Tag
TS Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế)

Nâng cao chế tài xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả

Tin Y tế 08/05/2025 08:32
aa
TTTĐ - Trước tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn còn lưu hành trên thị trường, Bộ Y tế đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý dược. Tiến sĩ Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, đã có cuộc trao đổi chi tiết một số nội dung xung quanh vấn đề này.
Bắt nhóm đối tượng bán thuốc giả tăng cường sinh lý đàn ông Một nhà thuốc tại TP Hồ Chí Minh có mặt hàng sữa giả Bộ Công an thông tin mới về các vụ án sữa giả, thuốc giả Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, tiêu thụ sữa, thực phẩm chức năng, thuốc giả

PV: Xin ông hãy chỉ ra nguyên nhân thuốc giả vẫn có ở một số cơ sở bán lẻ thuốc theo như báo cáo của một số Sở Y tế và các cơ quan chức năng, có phải do chế tài xử lý vi phạm đối với các cơ sở này chưa đủ sức răn đe?

Tiến sĩ Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược: Có thể nói một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thuốc sản xuất bất hợp pháp vẫn có thể lưu hành trên thị trường là do chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm chưa đủ sức răn đe.

Nâng cao chế tài xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả
Tiến sĩ Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược

Ví dụ, giá trị của một hộp thuốc giả bị phát hiện có thể chỉ ở mức vài trăm nghìn đồng, do đó, mức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 117 chỉ từ một đến vài triệu đồng.

Bên cạnh việc nâng cao chế tài xử phạt đối với các cơ sở vi phạm, cần có quyết tâm cao và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật để truy tìm, truy vết và triệt phá các địa điểm sản xuất.

Điều này rất quan trọng; điển hình như vụ việc tại Thanh Hóa, trên cơ sở báo cáo về thuốc giả của Sở Y tế Thanh Hóa gửi Bộ Y Tế, Bộ đã chỉ đạo Sở Y tế Thanh Hóa phối hợp với Cục Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng trên địa bàn kịp thời chuyển hồ sơ các vụ việc có dấu hiệu hình sự cho cơ quan công an điều tra.

Cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã lập chuyên án để đấu tranh, triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh như thời gian qua.

PV: Vậy Bộ Y tế có những kiến nghị, đề xuất cụ thể nào để hạn chế tối đa tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng?

Tiến sĩ Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược: Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 17/CT-TTg năm 2018 và nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc thuốc giả tại Thanh Hóa, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 41 và Công điện số 45 về việc xử lý triệt để các hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và sữa giả.

Thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg Bộ Y tế cũng đã ban hành kế hoạch và có nhiều văn bản chỉ đạo về việc kiểm tra giám sát chất lượng thuốc, đấu tranh phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Hiện nay, Bộ Y tế đang khẩn trương xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng và thuốc không rõ nguồn gốc.

Cơ quan điều tra thu giữ một số loại thuốc tân dược giả và dụng cụ dùng để sản xuất thuốc giả. Ảnh: Công an Thanh Hóa
Cơ quan điều tra thu giữ một số loại thuốc tân dược giả và dụng cụ dùng để sản xuất thuốc giả (Ảnh: Công an Thanh Hóa)

Các giải pháp này bao gồm: Rà soát các quy định của pháp luật theo hướng tăng cường chế tài xử lý để đảm bảo tính răn đe; tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý; xây dựng cơ sở dữ liệu thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành, kết nối liên thông các cơ sở kinh doanh dược để truy xuất thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của thuốc; đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân trong việc lựa chọn mua thuốc tại các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp;

Ngoài ra, chúng ta cần tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan và lực lượng quản lý thị trường để xử lý các trường hợp kinh doanh, bán thuốc qua mạng không đúng quy định.

PV: Về các giải pháp trước mắt, Bộ Y tế sẽ triển khai những hành động cụ thể nào? Ví dụ, hiện nay, theo báo cáo, có tới 30% hoạt chất trong thuốc chưa thể kiểm nghiệm được tại các cơ sở kiểm nghiệm của tỉnh do thiếu trang thiết bị. Vậy giải pháp của Bộ Y tế trong thời gian tới là gì?

Tiến sĩ Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược: Bên cạnh các giải pháp tổng thể và dài hạn đã nêu, Bộ Y tế cũng triển khai các giải pháp trước mắt. Chúng tôi sẽ tập trung tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra các cơ sở cung ứng thuốc, yêu cầu các cơ sở phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của thuốc trước khi nhập và bán cho người dân.

Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, đặc biệt trên các kênh thương mại điện tử và mạng xã hội; khuyến khích các cơ sở kinh doanh áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và tem chống giả, như mã QR, để quản lý hàng hóa, giảm thất thoát và ngăn chặn thuốc giả.

Đồng thời, chúng tôi yêu cầu hệ thống kiểm nghiệm trên toàn quốc, bao gồm các viện kiểm nghiệm thuốc trung ương và các trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, thành phố, tăng cường lấy mẫu thuốc trên thị trường, chú trọng lấy mẫu có trọng tâm, trọng điểm, cả định kỳ và đột xuất.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường kinh phí cho hoạt động lấy mẫu, mua mẫu, cũng như đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực cho các trung tâm kiểm nghiệm để nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc tại địa phương.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hàng năm, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y dược cổ truyền, Thanh tra Bộ) đã xây dựng và triển khai các kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất; cụ thể: Kiểm tra điều kiện kinh doanh, duy trì đáp ứng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bán buôn bán lẻ thuốc.

Bộ Y tế tiến hành kiểm tra định kỳ trên 30% số cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc. Năm 2024, Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền triển khai 80 đoàn kiểm tra GMP, tạm dừng hoạt động một phần của 1 cơ sở; 90 đoàn kiểm tra GSP tại các cơ sở nhập khẩu.

Thanh tra Bộ Y tế đã triển khai 50 đoàn thanh tra về lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; ban hành 46 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là trên 2, 5 tỷ đồng.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh tăng cường bảo vệ nhóm nguy cơ cao Tin Y tế

TP Hồ Chí Minh tăng cường bảo vệ nhóm nguy cơ cao

TTTĐ - Số ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu tăng trở lại trong những tuần gần đây, cùng với nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác. Thành uỷ TP Hồ Chí Minh đã có yêu cầu tăng cường công tác phòng chống bệnh, đặc biệt với nhóm nguy cơ cao.
Mổ đẻ cấp cứu cho sản phụ mắc bệnh tim bẩm sinh rất nặng Tin Y tế

Mổ đẻ cấp cứu cho sản phụ mắc bệnh tim bẩm sinh rất nặng

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện E, đơn vị này đã đỡ đẻ thành công cho một sản phụ mắc bệnh tim bẩm sinh rất nặng, bé gái nặng 3,1 kg chào đời khỏe mạnh.
Lâm Đồng: Đình chỉ lưu hành, thu hồi loạt mỹ phẩm vi phạm quy định Sức khỏe

Lâm Đồng: Đình chỉ lưu hành, thu hồi loạt mỹ phẩm vi phạm quy định

TTTĐ - Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi nhiều sản phẩm mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh do vi phạm các quy định về ghi nhãn và chất lượng sản phẩm.
Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường Tin Y tế

Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường

TTTĐ - Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, Tháng hành động vì môi trường năm 2025, Sở Y tế vừa có văn bản 2782/SYT-NVY chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành tổ chức các hoạt động hưởng ứng phù hợp với tình hình tại cơ quan, đơn vị.
Phụ nữ dân tộc thiểu số được tiếp cận các biện pháp tránh thai Tin Y tế

Phụ nữ dân tộc thiểu số được tiếp cận các biện pháp tránh thai

TTTĐ - Ngày 9/6/2025, Bộ Y tế đã chính thức công bố Cam kết quốc gia về Kế hoạch hóa Gia đình 2030 (FP2030), một phong trào toàn cầu nhằm thúc đẩy quyền của mọi người trong việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản một cách an toàn và theo lựa chọn cá nhân.
Cảnh giác với triệu chứng thận "kêu cứu" Tin Y tế

Cảnh giác với triệu chứng thận "kêu cứu"

TTTĐ - Mới đây, thông tin một nữ diễn viên tuổi đời còn rất trẻ đã phát hiện suy thận giai đoạn 3 khiến nhiều người lo lắng vì ngày càng nhiều người suy thận tuổi dưới 30. Chưa kể đến những người có bệnh lý nền tiểu đường, tăng huyết áp cũng có nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng.
Cứu trẻ sinh cực non 24 tuần chỉ nặng 600gr Tin Y tế

Cứu trẻ sinh cực non 24 tuần chỉ nặng 600gr

TTTĐ - Chào đời khi thai mới 24 tuần 6 ngày và chỉ nặng 600 gram, em bé này là một trong số rất ít trường hợp trẻ sinh cực non, cực nhẹ cân được điều trị thành công tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Nguy hại sức khỏe vì mua phải cồn sát trùng giả Tin Y tế

Nguy hại sức khỏe vì mua phải cồn sát trùng giả

TTTĐ - Tại các hiệu thuốc, không ít sản phẩm cồn công nghiệp methanol được bày bán với hình thức chai lọ và nhãn mác vẫn rất giống các chai cồn sát trùng. Nguy hiểm hơn, người dân nếu nhầm lẫn mua phải cồn methanol để sử dụng dễ có nguy cơ ngộ độc.
Trong 1 tuần ghi nhận thêm 150 ca mắc COVID-19 Tin Y tế

Trong 1 tuần ghi nhận thêm 150 ca mắc COVID-19

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 30/5 đến ngày 6/6), toàn thành phố ghi nhận 150 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong, giảm 6 ca so với tuần trước đó.
Cập nhật kỹ thuật nội soi phế quản mới để chẩn đoán và điều trị chuyên sâu các bệnh hô hấp Tin Y tế

Cập nhật kỹ thuật nội soi phế quản mới để chẩn đoán và điều trị chuyên sâu các bệnh hô hấp

TTTĐ - Không còn là kỹ thuật dành riêng cho các bệnh viện “tuyến cuối”, kỹ thuật nội soi phế quản sẽ dần được ứng dụng rộng rãi hơn nữa tại nhiều cơ sở y tế, ngay sau hội nghị khoa học “Cập nhật tiến bộ kỹ thuật nội soi phế quản chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp” vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Xem thêm