Bình Dương: Những địa điểm mang đậm dấu ấn văn hóa, phát triển kinh tế, xã hội
Để sân khấu Thủ đô góp sức cho công nghiệp văn hóa... |
Điểm tham quan đầu tiên của Đoàn là Trung tâm giám sát điều hành thông minh Bình Dương (IOC). Hệ thống IOC được kết nối với các hệ thống ứng dụng cơ sở dữ liệu trong tỉnh và bên ngoài để tổng hợp dữ liệu, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, hỗ trợ ra quyết định, được vận hành 24/24 giờ với các chức năng như: phân tích dữ liệu chỉ tiêu kinh tế, xã hội, giám sát hành chính công, giám sát điều hành lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, quản lý đô thị, giám sát điều hành môi trường, tương tác, giao tiếp phục vụ công dân, giám sát an ninh, an toàn thông tin và thông tin trên internet, giám sát điều hành an ninh trật tự và an toàn giao thông.
Đoàn tham quan Trung tâm thương mại Minh Sáng Plaza |
Đoàn tham quan cũng đến thăm khu công nghiệp VSIP I, VSIP II, nơi khởi đầu và tiếp nối những nền tảng hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Singapore, hiện đang phát triển lớn mạnh, lan tỏa, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh và nhân rộng mô hình đến nhiều địa phương trong cả nước. Bên cạnh đó, Đoàn còn đến Minh Sáng Plaza khám phá các dòng sản phẩm gốm sứ Minh Long, một sản phẩm gốm sứ Bình Dương mang hồn cách và trí tuệ Việt Nam.
Đoàn tham quan tại Chùa Hội Khánh |
Đoàn tham quan cũng ghé thăm Chùa Hội Khánh, một công trình kiến trúc lưu giữ nhiều cổ vật trăm năm. Trong những năm 1923 - 1926, chùa Hội Khánh còn là nơi quy tụ các nhân sĩ, nhà nho, nhà sư yêu nước cùng lập ra hội danh dự với sự tham gia của hòa thượng Từ Văn và cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh). Chùa Hội Khánh hiện còn sở hữu kỷ lục về tượng phật nhập niết bàn trên mái chùa, dài nhất châu Á, được tổ chức kỷ lục châu Á công nhận vào tháng 5/2013.
Đoàn còn đến tham quan khu nhà ở xã hội Định Hòa, mô hình kiểu mẫu của Bình Dương nhằm ổn định nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội, tạo thuận lợi cho công nhân lao động, người thu nhập thấp tiếp cận được nhà ở xã hội, yên tâm gắn bó và làm việc lâu dài tại tỉnh.