Tag
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

“Bắt đúng mạch, đúng bệnh” để có giải pháp phù hợp

Kinh tế 20/05/2025 09:44
aa
TTTĐ - Sáng 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025; với mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).
Hà Nội cần phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công trên 100% Giải ngân vốn đầu tư công nhanh nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 Các địa phương hỗ trợ nhau trong bảo đảm nguồn cung vật liệu cho các dự án đầu tư công
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết quả giải ngân 4 tháng đầu năm trên 128,5 nghìn tỷ đồng

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước; là năm tăng tốc, về đích thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; là năm chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc; hướng tới 2 mục tiêu chiến lược 100 năm.

Để đạt được các mục tiêu chiến lược đó, Đảng, Nhà nước, Chính phủ xác định mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 6,5-7%), tạo đà, tạo lực tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó, mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2025 là 100% (mục tiêu trước đây là 95%).

Đầu tư công luôn được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng yếu, giữ vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị; đầu tư công vừa mang tầm chiến lược dài hạn, vừa mang tính cấp thiết trước mắt, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đầu tư công tạo nền tảng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, có vai trò "mở đường", khơi thông các điểm nghẽn, tạo động lực mới, không gian phát triển mới; tăng cường liên kết, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đóng vai trò là "vốn mồi", dẫn dắt, kích hoạt đầu tư toàn xã hội, thu hút mạnh mẽ đầu tư tư nhân và dòng vốn FDI; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương hằng năm ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2025.

Cụ thể, tập trung hoàn thiện thể chế về đầu tư công, trong đó trình Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công số 58/2024/QH15 ngày 29/11/2024 và tổ chức triển khai từ 1/1/2025 với nhiều quy định mới theo hướng tạo đột phá, đẩy mạnh cải cách, tăng cường phân cấp, phân quyền.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 1 chỉ thị, 3 công điện và nhiều văn bản chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, các công điện, chỉ thị khác của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy tăng trưởng đều đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Các cuộc họp Thường trực Chính phủ, Phiên họp Chính phủ thường kỳ đều có nội dung về đầu tư công. Cùng với đó, phát huy vai trò của 7 tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với các địa phương để kiểm tra, đôn đốc công tác giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã thành lập các tổ công tác thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước.

Kết quả giải ngân 4 tháng đầu năm là trên 128,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn khoảng 18 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, có gần 8 nghìn tỷ đồng chưa được phân bổ chi tiết; kết quả giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2025 đạt 15,56%, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 (16,64%), trong đó nhiều bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Lấy kết quả giải ngân là 1 tiêu chuẩn đánh giá cán bộ

Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang sống trong những ngày tháng 4, tháng 5 lịch sử với tinh thần thần tốc, táo bạo hơn nữa. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang quyết liệt làm mới 3 động lực tăng trưởng truyền thống gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới gồm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, động lực liên quan kinh tế tư nhân.

Trong lúc việc thúc đẩy động lực tăng trưởng mới cần phải có thời gian, có độ trễ thì phải nỗ lực củng cố, thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay các động lực tiêu dùng và xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, chúng ta đang quyết liệt đa dạng hoá thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng nhưng cũng chưa phát huy hiệu quả ngay lập tức.

Do đó, trong các động lực tăng trưởng truyền thống, động lực tăng trưởng đầu tư có vai trò rất quan trọng, gồm đầu tư công, đầu tư FDI, đầu tư tư nhân... Đầu tư công được xác định là dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực cho phát triển.

Điểm lại kết quả đầu tư công những tháng đầu năm, trong đó có 37/47 bộ, cơ quan và 27/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước, Thủ tướng đề nghị phải làm rõ vấn đề này, tìm ra nguyên nhân, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, trách nhiệm của các bộ, ngành, “tại sao cùng một điều kiện, chính sách có nơi làm tốt, có nơi không tốt, liệu có phải do con người, do người đứng đầu không”.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính thống kê những bộ, ngành, địa phương nào giải ngân chậm để đánh giá lại cán bộ; những bộ, ngành nào làm tốt thì khen thưởng, bộ, ngành nào làm không tốt thì phải xử lý; đồng thời, rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành, đặc biệt là người đứng đầu, “bắt đúng mạch, đúng bệnh” để có giải pháp phù hợp; có các nguyên tắc, công cụ đo lường thường xuyên để đôn đốc, nhắc nhở, phát huy vai trò của các tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng đề nghị lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp, các cán bộ, đảng viên phải suy nghĩ, nghiên cứu, tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi thể chế, chính sách, tháo gỡ các vướng mắc, đặc biệt là các luật liên quan ngân sách, đấu thầu, bởi thực tế là các các doanh nghiệp tư nhân thường giải ngân, triển khai rất nhanh các công trình. Các cấp từ Trung ương tới địa phương phải quyết liệt vào cuộc, nỗ lực, tích cực hơn nữa, phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ thẩm quyền”, thể hiện tinh thần trách nhiệm với đất nước, công việc, không để tình trạng “có tiền mà không tiêu được”.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát, với tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; các bộ ngành, cơ quan Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, không làm những việc cụ thể. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng phải chủ động trong thúc đẩy đầu tư.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Loạt giải pháp phát triển kinh tế tư nhân Khởi nghiệp sáng tạo

TP Hồ Chí Minh: Loạt giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh triển khai nhiều nhóm giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Napas mang đến nhiều hoạt động mới mẻ, thú vụ tại chuỗi sự kiện ngày không tiền mặt 2025 Kinh tế

Napas mang đến nhiều hoạt động mới mẻ, thú vụ tại chuỗi sự kiện ngày không tiền mặt 2025

TTTĐ - Trong hai ngày cuối tuần (14 và 15/6/2025) tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ chính thức diễn ra các hoạt động của Ngày không tiền mặt 2025 với chủ đề “Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số”
AI thực chiến: Cú hích mới cho doanh nghiệp Hưng Yên Doanh nghiệp

AI thực chiến: Cú hích mới cho doanh nghiệp Hưng Yên

TTTĐ - Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) đã phối hợp cùng Sở Công thương tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Các nhà đầu tư sẽ cảm nhận được cách làm mới, sự thay đổi về môi trường kinh doanh Việt Nam Doanh nghiệp

Các nhà đầu tư sẽ cảm nhận được cách làm mới, sự thay đổi về môi trường kinh doanh Việt Nam

Trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển, sáng 12/6, tại Stockholm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc ăn sáng làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn của Thụy Điển, trao đổi về hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực.
Quan tâm, bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho các hội viên nông dân Nông thôn mới

Quan tâm, bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho các hội viên nông dân

TTTĐ - Chiều 12/6, Ban Chấp hành Hội Nông dân Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ 8, nhiệm kỳ 2023 - 2028, nhằm sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Hội đồng Thẩm định Trung ương đã họp xét, thống nhất bỏ phiếu công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố năm 2024. Đây là kết quả xứng đáng từ sự nỗ lực bền bỉ của cả hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong suốt gần 15 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.
HDBank hợp tác cùng BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững Thị trường - Tài chính

HDBank hợp tác cùng BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dung ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn (TCNT) và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ.
Cởi “nút thắt” về chính sách tín dụng, vốn cho các doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp

Cởi “nút thắt” về chính sách tín dụng, vốn cho các doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Nghị quyết 68-NQ/TW đã mở ra nhiều cơ chế thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, trong đó có cởi “nút thắt” về chính sách tín dụng - vốn. Các chính sách ưu tiên tín dụng trong Nghị quyết số 68-NQ/TW có ý nghĩa như “trục xoay” để chuyển mô hình cho vay từ “thế chấp - kiểm soát” sang “dữ liệu - đồng hành”, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội giải bài toán chi phí vốn, đồng thời, thúc đẩy ngân hàng - FinTech liên kết sâu hơn.
Đại hội Đảng bộ Co-opBank nhiệm kỳ 2025 - 2030: “Đoàn kết - Đổi mới - Hiệu quả - Bền vững - Vì sự phát triển của hệ thống QTDND” Kinh tế

Đại hội Đảng bộ Co-opBank nhiệm kỳ 2025 - 2030: “Đoàn kết - Đổi mới - Hiệu quả - Bền vững - Vì sự phát triển của hệ thống QTDND”

TTTĐ - Trong 2 ngày 11 và 12/6/2025, tại Hà Nội, Đảng bộ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với chủ đề “Đoàn kết - Đổi mới - Hiệu quả - Bền vững - Vì sự phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân”.
Shinec công bố giải pháp số quản lý phát thải Carbon Doanh nghiệp

Shinec công bố giải pháp số quản lý phát thải Carbon

TTTĐ - Sáng ngày 12/6, tại khu công nghiệp (KCN) Nam Cầu Kiền, Công ty Cổ phần Shinec cùng đơn vị cung ứng dịch vụ đã tổ chức lễ “Công bố Giải pháp số quản lý phát thải Carbon cho KCN Nam Cầu Kiền - Hướng tới thị trường tín chỉ carbon”.
Xem thêm