Tag

Báo chí luôn chia sẻ, đồng hành trong sự nghiệp đổi mới giáo dục Thủ đô

Giáo dục 20/06/2020 17:26
aa
TTTĐ - Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ thành phố Hà Nội nêu rõ nhiệm kỳ qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục toàn diện. Luôn đồng hành, tuyên truyền chính sách, phản ánh và định hướng kịp thời các vấn đề trong giáo dục, đó là một trong những nhiệm vụ thiêng liêng mà báo chí cách mạng đã và đang thực hiện.

Báo chí luôn chia sẻ, đồng hành trong sự nghiệp đổi mới giáo dục Thủ đô

Ông Chử Xuân Dũng, Thành ủy viên, Ủy viên UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội kiểm tra một điểm thi tại kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2019

Bài liên quan

Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng thông tin về những thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Bộ GD&ĐT đề nghị giảm tối đa giá sách giáo khoa năm học 2020 - 2021

Học sinh, sinh viên Thủ đô thi tài năng tiếng Anh

Luôn đồng hành, tuyên truyền chính sách, phản ánh và định hướng kịp thời các vấn đề trong giáo dục, đó là một trong những nhiệm vụ thiêng liêng mà báo chí cách mạng đã và đang thực hiện.Nhân kỷ niệm 95 ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông Chử Xuân Dũng, Thành ủy viên - Ủy viên UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội có cuộc trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về vai trò, nhiệm vụ của những người cầm bút trong sự nghiệp giáo dục Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Ông Chử Xuân Dũng, Thành ủy viên, Ủy viên UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Ông Chử Xuân Dũng, Thành ủy viên, Ủy viên UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

- Ông đánh giá thế nào về vai trò của báo chí đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà?

- Trong quá trình phát triển của ngành Giáo dục, báo chí luôn chia sẻ, đồng hành, phát hiện và đưa tin đa chiều về từng bước phát triển, thực hiện đổi mới giáo dục, các định hướng và nhiệm vụ chủ yếu đến với đông đảo người dân. Điều này tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát, phản biện của toàn xã hội về những khuyết điểm, vi phạm, các vấn đề còn hạn chế, tồn tại để có giải pháp khắc phục, góp phần vào những thành công của ngành Giáo dục hôm nay.

Báo chí cũng đã chủ động, phát hiện, phản ánh và cổ vũ kịp thời hình ảnh người thầy trong thời kỳ mới, các tấm gương học sinh nỗ lực vượt khó, sáng tạo và đạt kết quả tốt trong học tập.

Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài từ tháng 2/2020 đến nay, ngành GD&ĐT đã phải trải qua nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là các trường học phải tạm đóng cửa để phòng, chống dịch. Báo chí đã chủ động, tích cực tuyên truyền về nỗ lực và quyết tâm của ngành trong công tác phòng, chống dịch và công tác dạy học trực tuyến đảm bảo chất lượng giáo dục; Những tấm gương người tốt, việc tốt; Các đơn vị trường học, tập thể, cá nhân cùng chung tay ủng hộ phòng, chống dịch; Tấm gương nhà giáo, học sinh đổi mới, sáng tạo và đạt kết quả tốt trong dạy và học trực tuyến, đóng góp vào sự thành công trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam, được thế giới ghi nhận.

- Trong thời đại công nghệ số, một sự việc xảy ra luôn có thể ảnh hưởng đến nhiều người. Được biết ở nhiều quận huyện Thủ đô, các phòng Giáo dục chủ động mở khóa tập huấn nhằm trang bị kỹ năng xử lý các vấn đề truyền thông cho các nhà trường. Ông đánh giá về vấn đề này như thế nào?

- Giáo dục và đào tạo là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, công nghệ thông tin đang lan tỏa khắp toàn cầu, ngành Giáo dục Thủ đô chọn giải pháp chủ động đưa thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới về giáo dục và đào tạo; Chủ động xử lý các vấn đề truyền thông về giáo dục từ các cấp học, trường học thông qua hệ thống website của trường, phòng GD&ĐT, Cổng thông tin điện tử Sở GD&ĐT; Chủ động thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng… Đồng thời, Sở đổi mới việc tập huấn về cung cấp thông tin, quy trình giải quyết thông tin về các vấn đề, vụ việc nóng... một cách nhanh nhất, không để lùm xùm gây hiểu lầm trong dư luận.

Năm 2019, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý thông tin, báo chí cho 1.650 cán bộ, công chức, viên chức trong ngành. Sau khóa học, các học viên đã được chia sẻ và trang bị những kiến thức, kỹ năng để xử lý tình huống, liên quan tới thông tin truyền thông, báo chí một cách hiệu quả, chính xác và nhanh chóng.

Báo chí luôn chia sẻ, đồng hành trong sự nghiệp đổi mới giáo dục Thủ đô

- Nhiều người cho rằng, nghề giáo viên chịu ảnh hưởng rất lớn từ đánh giá của xã hội. Theo ông, bản thân mỗi thầy, cô giáo cần gìn giữ hình ảnh của mình như thế nào?

- Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu nhiệm vụ mới như hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng trí thức, công nghệ 4.0, cùng với đó là tự do ngôn luận, yêu cầu của xã hội đối với giáo viên cũng cao hơn. Điều này làm tăng áp lực với giáo viên nhưng cũng làm cho giáo viên phải chuẩn mực, giữ gìn hình ảnh.

Mỗi giáo viên cần phải tự mình nỗ lực rèn luyện đạo đức, lối sống và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhiều hơn, mọi hành vi phải nâng lên thành văn hóa trong đối nhân, xử thế, từ việc nhỏ đến việc lớn. Tuy vậy, mỗi thầy, cô giáo cũng không phải “đơn thương, độc mã” trong hành trình của mình, thành phố, ngành Giáo dục Thủ đô luôn có chính sách, biện pháp phù hợp để bảo vệ cái đúng, điều chuẩn mực, hỗ trợ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong bối cảnh mới.

- Đó cũng là mong đợi của nhân dân với đội ngũ nhà giáo trong thời kỳ mới. Vậy còn đối với những người cầm bút, ông kỳ vọng như thế nào về họ?

- Ngành Giáo dục Thủ đô đang triển khai Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này, đòi hỏi nỗ lực lớn của toàn ngành và xã hội.

Tôi mong rằng các nhà báo, phóng viên theo dõi giáo dục, tổ chức Đoàn, Đội trong mỗi nhà trường luôn đồng hành với ngành Giáo dục Thủ đô; Tuyên truyền kịp thời, có sức thuyết phục cao các chủ trương, chính sách của ngành; Biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến. Đồng thời, báo chí cùng chia sẻ những khó khăn của ngành để xây dựng Giáo dục Thủ đô ngày càng phát triển.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định Giáo dục

Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định

TTTĐ - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đang khẩn trương xác minh thông tin giáo viên Trường THCS Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định.
Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng Giáo dục

Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn gửi các đơn vị về việc tuyên truyền học sinh, sinh viên cảnh báo thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng, thuê bao di động để chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam Giáo dục

Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam

TTTĐ - Trong tháng 5 này, Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) phối hợp cùng các đối tác tổ chức một loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành riêng cho học sinh sinh viên (HSSV) Việt Nam: Từ lớp học sáng tạo theo phong cách Kiwi”, trại hè mini” khám phá đất nước, con người New Zealand, cho đến Ngày hội Phiêu lưu New Zealand độc đáo.
10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội Khởi nghiệp sáng tạo

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 diễn ra sáng 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ sở 2 (đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với sự tham dự của khoảng 10.000 người.
Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới Giáo dục

Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục Giáo dục

Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục

TTTĐ - Trong 3 năm triển khai (2022 - 2025), phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục Hà Nội bước đầu đã thể hiện quyết tâm của Thủ đô trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, khắc phục hạn chế, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa nội và ngoại thành Hà Nội.
Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”... Giáo dục

Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”...

TTTĐ - Để buổi họp phụ huynh không chỉ là “báo cáo - phê bình - kiến nghị” mà trở thành một buổi gặp gỡ thực sự có ý nghĩa, cô Lê Thị Thu Nết, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A2, Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) đã "thiết kế" một mô hình mới trong việc tổ chức họp phụ huynh ở tiểu học.
Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên Giáo dục

Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo dành gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại 46 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục Giáo dục

Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục

TTTĐ - Nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ cho ngành giáo dục địa phương, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 1004/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược Phát triển giáo dục tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12 Giáo dục

Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12

TTTĐ - Từ năm 2025 đến 2034, dự kiến, tiếng Nhật được giảng dạy cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 trên toàn quốc.
Xem thêm