Tag

Bệnh nhân mắc đái tháo đường bị hoại tử phải cắt cụt chân

Sức khỏe 19/07/2022 18:31
aa
TTTĐ - Ngày 19/7, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật và điều trị cho bệnh nhân Phạm Thị Q (40 tuổi, trú tại tỉnh Quảng Ninh) bị lở loét chân trái. Nguyên nhân là bởi bệnh nhân bị đái tháo đường nhưng không điều trị.
Nhập viện cấp cứu vì mua thuốc chữa đái tháo đường cấp tốc bán trên "phây" Điều trị bệnh nhân đái tháo đường mắc COVID-19 suy hô hấp nguy kịch Người bệnh đái tháo đường nên ăn bữa phụ và món tráng miệng như thế nào? Chế độ dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm cho người đái tháo đường

Bệnh nhân Phạm Thị Q, 40 tuổi, (sinh sống và thường trú tại tỉnh Quảng Ninh, làm nghề đánh bắt cá trên biển) được chuyển tuyến trong tình trạng nhiễm trùng bàn cẳng chân lan rộng do biến chứng thần kinh ngoại vi - đái tháo đường mất cảm giác bàn chân và không được điều trị kịp thời.

Tại thời điểm tiếp nhận, bệnh nhân xuất hiện tình trạng cẳng bàn chân trái loét diện rộng, sưng nề tấy đỏ, dịch thấm băng nhiều kèm mùi hôi thối do hoại tử; sốt trên 38 độ C có những cơn rét run.

Bệnh nhân mắc đái tháo đường bị hoại tử phải cắt cụt chân
Bệnh nhân mắc đái tháo đường bị hoại tử phải cắt cụt chân

Sau khi tiếp nhận, tình trạng bệnh diễn biến nhanh và xấu, vết loét hoại tử lan rộng lên trên đùi và một phần bộ phận sinh dục; nhiễm khuẩn huyết, nhiễm độc, viêm phổi, suy tim, suy kiệt cơ thể, biến chứng thần kinh ngoại vi, rối loạn chuyển hóa lipid.

Sau khi được cấp cứu tích cực, hội chẩn liên khoa dưới sự chủ trì của TS.BS. Phan Hướng Dương - Phó Giám đốc Bệnh viện, kết luận hội chẩn theo dõi viêm cân mạc hoại tử chi dưới lan rộng, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu cắt tháo chi trái để bảo toàn tính mạng.

ThS.BS. Nguyễn Ngọc Thiện - Phó khoa Chăm sóc bàn chân, bác sỹ điều trị và phẫu thuật trực tiếp cho bệnh nhân nhận định: "Bệnh nhân Q nằm trong trường hợp viêm hoại tử cân mạc cẳng chân lan rộng. Để cứu tính mạng, cần phải cắt bỏ chi của người bệnh.

Với tình trạng trên, phần lớn phải chỉ định cắt cụt đùi. Tuy nhiên do bệnh nhân còn trẻ, với mong muốn giữ tối đa chiều dài của chi cắt cụt để sau phẫu thuật có thể sử dụng chân giả cho bệnh nhân sinh hoạt, lao động và hòa nhập cộng đồng, kíp phẫu thuật đã thảo luận chi tiết trước khi tiến hành quyết định cắt cụt 1/3 giữa cẳng chân cho bệnh nhận Q".

Với chỉ định cắt cụt cẳng chân, việc chăm sóc mỏm cụt cẳng chân sau phẫu thuật sẽ khó khăn cho việc liền vết thương mỏm cụt. Đồng thời, tình trạng biến chứng nặng nguy cơ rủi ro cao trong và sau quá trình phẫu thuật có thể sẽ xảy ra.

Do vậy, sau phẫu thuật cắt cụt cẳng chân, các bác sỹ vẫn phải tiến hành các thủ thuật như: rạch rộng, cắt lọc phần hoại tử ở đùi, khoeo và hầu hết phần mỏm cụt hàng ngày. Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực (kháng sinh thích hợp, kiểm soát đường huyết, truyền máu, bổ sung dinh dưỡng,…).

Ngoài ra, bệnh nhân còn được xử trí bơm hút rửa phần hoại tử đùi và mỏm cụt thường xuyên. Khu vực viêm loét ở đùi, khoeo, mỏm cụt được đặt máy hút áp lực âm liên tục nhằm giúp loại bỏ dịch tiết, giảm phù nề, cải thiện cung cấp máu đến mô và thúc đẩy quá trình liền vết thương.

Sau gần 2 tháng theo dõi, điều trị tích cực, bệnh nhân Q. đã phục hồi thể trạng, vết thương tại khu vực phẫu thuật đã liền, ăn uống sinh hoạt bình thường và được xuất viện. Trong thời gian tới, bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị để kiểm soát đường huyết và tiến hành tập phục hồi chức năng, lắp chân giả để tái hòa nhập cộng đồng.

Do hoàn cảnh bệnh nhân rất khó khăn, cả gia đình 6 người gồm vợ chồng, con trai và con dâu cùng 2 người cháu đều sinh hoạt trên chiếc thuyền đánh cá nhỏ, không có khả năng chi trả chi phí điều trị.

Vì vậy, để hỗ trợ người bệnh, Bệnh viện đã hỗ trợ toàn bộ suất ăn trong thời gian bệnh nhân Q điều trị tại đây.

Ngoài ra, Bệnh viện cũng đã kêu gọi các tổ chức từ thiện, cá nhân hỗ trợ toàn bộ chi phí trong quá trình điều trị và phục hồi sau phẫu thuật của bệnh nhân Q. Thông qua sự hỗ trợ kịp thời, bệnh nhân Q đã có thể yên tâm điều trị.

"Có thể thấy, biến chứng bàn chân do đái tháo đường để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với người bệnh và xã hội. Cắt cụt chi là biện pháp cuối cùng để ngăn vùng hoại tử ở chân mở rộng, nhằm đảm bảo tính mạng cho người bệnh.

Các vùng hoại tử này thường bắt nguồn từ các vết loét, nhiễm trùng bàn chân hoặc tắc mạch chân nhưng không được điều trị kịp thời. Bệnh nhân Q được chẩn đoán hoại tử rất nặng ở bàn chân trái do vậy bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật để ngăn chặn các hiện tượng loét, nhiễm trùng lan rộng", BS. Thiện cho biết.

Đọc thêm

Đảm bảo y tế khu vực ngập úng của quận Ba Đình, Hoàn Kiếm Tin Y tế

Đảm bảo y tế khu vực ngập úng của quận Ba Đình, Hoàn Kiếm

TTTĐ - Sáng 11/9, TS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra công tác phòng chống lụt bão, ngập úng và đáp ứng y tế phục vụ người dân tại phường Phúc Xá (quận Ba Đình) và Chương Dương (quận Hoàn Kiếm).
Phòng tránh các bệnh về da trong mùa mưa lũ Tin Y tế

Phòng tránh các bệnh về da trong mùa mưa lũ

TTTĐ - Mưa lũ gây ngập lụt trong những ngày qua ở Hà Nội tiềm ẩn những mối nguy hại đến sức khoẻ của người dân. Bên cạnh các bệnh dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy, đau mắt đỏ… thì các vấn đề về da cũng khá thường gặp…
Đảm bảo ứng trực y tế đối phó lũ lớn trên các tuyến sông Tin Y tế

Đảm bảo ứng trực y tế đối phó lũ lớn trên các tuyến sông

TTTĐ - Ngày 11/9, Sở Y tế đã có Công điện khẩn gửi giám đốc các đơn vị trực thuộc Sở về việc thực hiện Công điện số 13 của UBND thành phố Hà Nội tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông.
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Cảnh báo ngộ độc khí C0 do sử dụng máy phát điện bằng xăng Tin Y tế

Cảnh báo ngộ độc khí C0 do sử dụng máy phát điện bằng xăng

TTTĐ - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cảnh báo ngộ độc khí CO do gia đình sử dụng máy phát điện chạy bằng xăng trong phòng kín có nguy cơ dẫn đến tử vong cao.
Cấp cứu một công nhân ngành điện gặp tai nạn do ảnh hưởng bão Tin Y tế

Cấp cứu một công nhân ngành điện gặp tai nạn do ảnh hưởng bão

TTTĐ - Theo thông tin của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, bệnh viện đã cấp cứu và chuyển lên tuyến trên một trường hợp công nhân ngành điện gặp tai nạn nghiêm trọng trong quá trình thi công sửa chữa trên lưới điện bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.
Huyện Quốc Oai lập trạm y tế lưu động tại vùng bị cô lập do mưa lũ Tin Y tế

Huyện Quốc Oai lập trạm y tế lưu động tại vùng bị cô lập do mưa lũ

TTTĐ - Để chủ động phòng, thu dung cấp cứu ban đầu cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, huyện Quốc Oai đã thành lập Trạm Y tế lưu động tại xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu - nơi đang bị cô lập bởi lũ lụt.
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Tập trung điều trị tốt nhất cho bệnh nhân trong thiên tai Tin Y tế

Tập trung điều trị tốt nhất cho bệnh nhân trong thiên tai

TTTĐ - Ngày 11/9, Sở Y tế đã có Công điện khẩn gửi giám đốc các đơn vị trực thuộc Sở Y tế về việc thực hiện Công điện số 12 của UBND thành phố tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Xem thêm