Tag

Báo động về tình hình ngộ độc thực phẩm

Sức khỏe 05/06/2017 12:13
aa
TTTĐ.VN- Sáng 5/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016.

Báo động về tình hình ngộ độc thực phẩm

Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5065,8 người mắc/năm và 27,3 người chết do ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Theo ông Phan Xuân Dũng, kiểm soát ngộ độc thực phẩm (NĐTP), các bệnh truyền qua thực phẩm còn không ít tồn tại, yếu kém.

Giai đoạn 2011–2016, đã ghi nhận bảy bệnh truyền qua thực phẩm làm mắc 4.012.038 ca bệnh với 123 người chết, trung bình mỗi năm có 668.673 ca bệnh và 21 người chết. Bệnh ung thư mỗi năm có khoảng 70 nghìn người chết và hơn 200 nghìn ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn.Theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội ung thư thế giới thì có khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn và có thể phòng được.

Báo cáo giám sát tối cao của Quốc hội cho biết, quản lý ATTP đối với rau, quả, thịt, sản phẩm thịt tươi sống, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật còn là khâu yếu. Tỷ lệ tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47% đối với rau; kiểm tra đối với 54.750 lượt hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã phát hiện 9.056 hộ vi phạm (chiếm 16,54%); kiểm tra 2.064 đợt với 63.230 lượt cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc BVTV, phát hiện và xử lý trên 7.434 cơ sở vi phạm (chiếm 11,7%).

Báo động về tình hình ngộ độc thực phẩm


Phần lớn lượng gia súc, gia cầm tiêu thụ trong nước được giết mổ tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chiếm 97%. Tình trạng chung là các cơ sở này không khai báo, không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ; điều kiện cơ sở vật chất không bảo đảm, giết mổ, pha lóc, làm sạch phủ tạng trực tiếp trên sàn, không có hệ thống thu gom, xử lý chất thải và nước thải gây ô nhiễm môi trường và mất ATTP. Nhiều cơ sở giết mổ nằm ngay trong khu dân cư nên gây ô nhiễm nghiêm trọng về tiếng ồn, không khí, chất thải lỏng, chất thải rắn.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội cho biết, vi phạm trong quá trình vận chuyển, bày bán thịt gia súc, gia cầm vẫn diễn ra khá phổ biến. Việc vận chuyển thịt gia súc, gia cầm trong nội tỉnh, hay từ chỗ giết mổ tới các chợ truyền thống để kinh doanh chủ yếu được thực hiện bằng các phương tiện thô sơ, thịt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, mất vệ sinh ATTP; thịt gia súc, gia cầm thường được bán tươi ngoài chợ, dụng cụ chứa đựng bày bán không bảo đảm vệ sinh; kiểm soát nguồn gốc sản phẩm hầu không được thực hiện.

Việc kiểm soát ATTP theo chuỗi còn hạn chế. Số lượng cơ sở thực phẩm được kiểm soát đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ lệ còn thấp, hiện chỉ chiếm 33,6% trong tổng 408.821 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Theo báo cáo giám sát, tình trạng vi phạm quy định về ATTP khá phổ biến trong nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhất là trong sản xuất, kinh doanh rượu, bia và nước giải khát. Nhiều cơ sở sản xuất nước uống đóng chai chưa bảo đảm vệ sinh, chất lượng nguồn nước chưa được kiểm soát tốt.

“Đa phần các cơ sở nấu rượu thủ công, dụng cụ thô sơ không bảo đảm ATTP, tình trạng bán rượu không đăng ký chất lượng, không nhãn mác, nguồn gốc vẫn tràn lan tại nhiều địa phương gây ngộ thực phẩm cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng. ATTP có lúc, có nơi đã đến mức báo động, ở giới hạn đỏ”, ông Phan Xuân Dũng nói.

Số cơ sở vi phạm các quy định về ATTP trong giai đoạn 2011- 2016 chiếm 20,3% số cơ sở tiến hành thanh tra, kiểm tra; số cơ sở vi phạm khi thanh tra đột xuất, chiếm 28,6% lớn hơn so với thanh tra báo trước theo kế hoạch. Kết quả thực thi Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP tại năm quận/huyện và 10 xã/phường/thị trấn của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy số lượng vi phạm lớn hơn nhiều. Đây là một tỷ lệ vi phạm rất cao, song cũng chưa phản ánh hết tất cả các vi phạm về ATTP trong thực tế.

Việc thanh tra, kiểm tra tuy có tăng theo hằng năm nhưng chưa bao quát đối với tất cả loại hình sản xuất, chế biến thực phẩm (chỉ đạt khoảng 40% năm). Việc xử lý vi phạm còn chưa nghiêm, chưa kịp thời, chưa quyết liệt, chủ yếu là xử phạt hành chính, khắc phục lỗi; việc đình chỉ hoạt động đối với cơ sở vi phạm hoặc xử lý hình sự còn ít nên chưa bảo đảm tính răn đe; kiểm tra, xử lý về vệ sinh ATTP chưa thực sự triệt để, nhất là đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thủ công…

Theo thống kê của Bộ Công an trong thời gian từ 2011-2016, Cơ quan điều tra các cấp trong công an nhân dân chỉ khởi tố 1 vụ, 3 bị cáo về tội danh vi phạm các quy định về ATTP; đã khởi tố, điều tra, đề nghị truy tố 90 vụ, 148 bị can có hành vi phạm tội liên quan đến ATTP theo các tội danh khác, trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh, chữa; tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Tòa án nhân dân các cấp từ ngày 01/10/2010 đến 30/9/2016 đã thụ lý 321 vụ án liên quan đến ATTP, đã giải quyết, xét xử 313 vụ, cụ thể là thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 258 vụ/467 bị cáo, trong đó tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” với 256 vụ/467 bị cáo; tội vi phạm quy định về ATTP 02 vụ/02 bị cáo.

Trong phần giải pháp, liên quan đến chính sách, Đoàn giám sát nhấn mạnh sớm tổng kết đánh giá 5 năm triển khai thi hành Luật ATTP và các văn bản pháp luật có liên quan như Luật Thanh tra, Luật Đất đai, Bộ luật Hình sự…để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATTP nhằm góp phần nâng cao hiệu lực pháp lý, thống nhất và đồng bộ.

Bộ luật Hình sự cần được sửa đổi theo hướng cương quyết xử lý đối với các hiện tượng cố tình vi phạm sau khi đã xử phạt hành chính; sớm ban hành Luật quản lý thực phẩm chức năng, Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, trước mắt cần sớm có quy định kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu bia và nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển rượu bia không đăng ký kinh doanh, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATTP. Nghiên cứu để đưa ra giải pháp như các nước tiên tiến đã làm là không bán cho người dưới 18 tuổi.

Trước đó, giải trình về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Bộ luật chỉ nên xử lý các trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mà thực phẩm có giá trị lớn, thu lợi bất chính lớn, hậu quả gây ngộ độc cho nhiều người, gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác… Các trường hợp khác chưa đến mức xử lý hình sự thì cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, nhất là xử lý hành chính nghiêm cũng đủ răn đe, phòng ngừa và hạn chế đáng kể tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm.

Tin liên quan

Đọc thêm

Xây dựng đề án cấp cứu ngoại viện Tin Y tế

Xây dựng đề án cấp cứu ngoại viện

TTTĐ - Ngày 21/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh) tổ chức Hội thảo "Xây dựng Đề án Cấp cứu ngoại viện".
Infographic: Khuyến cáo về phòng chống bệnh sởi Tin Y tế

Infographic: Khuyến cáo về phòng chống bệnh sởi

TTTĐ - Bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm; lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.
Tai nạn giao thông chấn thương sọ não, thai phụ vượt qua "cửa tử" Tin Y tế

Tai nạn giao thông chấn thương sọ não, thai phụ vượt qua "cửa tử"

TTTĐ - Sáng 21/3, 2 mẹ con sản phụ L.T.N.T (23 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) đã được ra viện, sau 70 ngày "vượt qua cửa tử" sau tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
CDC Hà Nội đẩy mạnh công tác An toàn vệ sinh lao động Tin Y tế

CDC Hà Nội đẩy mạnh công tác An toàn vệ sinh lao động

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội vừa xây dựng và ban hành kế hoạch An toàn vệ sinh lao động (Phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Giảm ca bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người/100.000 dân vào năm 2030 Tin Y tế

Giảm ca bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người/100.000 dân vào năm 2030

TTTĐ - Ngày 21/3/2025, Sở Y tế và Bệnh viện Phổi Hà Nội - Chương trình chống lao quốc gia tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống lao 24/3 với chủ đề năm 2025 là “Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao”.
Đối thoại với gần 500 thanh niên ngành y Tin Y tế

Đối thoại với gần 500 thanh niên ngành y

TTTĐ - Chiều 21/3, tại Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức Chương trình đối thoại của Lãnh đạo Bộ Y tế và Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với thanh niên ngành y tế.
Vingroup tài trợ 1.000 tỷ đồng cho Đề án Cấp cứu Ngoại viện cấp quốc gia Tin Y tế

Vingroup tài trợ 1.000 tỷ đồng cho Đề án Cấp cứu Ngoại viện cấp quốc gia

TTTĐ - Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ triển khai Đề án Cấp cứu Ngoại viện cấp quốc gia, giai đoạn 2025 - 2030; đồng thời ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai thí điểm với 4 địa phương là Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang
Ngành y tế thực thi nghiêm phòng, chống tác hại thuốc lá Tin Y tế

Ngành y tế thực thi nghiêm phòng, chống tác hại thuốc lá

TTTĐ - Nhằm tăng cường việc thực thi nghiêm Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và môi trường không khói thuốc lá trong các bệnh viện, cơ sở y tế và công sở thuộc ngành y tế Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá ngành y tế năm 2025.
Buồn nôn, chóng mặt... cảnh giác với hạ natri máu Tin Y tế

Buồn nôn, chóng mặt... cảnh giác với hạ natri máu

TTTĐ - Không ít người bệnh có tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt… nhưng thường hay chủ quan với các biểu hiện hạ natri máu. Trong khi đó, hạ natri máu cấp, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Vinmec là hệ thống y tế số 1 Việt Nam dành cho người nước ngoài Sức khỏe

Vinmec là hệ thống y tế số 1 Việt Nam dành cho người nước ngoài

TTTĐ - Hệ thống Y tế Vinmec vừa đạt vị trí số 1 Việt Nam trong lĩnh vực "Dịch vụ y tế dành cho người nước ngoài" do Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu trong khu vực Indochina Research Vietnam thực hiện.
Xem thêm