Tag

Bệnh quai bị và chứng vô sinh

Sức khỏe 08/04/2016 05:45
aa
- Hỏi: Tôi có nghe nói, bệnh quai bị hay có liên quan đến các chứng như tổn thương thần kinh, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy, vô sinh ở nam giới. Xin hỏi thực hư về vấn đề này như thế nào? (Hoàng Nguyên)

Bệnh quai bị và chứng vô sinh

- Hỏi: Tôi có nghe nói, bệnh quai bị hay có liên quan đến các chứng như tổn thương thần kinh, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy, vô sinh ở nam giới. Xin hỏi thực hư về vấn đề này như thế nào? (Hoàng Nguyên)

Trả lời: Bệnh quai bị có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỉ lệ thấp hơn. Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần.

Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lí.

Biểu hiện rõ nhất của bệnh là sốt và sưng một hoặc cả hai bên tuyến mang tai. Ngoài tuyến mang tai, một số cơ quan khác cũng có thể bị viêm đồng thời như tuyến nước bọt, màng não, tuyến sinh dục (tinh hoàn hoặc buồng trứng).

ảnh hưởng của quai bị đến khả năng sinh sản của nam giới: Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. Tỉ lệ có biến chứng viêm tinh hoàn có thể từ 20-35%. Khi bị viêm, tinh hoàn đau và sưng to, thường kèm với sốt. Sau đó, quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến từ khoảng 50% những bệnh nhân này. Trong những trường hợp còn lại, quá trình sinh tinh có thể trở về bình thường. Viêm buồng trứng ở phụ nữ bị quai bị rất hiếm gặp và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến trong vòng 1- 6 tháng sau đợt viêm cấp tính. Quá trình sinh tinh sẽ giảm dần và có thể mất hẳn. Teo mô tinh hoàn có thể do tác động trực tiếp của virus hoặc thứ phát do thiếu máu cục bộ trong quá trình mô bị viêm, phù. Nếu bị viêm cả hai bên tinh hoàn (khoảng 15%), sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn.

Nam giới sau tuổi dậy thì khi bị quai bị cần chú ý đến biến chứng viêm tinh hoàn. Quai bị có kèm viêm tinh hoàn có nhiều khả năng sẽ dẫn đến vô sinh, đặc biệt nếu viêm cả 2 tinh hoàn. Vì quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến từ từ sau đợt viêm cấp tính. Để duy trì khả năng sinh sản, những người mắc bệnh có thể đến các trung tâm điều trị vô sinh để xin trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều. Lưu trữ tinh trùng dự phòng trong những trường hợp quai bị nên được thực hiện ở thanh niên chưa lập gia đình hoặc chưa có con.

Phòng chống biến chứng khi mắc quai bị: Trẻ nhỏ khi được 1 tuổi nên được tiêm vacxin phòng quai bị. Người bị bệnh quai bị tốt nhất nên vào viện khám và điều trị, nên cách li với mọi người xung quanh, nhất là những bé trai chưa bị quai bị lần nào thì không nên tiếp xúc với người bị quai bị.

Khi bị mắc bệnh quai bị nên cách li bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn: Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động.

Bệnh nhân cần đến khám bác sĩ ngay sau khi mắc bệnh để hạn chế tối đa những ảnh hưởng có thể xảy ra.

Bác sĩ chuyên khoa

Tin liên quan

Đọc thêm

Đắk Lắk đối mặt với dịch sởi bùng phát Tin Y tế

Đắk Lắk đối mặt với dịch sởi bùng phát

TTTĐ - Tỉnh Đắk Lắk đang phải đối mặt với nguy cơ diễn biến phức tạp của dịch sởi sau 3 năm không ghi nhận ca bệnh. Điều đó đặt ra nhiều thách thức cho ngành Y tế địa phương trong việc kiểm soát dịch bệnh
Nhiều người lớn mắc sởi cũng bị biến chứng nặng Tin Y tế

Nhiều người lớn mắc sởi cũng bị biến chứng nặng

TTTĐ - Theo thông tin từ Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, gần đây đơn vị này đã điều trị cho nhiều ca người lớn mắc sởi với biến chứng nghiêm trọng.
Nhiều trường hợp tử vong do ngộ độc nấm, côn trùng, so biển... Tin Y tế

Nhiều trường hợp tử vong do ngộ độc nấm, côn trùng, so biển...

TTTĐ - Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thời gian gần đây, tại một số địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh ven biển xảy ra các vụ ngộ độc do ăn động, thực vật có chứa độc tố tự nhiên (như nấm độc, côn trùng độc, quả rừng, cây rừng, cóc, so biển, cá nóc…), trong đó đã có những trường hợp tử vong.
Nghệ An đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi Tin Y tế

Nghệ An đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi

TTTĐ - Ngành Y tế tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu hoàn thành tiêm vaccine sởi cho trên 95% trẻ em trong tháng 3/2025.
Bệnh viện Quân y 103 tổ chức chương trình “Hành quân về nguồn” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bệnh viện Quân y 103 tổ chức chương trình “Hành quân về nguồn”

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Bệnh viện Quân y 103, ngày 22/3 tại xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Quân y 103 tổ chức chương trình “Hành quân về nguồn”.
Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng dịch sởi Tin Y tế

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng dịch sởi

TTTĐ - Đoàn giám sát do Cục trưởng Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) Hoàng Minh Đức làm trưởng đoàn đã tới kiểm tra việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi cho trẻ trên địa bàn quận Long Biên.
Hơn 600 công nhân, viên chức đăng ký tham gia hiến máu Tin Y tế

Hơn 600 công nhân, viên chức đăng ký tham gia hiến máu

TTTĐ - Ngày 22/3, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện quận Ba Đình đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4; phát động phong trào hiến máu tình nguyện và Ngày hội hiến máu tình nguyện khối công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
"Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" tiêm vắc xin sởi Tin Y tế

"Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" tiêm vắc xin sởi

TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố căn cứ điều kiện thực tế và đặc thù tại địa phương áp dụng các hình thức tiêm vắc xin sởi phù hợp như tiêm tại nhà, lưu động để nhanh chóng bao phủ vắc xin...
Gần 42.500 ca nghi sởi, tốc độ tiêm vắc xin còn chậm Tin Y tế

Gần 42.500 ca nghi sởi, tốc độ tiêm vắc xin còn chậm

TTTĐ - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế các địa phương đề xuất bố trí nguồn lực đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, huy động xã hội hóa, doanh nghiệp hỗ trợ vắc xin.
Ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi Tin Y tế

Ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi

TTTĐ - Theo thông tin của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ghi nhận 1 trường hợp tử vong do sởi là trẻ 4 tuổi ở quận Nam Từ Liêm, trước đó bé chưa tiêm vắc xin.
Xem thêm