Bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
![]() |
Tọa đàm trực tuyến về "Bảo đảm ATTP bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội”
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 65.955 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm với 4.256 bếp ăn tập thể (trong đó có 457 bếp ăn tập thể khu công nghiệp). Trong những năm qua công tác quản lý ATTP các bếp ăn tập thể đã được chú trọng quan tâm đặc biệt, thời gian qua, Sở Y tế đã tham mưu cho TP ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác quản lý ATTP tại các bếp ăn tập thể và thực hiện quy chế phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội trong công tác thanh tra, kiểm tra, tập huấn nâng cao kiến thức ATTP cho các cơ sở, phân công trách nhiệm rõ trong công tác quản lý ATTP bếp ăn tập thể khu công nghiệp.
Tuy nhiên, thời gian qua vẫn xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể mà nguyên nhân chủ yếu do các bệnh truyền qua thực phẩm tại các bếp ăn tập thể do chưa thực hiện các quy định điều kiện bảo đảm về ATTP, đặc biệt nguồn gốc nguyên liệu chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ, nhận thức của người chế biến còn hạn chế.
Phát biểu khai mạc chương trình tọa đàm “Đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể tại các KCN trên địa bàn TP Hà Nội”, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà nêu rõ, việc đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể tại các KCN trên địa bàn Thủ đô đã và đang là một vấn đề nóng được nhiều người quan tâm, trong đó có lãnh đạo TP Hà Nội. Trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã tham gia tích cực vào việc giải quyết cũng như tuyên truyền về vấn đề đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể tại các KCN trên địa bàn Hà Nội.
Ông Trần Văn Chung, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội đánh giá: "Đây là buổi tọa đàm rất có ý nghĩa với sự có mặt của các cơ quan quản lý và phía DN, từ đó có nhiều thông tin giá trị, trợ giúp nhiều trong công tác quản lý ATTP trong thời gian tới. Qua tọa đàm, với các cơ quan quản lý cần tập trung triển khai văn bản chỉ đạo của TP. Phối hợp, tăng cường sự chỉ đạo của Ban quản lý khu công nghiệp với các bếp ăn trong khu công nghiệp. Cuối mỗi năm có rà soát, rút kinh nghiệp giữa Sở và Ban quản lý khu công nghiệp".
Bên cạnh đó, cần tăng cường đảm bảo cơ sở vật chất tại bếp ăn, khu công nghiệp cần tạo điều kiện bếp ăn triển khai đúng chuẩn, chỉ có bếp ăn đủ điều kiện mới cho hoạt động. Cán bộ tham gia trực tiếp chế biến, bếp ăn cần rà soát, có bồi dưỡng kiến thức về ATTP, khám sức khỏe theo định kỳ.
Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết thêm, về nguồn gốc thực phẩm, lãnh đạo TP đã chỉ đạo trực tiếp các sở ngành rất sát sao về vấn đề này, nguồn gốc rất quan trọng cho cán bộ công nhân viên khu công nghiệp. Trong thời gian tới cầntăng cường đảm bảo truy suất, truy suấ tận cơ sở trồng trọt, chế biến. Đề nghị các đơn vị có liên quan cần phối hợp đồng bộ truy suất tận cơ sở. Đối với DN, qua các đợt kiểm tra đã có sự phối hợp tốt với các đoàn kiểm tra do vậy đã có kết quả đáng ghi nhận khi các vụ ngộ độc lớn trong 3 năm qua là không có.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phẫu thuật khối u ruột non "khủng" gần 4kg

Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025

Thẩm mỹ viện Adona ứng dụng công nghệ CT3D vào nâng mũi

Tháng 5 rực rỡ: Giảm mạnh chi phí phẫu thuật mắt công nghệ cao

Khám, cấp cứu cho gần 970 nghìn lượt bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ

Chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi trong vụ việc tại BVĐK Nam Định

Số ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm sâu

Bệnh nhi uốn ván nguy kịch chỉ vì mảnh gỗ nhỏ đâm vào chân
