văn hoá Thăng Long, xứ Đoài được hoà quyện, tô đẹp thêm cho nền văn hoá Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bài 2: Hoà quyện văn hoá Tràng An - xứ Đoài

Giữ gìn, phát triển văn hoá Hà Nội theo cách của người trẻ:

Việc làm nhỏ - lan toả lớn

Bài 5: Hoà Nhịp văn hoá Tràng An - xứ Đoài

Những chương trình, hoạt động giao giữa thanh thiếu niên nội - ngoại thành, kể từ ngày Thủ đô mở rộng địa giới hành chính đã góp phần tạo nên một Hà Nội rất mới. Từ đó, nét văn hoá Tràng An, xứ Đoài được hoà quyện, tô đẹp thêm cho văn hoá Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Giao lưu thanh niên nội - ngoại thành

Ngay khi Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô có hiệu lực, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã sớm ban hành chương trình 06 về việc “Tổ chức các hoạt động kết nghĩa, hỗ trợ giữa các cơ sở Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn thành phố” và lựa chọn 12 huyện khó khăn trên địa bàn tham gia kết nghĩa, phối hợp với các địa phương, đơn vị khác có điều kiện phát triển hơn.

Từ chương trình này, khoảng cách giữa thanh niên nội thành và ngoại thành Hà Nội được kéo gần lại. Các hoạt động của thanh thiếu niên cũng thêm phong phú, hoà quyện đa dạng sắc màu văn hoá Tràng An - xứ Đoài.

Dù đã hơn một năm trôi qua nhưng bạn trẻ Nguyễn Ngọc Quỳnh (công nhân khu nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, Hà Nội) vẫn rất vui khi nhớ lại kỷ niệm mà cô tham gia vào Ngày hội Văn hoá, thể thao thanh niên công nhân do Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội tổ chức. Ngày hội được tổ chức tại khu công nghiệp mà Quỳnh làm việc, nơi vùng quê Thạch Thất - xứ Đoài.

Bài 2: Hoà quyện văn hoá Tràng An - xứ Đoài
Các hoạt động của công nhân trẻ nội - ngoại thành Hà Nội trong Ngày hội Văn hoá, thể thao thanh niên công nhân

Quỳnh kể: “Trong ngày hội ấy tập trung rất đông thanh niên, có những người trẻ ở các quận nội thành đến và đa số là thanh niên ở khu công nghiệp. Chúng mình đã được xem và tham gia nhiều hoạt động rất thiết thực, nào là nhảy bao bố, chơi kéo co, được tư vấn pháp luật, khám bệnh miễn phí, giao lưu văn hoá - văn nghệ, thi đấu thể thao, tham gia “Gian hàng 0 đồng”, gian hàng giá rẻ, tuyên truyền giữ số đổi mạng của VNPT Hà Nội. Nhiều công nhân có hoàn cảnh khó khăn còn được nhận quà, được tặng sổ tiết kiệm. Mình thấy rất hào hứng, vui cười “thả ga” khi tham gia ngày hội và cảm thấy như được sốc lại tinh thần, được tiếp thêm sức mạnh để làm việc tốt hơn”.

Không những được tiếp thêm động lực làm việc như Nguyễn Ngọc Quỳnh, bạn trẻ Lê Anh Hùng (công nhân khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai) quê ở huyện Đan Phượng, Hà Nội còn được học hỏi thêm nhiều điều từ việc giao lưu gặp gỡ những người bạn đến từ nội thành cũng như các bạn tại khu công nghiệp.

Lê Anh Hùng bày tỏ: “Qua hoạt của ngày hội thể thao văn hoá, tuổi trẻ Thủ đô mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp - chế xuất. Chúng tôi cảm nhận được tinh thần hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên công nhân, đặc biệt là thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực ngoài Nhà nước của Thành đoàn Hà Nội.

Tôi rất thích các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thi đấu thể thao. Chúng tôi được tham gia nhiều trò chơi với sự cổ vũ, hò reo không ngớt của đồng đội. Nhiều người nở những nụ cười rạng rỡ và phấn khởi vì chương trình đã mang lại ý nghĩa rất lớn cho đời sống tinh thần cho công nhân nơi ngoại thành như chúng tôi”.

Bài 2: Hoà quyện văn hoá Tràng An - xứ Đoài

Các hoạt động kết nối thanh niên nội - ngoại thành của Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội

Tham gia hội thi năm 2021 diễn ra tại huyện Thanh Oai, chị Nguyễn Hồng Ánh thi tay nghề làm nón lá. Chị Ánh cho rằng, đây là sân chơi rất ý nghĩa. “Từ hoạt động này khuyến khích và phát triển các tài năng trẻ trong lĩnh vực ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, nâng cao nhận thức cho thanh niên và Nhân dân. Chúng tôi nhận thức được rằng, bản thân cũng góp phần bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị bản sắc văn hoá nghề truyền thống của dân tộc, đặc biệt là nghề truyền thống của Thủ đô”, chị bày tỏ.

Theo chị Hồng Ánh, những hoạt động, hội thi do Thành đoàn Hà Nội tổ chức để tăng cường sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa người trẻ các quận, huyện ở nội và ngoại thành đã động viên, khuyến khích và phát hiện tài năng trẻ, nâng cao tay nghề cho đoàn viên thanh niên, góp phần duy trì và phát huy giá trị bản sắc văn hóa nghề truyền thống của dân tộc.

Qua các hoạt động của thanh niên tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên và Nhân dân Thủ đô hiểu biết và nâng cao nhận thức bảo vệ làng nghề truyền thống, góp phần giữ gìn, phát triển, giao thoa, hòa quyện văn hoá truyền thống xứ Đoài với văn hóa Tràng An để tạo nên sự phong phú, đặc trưng cho văn hóa Thủ đô.

Bài 5: Hoà quyện văn hoá Tràng An - xứ Đoài
Cảnh đẹp bình dị xứ Đoài

Gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hoá nghề truyền thống

Đa số các khu công nghiệp với đông đảo thanh niên công nhân đóng chân trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là khu vực Hà Tây cũ. Hằng năm, Thành đoàn Hà Nội đều tổ chức Ngày hội Văn hóa, thể thao thanh niên công nhân, nhằm tạo sân chơi lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và tạo không khí thi đua sôi nổi trong đoàn viên, thanh niên công nhân.

Không chỉ được vui chơi, giao lưu văn hoá, thể thao mà còn được nhận quà, anh Nguyễn Mạnh Hùng, đến từ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Sắc màu Việt Nam không giấu nổi niềm vui và sự xúc động khi tham gia ngày hội: "Đây là món quà thực sự ý nghĩa đối với mình và gia đình. Năm vừa qua thực sự là rất khó khăn đối với mình nhưng với món quà này, mình sẽ yên tâm hơn để tiếp tục cố gắng, làm tốt nhiệm vụ của công ty để chăm lo cho gia đình".

Thanh niên thi

Thanh niên các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội trình diễn nghề giang đan truyền thống

Một trong những chương trình mang đậm dấu ấn của thanh niên Thủ đô để giao lưu, gìn giữ giá trị truyền thống đó là Hội thi “Bàn tay vàng thanh niên làng nghề truyền thống” trong nhiều năm đã được Thành đoàn Hà Nội giao cho Trung tâm Dịch vụ việc làm và Hỗ trợ thanh thiếu niên Hà Nội tổ chức, trở thành hoạt động thường niên.

Hội thi thu hút nhiều bạn trẻ các làng nghề truyền thống và thi tay nghề như: Thêu, mây giang đan, sơn mài, chạm khắc, tạc tượng, làm nón và trình diễn các nghề: Làm cốm, đan quạt, gốm sứ, khâu bóng, làm mộc…

Anh Đinh Ngọc Thanh, Phó Bí thư phụ trách Quận đoàn Tây Hồ, Hà Nội cho biết: “Thực hiện chủ trương của Thành đoàn Hà Nội, Quận đoàn Tây Hồ và Huyện đoàn Ứng Hoà đã kết nghĩa với nhau. Đoàn Thanh niên hai đơn vị cùng giao lưu, trao đổi, chia sẻ nhiều nội dung giúp nhau phát triển hơn. Quận đoàn Tây Hồ đã xây dựng sân chơi thiếu nhi, sân bóng thanh thiếu niên tặng các bạn trẻ và người dân huyện Ứng Hoà.

Từ tình kết nghĩa này, là đơn vị Đoàn ở quận nội thành Hà Nội, chúng tôi cũng đã học hỏi được nhiều điều ở các bạn ngoại thành, cùng với đó, những chuyến gặp gỡ, làm việc, tham quan tại địa phương, chúng tôi cũng được mở mang kiến thức, đặc biệt về lịch sử, truyền thống văn hoá xứ Đoài, nay hoà quyện vào dòng chảy văn hoá Tràng An – Thăng Long".

Bài 2: Hoà quyện văn hoá Tràng An - xứ Đoài

Hoàng Thành Thăng Long cổ kính giữa nội thành Hà Nội

Theo báo cáo về công tác phối hợp giữa các cơ sở Đoàn trực thuộc Thành đoàn Hà Nội trong thời gian qua cho thấy, các Quận, Huyện, Thị đoàn đồng hành với cơ sở tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, các chương trình hành động của Trung ương và thành phố về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn...

Các đơn vị vận động đoàn viên, thanh, thiếu nhi phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", tinh thần "Tương thân tương ái", ủng hộ kinh phí hỗ trợ xây dựng sân chơi cho thiếu nhi ở địa bàn các xã khó khăn; thăm, tặng quà cho các đối tượng gia đình chính sách, cựu thanh niên xung phong, trẻ em vượt khó học giỏi; Giao lưu văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao…

Đoàn Thanh niên các đơn vị đã phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, giới thiệu về các địa phương đến đoàn viên, thanh niên và Nhân dân; tổ chức các chương trình về nguồn, hoạt động hướng dẫn du lịch và hỗ trợ nghiệp vụ phát triển du lịch tại các địa phương có danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, làng nghề…

Bài viết và trình bày: Lê Dung

Việc làm nhỏ - lan toả lớn Bài 2: Thanh niên lập bản đồ số “địa chỉ đỏ” Bài 3: Học trò Hà thành lan toả giá trị ngàn năm văn hiến Bài 4: Những “Đại sứ” tuyên truyền GenZ

Lê Dung