Tag

Biến thể Omicron vẫn đang chiếm ưu thế trên toàn cầu

Tin Y tế 07/10/2022 15:25
aa
TTTĐ - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc và bệnh nhân COVID-19 nặng từ đầu tháng 10 đến nay có dấu hiệu chững lại, hiện có 76 ca nặng thở oxy. Tuy nhiên, biến thể Omicron vẫn đang chiếm ưu thế trên toàn cầu.
Dòng phụ của biến thể Omicron có thể tạo ra làn sóng dịch tại nhiều nước Hiểu thêm về biến thể phụ BA.4 và BA.5 Liều thứ 4 vắc xin AstraZeneca hiệu quả 73% trong việc ngừa nhiễm COVID-19 Tiêm vắc xin mũi nhắc lại để tăng khả năng bảo vệ trước biến thể Omicron

Còn 76 bệnh nhân COVID-19 nặng thở oxy

Bộ Y tế cho biết, ngày 6/10 có 1.130 ca mắc COVID-19 mới, trong ngày có 515 bệnh nhân khỏi, không có ca nào tử vong. Số ca mắc mới COVID-19 từ đầu tháng 10 đến nay có dấu hiệu chững lại, ngày thấp nhất là 2/10 ghi nhận 490 ca mới, thấp nhất trong 4 tháng qua, ngày cao nhất là 5/10 với 1.194 ca mắc.

Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.595.359 ca, trong số hơn 844 nghìn người mắc COVID-19 đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở ô xy là 76 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 60 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy xâm lấn: 11 ca.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 ở nước ta thời gian qua
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 ở nước ta thời gian qua

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.484.659 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.640 ca nhiễm).

Ngày 5/10 không ghi nhận ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.151 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với Châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh dự báo còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại;

Trong nước, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc.

Ngoài ra, tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi tại một số nơi còn thấp dưới mức bình quân chung của cả nước; khả năng bảo vệ miễn dịch giảm theo thời gian và độ bao phủ vắc xin do đó Hệ thống đáp ứng phòng, chống dịch từ trung ương đến địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.

Cần tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19

Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Đồng thời, tiếp tục bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; Tiếp tục kiện toàn lực lượng chống dịch, động viên, nâng cao chế độ đãi ngộ với các cán bộ y tế trên địa bàn, nhất là cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở, cán bộ y tế trong các cơ sở điều trị;

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế phối hợp với các tổ chức, chuyên gia trong nước, quốc tế theo dõi, cập nhật tình hình dịch, nhất là với các biến thể mới.

Trong ngày 5/10 có 13.013 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 260.244.980 liều, trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 220.516.012 liều: Mũi 1 là 71.065.931 liều; Mũi 2 là 68.656.123 liều; Mũi bổ sung là 14.538.977 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 50.835.602 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 15.419.379 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 22.975.405 liều: Mũi 1 là 9.107.227 liều; Mũi 2 là 8.850.420 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.017.758 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.753.563 liều: Mũi 1 là 9.870.501 liều; Mũi 2 là 6.883.062 liều.

Bộ Y tế cũng cho biết thêm về công tác tiêm chủng ngày 6/10/2022, theo đó, tổng số mũi tiêm là 260.246.761. Số mũi tiêm thực hiện trong ngày là 1.781 tại 2 tỉnh, trong đó 1.781 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 0 mũi tiêm cho trẻ 5-11 tuổi.

Nhóm từ 18 tuổi trở lên: Tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 50.835.846 mũi tiêm (78,1%), trong ngày có 1 tỉnh triển khai với 244 người được tiêm. Tỷ lệ thấp: Bình Định (58,3%); Phú Yên (60,7%); Đồng Nai (53,5%); Đồng Tháp (59,2%); Bình Phước (59,8%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%); Sóc Trăng (97,7%).

Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 15.420.440 mũi tiêm, trong ngày có 1 tỉnh triển khai với 1.061 người được tiêm.

Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 5.018.085 trẻ (58,6%). Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (36,2%); Quảng Ngãi (38,4%); Phú Yên (22,5%); TP Hồ Chí Minh (34,8%); Bà Rịa - Vũng Tàu (16%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (97,3%); Lâm Đồng (91,1%); Sóc Trăng (99,3%).

Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 16.753.563. Mũi 1: 9.870.501 trẻ (89%). Tỷ lệ thấp: Quảng Trị (77,5%); Đà Nẵng (67,5%); TP Hồ Chí Minh (62,4%); Bà Rịa - Vũng Tàu (71%); Đồng Nai (78%). Tỷ lệ cao: Ninh Bình (99,6%); Bắc Giang (99,9%); Điện Biên (99,1%).

Mũi 2: 6.883.062 trẻ (62,1%) tăng 0,1%. Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (31,9%); Quảng Nam (33,4%); TP Hồ Chí Minh (34,9%); Bà Rịa - Vũng Tàu (41,1%), Đồng Nai (43,1%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (98,5%); Sóc Trăng (98,4%); Cà Mau (93,8%).

Đến ngày 5/10, thế giới ghi nhận trên 624 triệu ca mắc, trên 6,5 triệu trường hợp tử vong. So với tuần trước đó, trong tuần qua thế giới đã ghi nhận trên 2,7 triệu ca mắc (giảm 13%), trên 7.500 trường hợp tử vong (giảm 21%).

Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, biến thể Omicron vẫn đang là biến thể chiếm ưu thế trên toàn cầu. Trên thế giới, mặc dù tình hình dịch COVID-19 hiện tại đã có dấu hiệu khả quan.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo các quốc gia cần nắm bắt cơ hội, tiếp tục nỗ lực, duy trì các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là việc đảm bảo mục tiêu trong tiêm chủng vắc xin để đạt được mục tiêu kiểm soát dịch bệnh.

Đọc thêm

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã Tin Y tế

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

TTTĐ - Theo thống kê của Sở Y tế, toàn thành phố Hà Nội đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ Tin Y tế

Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ

TTTĐ - Sinh con là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy lo lắng, đặc biệt với các mẹ bầu lần đầu làm mẹ. Tại Bệnh viện Đa khoa Nghi Lộc, những dịch vụ chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé sẽ giúp hành trình vượt cạn trở nên an toàn, nhẹ nhàng và đáng nhớ hơn bao giờ hết.
Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm Tin Y tế

Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó); trong đó 20 ca mắc chưa tiêm chủng vắc xin và 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng sởi.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên Tin Y tế

Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên

TTTĐ - Nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, giúp các em có ý thức bảo vệ bản thân và xây dựng lối sống lành mạnh, Trung tâm Y tế quận Hà Đông đã phối hợp với các trường tổ chức các đợt truyền thông giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản ở độ tuổi vị thành niên.
Sàng lọc sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số Tin Y tế

Sàng lọc sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số

TTTĐ - Hiện nay, với tiến bộ của y học, phương pháp xét nghiệm máu gót chân có thể phát hiện một số bệnh lý di truyền hoặc các rối loạn bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Phẫu thuật bệnh nhân 9 năm đeo hậu môn nhân tạo Tin Y tế

Phẫu thuật bệnh nhân 9 năm đeo hậu môn nhân tạo

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp bệnh nhân lồng ruột - ung thư đại tràng tái phát đã mang hậu môn nhân tạo 9 năm.
Phòng khám Y học Sài Gòn bị phạt sau vụ “vẽ bệnh, moi tiền” Nhịp sống phương Nam

Phòng khám Y học Sài Gòn bị phạt sau vụ “vẽ bệnh, moi tiền”

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. Trong đó, hai phòng khám bị người dân phản ánh có hành vi “vẽ bệnh, moi tiền”, gồm: Phòng khám đa khoa Y học Sài Gòn và Phòng khám đa khoa Tháng Tám bị phạt nặng.
Mọi trẻ sinh non cần được chăm sóc sức khỏe tốt nhất Tin Y tế

Mọi trẻ sinh non cần được chăm sóc sức khỏe tốt nhất

TTTĐ - Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Bắc Ninh, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF tổ chức lễ mít tinh Việt Nam hưởng ứng Ngày thế giới vì trẻ sinh non.
Hút mỡ tại phòng khám thẩm mỹ, một bệnh nhân nhập viện cấp cứu Tin Y tế

Hút mỡ tại phòng khám thẩm mỹ, một bệnh nhân nhập viện cấp cứu

TTTĐ - Nam bệnh nhân nhập viện do viêm mô tế bào thành bụng vùng hạ vị và dương vật sau khi hút mỡ tại một phòng khám thẩm mỹ trên địa bàn Quận 10, TP HCM.
Tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu Tin Y tế

Tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội tổ chức tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Xem thêm