Tag

Bó lá chữa gẫy tay, cụ bà tử vong do nhiễm khuẩn uốn ván

Tin Y tế 02/03/2023 18:40
aa
TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết vừa ghi nhận một ca tử vong vì mắc uốn ván. Bệnh nhân bị xây xước nhẹ ở tay sau cú ngã song không đến viện điều trị, hai tuần sau nhiễm khuẩn uốn ván.
Triển khai tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu năm 2022 tại 32 tỉnh, thành phố Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lý giải về việc thiếu vắc xin sởi, bạch hầu, ho gà và uốn ván Phân bổ 434.000 liều vắc xin sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván để tiêm chủng mở rộng trên cả nước Chủ quan với vết thương ở tay, bệnh nhân mắc uốn ván phải thở máy

Trước đó, bệnh nhân (83 tuổi, thôn Hạ Hòa, xã Tân Phú, huyện Quốc Oai) đi dự lễ hội tại đình làng và bị ngã. Sau đó, bà đi khám tại một phòng khám tư, được chẩn đoán gãy kín lồi cầu xương cánh tay phải, có xây xước nhẹ bàn tay trái. Người bệnh đến thầy lang để bó lá thuốc tay bị gãy.

Hai tuần sau, người phụ nữ thấy tay đau nhiều hơn, khó thở, mệt mỏi nhiều kèm theo cơn co cứng, vào Bệnh viện Quân y 103 điều trị.

Vi khuẩn gây bệnh uốn ván có thể khiến người nhiễm tử vong
Vi khuẩn gây bệnh uốn ván có thể khiến người nhiễm tử vong

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp, rung nhĩ, suy tim trên nền bệnh uốn ván. Tình trạng sức khỏe không cải thiện, gia đình xin về và bệnh nhân tử vong tại nhà.

Uốn ván là bệnh cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Dấu hiệu bệnh là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là cứng cơ nhai, mặt, gáy và sau đó là cơ thân.

Thời gian ủ bệnh thường 3-21 ngày, phụ thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí vết thương. Hầu hết trường hợp xuất hiện trong vòng 14 ngày kể từ khi nhiễm vi khuẩn uốn ván. Vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn, mức độ cũng nặng hơn.

Uốn ván là bệnh nguy hiểm do thời gian điều trị kéo dài, có thể vài tuần đến vài tháng, chi phí rất tốn kém. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân nguy cơ cao tử vong do suy hô hấp, ngừng tim đột ngột, nhiễm trùng toàn thân, xuất huyết.

Hiện, tiêm huyết thanh phòng uốn ván (SAT) là biện pháp đơn giản và hiệu quả phòng ngừa bệnh khi có vết thương ngoài da.

Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo mọi người xử lý vết thương ban đầu đúng cách để phòng ngừa uốn ván. Nếu vết thương sâu, bẩn, dập nát, nên vệ sinh vết thương bằng nước muối hoặc nước sạch, loại bỏ đất bẩn, mảnh vụn nếu có. Vết thương phức tạp, chảy máu, dính nhiều đất, cát đòi hỏi cắt lọc, sát khuẩn, nhanh chóng tới cơ sở y tế.

Người dân không băng kín vết thương nếu chưa được vệ sinh tốt vì đây là điều kiện khiến vi khuẩn uốn ván phát triển; Kiểm tra, thay băng hàng ngày.

Nếu có tình trạng mưng mủ nhiễm trùng, hãy tháo bỏ băng, làm sạch, để hở, hoặc đến cơ sở y tế để can thiệp xử lý vết thương, không sử dụng các phương pháp dân gian như đắp lá, rắc bột...

Đọc thêm

Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế ra thông báo 2980/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng.
Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân Tin Y tế

Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân

TTTĐ - Nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt, giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 2838/KH-SYT về việc phòng chống mù lòa trên địa bàn thành phố năm 2024.
Nâng cao hiệu quả công tác dân số Tin Y tế

Nâng cao hiệu quả công tác dân số

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Dân số Thế giới 11/7 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết Tin Y tế

Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/6 đến ngày 28/6), toàn thành phố ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết; ghi nhận 30 ca mắc tay chân miệng, giảm 17 ca so với tuần trước.
Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi Tin Y tế

Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành Chỉ thị về tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi.
Trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1 có xu hướng tăng Tin Y tế

Trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1 có xu hướng tăng

TTTĐ - Hiện tại cả nước ta có khoảng gần 2.000 trẻ được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1. Do đó, Bộ Y tế đã xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 1.
Nhiều tiện ích trong chăm sóc sức khỏe người dân Thủ đô Tin Y tế

Nhiều tiện ích trong chăm sóc sức khỏe người dân Thủ đô

TTTĐ - Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đánh giá cao những thành công của Hà Nội.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với khối bệnh viện là 97,2% Tin Y tế

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với khối bệnh viện là 97,2%

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội công bố kết quả khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người bệnh quý II năm 2024 với tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với khối bệnh viện là 97,2%; tỷ lệ hài lòng ở bệnh nhân nội trú là 96,63%, người bệnh ngoại trú là 96,74%.
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao sức khỏe Nhân dân Tin Y tế

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao sức khỏe Nhân dân

TTTĐ - Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành, đoàn thể và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân và Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân.
Làm việc ở lò gạch, người đàn ông mắc virus ăn thịt người Whitmore Tin Y tế

Làm việc ở lò gạch, người đàn ông mắc virus ăn thịt người Whitmore

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân mắc virus ăn thịt người Whitmore có tiền sử đái tháo đường nặng.
Xem thêm