Tag
Lấy văn hóa ứng xử làm gốc, gia đình mới bền vững:

Bài 5: Trách nhiệm nêu gương…

Văn hóa 21/07/2019 07:55
aa
TTTĐ - Ông bà cha mẹ làm gương, chú ý uốn nắn con cháu, đó là cách “thực hành” những quy tắc ứng xử một cách mềm mại, tự nhiên nhất để mỗi người được thấm nhuần, trở thành bản chất, khi ra xã hội sẽ ứng xử theo đúng chuẩn mực. Gia đình hiện đại không chỉ là nơi hình thành mà còn là nơi lan tỏa những cách ứng xử hay, đẹp để ra “chất” người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Lấy văn hóa ứng xử làm gốc, gia đình mới bền vững - Bài 5: Trách nhiệm nêu gương…

Bài liên quan

Lệch chuẩn ở học đường, đâu chỉ trách nhiệm của trường?

Lấy văn hóa ứng xử làm gốc, gia đình mới bền vững - Bài 3: Từ chuyện nhà, ra chuyện đường

Lấy văn hóa ứng xử làm gốc, gia đình mới bền vững - Bài 2: Hạnh phúc - thước đo của gia đình

Lấy văn hóa ứng xử làm gốc, gia đình mới bền vững- Bài 1: Kịp thời và đúng lúc

Nêu gương nhưng không áp đặt

Buổi sáng đầu tháng 7, chúng tôi tìm đến nhà ông Mai Văn Nam, tổ trưởng tổ dân phố số 9, Khu dân cư số 4 Phường Định Công (Hoàng Mai, HN). Trời oi ả không một ngọn gió. Con ngách trước nhà ông rộng rãi, các nếp nhà sạch sẽ, khang trang kề bên nhau.

Một người phụ nữ đang luôn tay quét quanh ngõ. Ông Mai Văn Nam bảo đó là bà Đỗ Thị Thủy, vợ ông. Ông Nam chia sẻ, không phải do ông là Tổ trưởng tổ dân phố mà bà phải nêu gương. Gia đình ông nhiều đời ở mảnh đất này, ai nấy đều có ý thức giữ gìn vệ sinh không chỉ trước cửa nhà mình mà còn cả ngõ, cả xóm. Vì thế, hai vợ chồng ông bà cũng như những người trong ngõ, hễ ai rỗi thì đều tự giác ra dọn dẹp cho lối đi được sạch đẹp, phong quang.

Trong ngôi nhà nhiều cánh cửa rộng mở, tiếng chim hót ríu ran và mùi hoa lan thoang thoảng, ông Mai Văn Nam kể rằng mình trước đây làm việc tại Công ty May Thăng Long, cũng đã từng nhiều năm làm công tác đoàn thể. Nghỉ hưu được 10 năm, vui cảnh vườn tược hoa lá và chăm sóc gia đình, con cái, do ông đã có kinh nghiệm và nêu gương gia đình văn hóa nhiều năm liền nên bà con trong khu dân cư tín nhiệm bầu ông làm Tổ trưởng tổ dân phố.

Làm tốt công tác xã hội nhưng ông Nam không quên chăm lo cho gia đình mình. Ông kể: “Từ xưa gia đình tôi đã luôn giữ nề nếp gia phong. Các cụ vẫn dạy văn hóa trong đình cha truyền con nối vừa giúp chúng ta nên người vừa tốt cho xã hội. Chúng tôi vẫn luôn cố gắng sống đúng theo lệ của nhà mình, ông bà gương mẫu thì con cháu mới hiếu thảo”.

Gia đình ông Nam hiện tại có ba thế hệ sinh sống, gồm ông bà, con trai, con dâu và các cháu. Các con trai gái dâu rể của ông đều là người thành đạt. Con trai ông sinh con một bề nhưng ông bảo chẳng nghĩ ngợi gì. “Ngày xưa các cụ cứ quan niệm con trai để nối dõi tông đường nhưng bây giờ thời buổi hiện đại, chúng ta nên bỏ qua chuyện đó. Tôi thấy rằng, trai gái đều bình đẳng như nhau. Nhiều nhà con trai có nuôi được bố mẹ đâu, thậm chí còn phá phách làm bố mẹ khổ thêm”, ông chia sẻ.

Vì vậy, có lần ông “thử” động viên con trai đẻ thêm cháu nhưng con ông nhất quyết gạt đi. Ông cho rằng đó cũng là một sự không thể hoàn hảo trong mỗi gia đình. “Trong cuộc sống, chúng ta không thể toàn vẹn, hoàn thiện được nhưng quan trọng là cần phải biết tôn trọng người khác”, ông Nam cho biết.

Ở nhà, vợ chồng ông ít khi nóng nảy. Nếu ai đó có nóng giận hơi to tiếng một chút thì người khác ngay lập tức phải “bớt lời”. Ngay cả với con cái cũng vậy, ông không lấy “quyền huynh thế phụ” để khăng khăng tranh phần đúng về mình. Bố mẹ vừa có cái uy để giữ tôn ti trật tự trong gia đình nhưng lại phải có sự bao dung, thấu hiểu để tình cảm giữa những người ruột thịt chan hòa với nhau.

Lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Là người nắm rõ và thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử tại khu dân cư, ông Mai Văn Nam cũng nêu gương, đọc tại nhà cho các con, cháu nghe. Con ông là cán bộ giảng dạy tại trường đại học và là giáo viên, nhân viên bệnh viện, ngân hàng, phải tiếp xúc nhiều với nhân dân, học sinh, sinh viên nên ông thấy cần phải bổ sung nhiều điều nên, không nên để hình ảnh của người công chức, cán bộ Nhà nước và của bản thân được hoàn thiện hơn.

Ông Mai Văn Nam chăm sóc cây
Ông Mai Văn Nam chăm sóc cây

Ông động viên các con cháu thực hiện nghiêm chỉnh, cái gì mình chưa tốt thì phải sửa, cái gì mình đã tốt rồi thì cần phải gìn giữ, phát huy. “Những điều đó tốt đẹp giúp ích cho người Hà Nội hiện đại, giúp con cháu mình trưởng thành, văn minh lên”, ông Nam nhận xét.

Đối với các con đã vậy, đối với vợ, ông Nam một mực tôn trọng, thương yêu. Ông kể với giọng trìu mến rằng bà từng tham gia xây dựng sân vận động Hàng Đẫy của Hà Nội rồi bị tai nạn lao động, sức khỏe không tốt. Giờ bà không làm được việc nặng, chỉ ở nhà bếp núc với trông cháu đã là quá mệt rồi.

Từ việc vợ chồng ông tôn trọng nhau, cha mẹ con cái tình cảm ấm áp với nhau mà những người xung quanh phải cảm phục và học tập theo. Ngoài ngôi nhà chính, ông Nam còn có một dãy bốn phòng trọ cho thuê. Ông bảo ông coi những cặp vợ chồng đến ở nhà mình như con, thậm chí còn thương hơn con mình vì họ ở xa, thiếu thốn cả vật chất về tình cảm.

Ngược lại, những người trọ nhà ông cũng coi đây như gia đình của mình, ông bà như bố mẹ của họ, làm chỗ dựa tinh thần cho họ. Căn nhà của ông ngoài cửa chính còn cửa ngách mở ra phía các phòng trọ, sân cổng đi chung, 15 năm nay chưa hết mất cái gì. Các cháu sinh ra tại phòng trọ cũng thường lên chơi với các cháu ông, bình đẳng, quý mến nhau như người trong nhà.

Chị Tuyết, một người trong khu trọ kể rằng tuy không nói ra nhưng mọi người đều noi theo cách sống của gia đình ông. “Tôi đi trọ nhiều nơi nhưng chưa thấy ai đối xử tốt như nhà cô chú ở đây”, chị bảo. Những người chuyển đi đều là do có điều kiện, làm ăn tốt hơn thì đi mua nhà và họ thường quay trở lại thăm hỏi ông bà như người thân thiết.

Ông Nam nhớ mãi có cặp vợ chồng đến ở từ lúc chuẩn bị cưới. Chị vợ thì nền nã biết điều nhưng anh chồng rất nóng tính và hay say rượu. Mỗi lần anh ta quá chén là một lần gây gổ, thậm chí đánh cả vợ và ông phải đứng ra khuyên nhủ rất nhiều. Sau khi sinh đứa con thứ hai, họ chuyển đến ở nơi khác rộng rãi hơn nhưng thi thoảng gặp ông vẫn tay bắt mặt mừng, tâm sự đầy biết ơn rằng: “Nếu không có bác thì vợ chồng cháu bỏ nhau lâu rồi”.

Nghe vậy ông Nam vui lắm vì mình đã làm được việc có ích. Địa bàn dân cư nơi ông sinh sống có hơn 200 hộ và 300 phòng trọ, thành phần phức tạp, thời gian làm việc, sinh hoạt giờ giấc khác nhau ảnh hưởng nhiều đến việc giữ vệ sinh, trật tự… Được ông thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc nên những người trong tổ 9 đã chấp hành tương đối nghiêm chỉnh.

Chị Nguyễn Trang Nhung, một cư dân của tổ 9 cho biết: “Học theo cách sống của gia đình chú Nam, được chú nêu gương, chúng tôi cũng thực hiện các quy tắc ứng xử nơi công cộng, bảo ban mọi người trong gia đình sống có văn hóa. Những người trong tổ còn được gần gũi, thân thiết hơn với nhau qua các hoạt động do chú Nam phát động như thăm hỏi, đền ơn đáp nghĩa…”.

Khi ứng xử của mỗi cá nhân chưa đạt chuẩn văn hóa thì chỉ càng trút gánh nặng lên xã hội. Muốn xã hội tốt đẹp hãy quay trở về giữ vững nền tảng giáo dục trong từng gia đình để có thể sống hạnh phúc trọn vẹn và lan tỏa những giá trị tốt đẹp với mọi người. Ông Mai Văn Nam là một trong những người đang bền bỉ duy trì mô hình này.

Đọc thêm

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa Văn hóa

Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hoá mô hình tổ chức, bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Trong đó, đề nghị khuyến khích các mô hình ngoài công lập để phát huy tối đa khả năng sáng tạo và quản trị hiệu quả.
Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa Văn hóa

Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa

TTTĐ - Sáng nay (18/4), UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Ethiopia tham quan chùa Trấn Quốc Văn hóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Ethiopia tham quan chùa Trấn Quốc

Sáng 17/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã cùng Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân ăn sáng, thưởng thức phở Hà Nội, cà phê Việt Nam và dạo phố ngắm Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, tham quan chùa Trấn Quốc.
Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới Thời trang - Làm đẹp

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

TTTĐ - Ngày 17/4, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.
Xem thêm