Tag

Bổ sung các biện pháp đẩy nhanh cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ

Tin tức 31/08/2023 15:29
aa
TTTĐ - Hà Nội có khoảng 1.216 công trình nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954. Đến nay, TP đã cải tạo, chỉnh trang xong 12 công trình; Đang triển khai thủ tục đầu tư, xây dựng 7 công trình (do Trung ương và TP quản lý); Hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 5 công trình kiến trúc có giá trị… Việc cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc còn gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong đó một số quy định của TP đã không còn phù hợp...
Hà Nội tạm dừng bán 600 biệt thự cũ ở nội thành Hà Nội ban hành danh mục 1.216 nhà biệt thự cũ xây dựng từ trước năm 1954 Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng biệt thự cũ

Còn nhiều khó khăn

Theo thống kê, trên địa bàn TP có khoảng 1.216 công trình nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954, với đa dạng hình thức sở hữu; Khoảng 1.579 nhà chung cư cũ, tập trung chủ yếu tại các quận nội thành và nội đô lịch sử.

Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy giao chỉ tiêu thực hiện cải tạo, chỉnh trang 20 biệt thự cũ và 10 công trình kiến trúc khác. Hiện, TP đã cải tạo, chỉnh trang xong 12 công trình; Đang triển khai thủ tục đầu tư, xây dựng 7 công trình (do Trung ương và TP quản lý); Hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 5 công trình kiến trúc có giá trị trước năm 1954; Đang hoàn tất thủ tục đầu tư, xây dựng 7 biệt thự, công trình kiến trúc.

Bổ sung các biện pháp đẩy nhanh cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ
Một căn biệt thự hai mặt phố Nguyễn Thái Học và ngõ Yên Thế

Theo Kế hoạch số 114/KH-UBND, ngày 4/4/2023 của UBND TP, TP tiếp tục thực hiện bảo tồn, chỉnh trang 24 biệt thự cũ, 8 công trình kiến trúc khác do TP quản lý và 15 công trình kiến trúc khác (vượt chỉ tiêu kế hoạch 20 công trình được giao theo Chương trình 03-CTr/TU).

UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 115/KH-UBND khảo sát, đánh giá, kiểm định chất lượng 1.216 biệt thự và 8 công trình kiến trúc khác; Kế hoạch số 114/KH-UBND về thiết lập hồ sơ quản lý, cơ sở dữ liệu, số hóa 3D đối với 222 biệt thực thuộc nhóm 1 và phần mềm quản lý 1.216 nhà biệt thự.

Việc cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc còn gặp khó khăn do hình thức sở hữu đa dạng nên đòi hỏi phải xây dựng được hệ thống cơ chế, chính sách giải quyết hài hòa, thỏa đáng nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích của các chủ thể có liên quan.

Một số công trình nhà biệt thự đã bị biến dạng về hình thức kiến trúc, kết cấu do tình trạng tự ý cải tạo, xây dựng… Bên cạnh đó, một số chính quyền cấp quận, phường chưa kịp thời xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng, thiếu hồ sơ xử lý…

Thêm vào đó, một số quy định của TP đã không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành hoặc qua quá trình triển khai, bộ lộ một số hạn chế, bất cập. Điển hình như việc quy định UBND TP lập danh mục nhà cổ, biệt thự cũ và công trình kiến trúc khác đã hư hỏng, xuống cấp, nguy hiểm để trình HĐND TP phê duyệt danh mục khó thực hiện trên thực tế vì các đơn vị chưa xây dựng xong danh mục nhà cổ và công trình kiến trúc khác; Chưa bố trí kịp thời kinh phí để thực hiện việc kiểm định, đánh giá chất lượng và kinh phí bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang công trình.

Bổ sung các biện pháp đẩy nhanh viêc cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ
Ông Phạm Ngọc Thảo góp ý vào dự thảo

Việc quy định HĐND TP quyết định danh mục nhà cổ, biệt thự cũ và công trình kiến trúc khác đã hư hỏng, xuống cấp, nguy hiểm cần cải tạo, phục hồi, phá dỡ, xây dựng lại sẽ không đáp ứng kịp thời đối với công trình nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người sử dụng công trình, tiến độ thực hiện các dự án cải tạo, bảo tồn, chỉnh trang biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác.

Vì vậy, UBND TP Hà Nội đã đề xuất Nghị quyết “về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 10 Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND, ngày 23/7/2013, về một số biện pháp cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và công trình kiến trúc xây dựng, trước năm 1954, trên địa bàn TP Hà Nội” theo hướng giao cho UBND TP quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực HĐND TP.

Nghị quyết sẽ được đưa ra xem xét tại Kỳ họp thứ 13 của HĐND TP Hà Nội, dự kiến diễn ra từ ngày 11-15/9.

Điều tiết ngân sách cho các quận, huyện

Tại Hội nghị phản biện xã hội vào Dự thảo Nghị quyết trên của HĐND TP do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức sáng nay (31/8), một số đại biểu cho rằng việc sửa đổi, bổ sung là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần làm rõ kết quả 10 năm thực hiện việc cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và công trình xây dựng trước năm 1954; Trong đó, phân tích rõ nguyên nhân tại sao việc cải tạo, phục hồi các công trình chậm tiến độ.

Về nội dung dự thảo Nghị quyết, chỉ nên tập trung vào nội hàm cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954. Theo các đại biểu, để triển khai cải tạo, phục hồi thành công thì phải tạo được sự đồng thuận của người dân, tháo gỡ các khó khăn có tính chất mấu chốt như: Thiếu kinh phí, thời gian và nhân lực.

Ngoài ra, về cơ chế, nên có chính sách phân quyền cho các quận, điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho các quận, huyện để các quận, huyện có nguồn lực cải tạo, phục hồi các nhà cổ, biệt thự cũ trên địa bàn; Làm rõ tỷ lệ đóng góp kinh phí cải tạo, sửa chữa giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và có phương án quản lý sử dụng chính thức và công khai, minh bạch.

Bổ sung các biện pháp đẩy nhanh cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ
Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn phát biểu tại hội nghị

TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội có nhiều công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử cần thiết phải cải tạo và bảo tồn.

“Tôi đề nghị nên căn cứ vào các luật như Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương… sau đó bổ sung, sửa đổi. Bên cạnh đó, cần có biện pháp tích cực hơn nữa để thực hiện những công tác quản lý khu biệt thự, bảo đảm tính mỹ quan, độ thị an toàn cho người dân mà vẫn giữ được những nét văn hóa, di tích lịch sử của Thủ đô”, ông Dĩnh nói.

Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Phạm Ngọc Thảo hoàn toàn ủng hộ sự cần thiết phải sửa đổi Khoản 2, Điều 10 Nghị định 17 nhưng cho rằng vẫn chưa đủ và cần bổ sung thêm cơ chế quản lý sử dụng sau khi sửa chữa, cải tạo.

“Đề nghị đưa ra được dự toán đầu tư ngân sách cho các công trình cần sửa chữa ngay là bao nhiêu và cần gắn trách nhiệm của từng thành phần, như phân loại từng dạng công trình và người dân bao nhiêu phần trăm, Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu, cần có cơ chế rõ ràng”, ông Thảo nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức cho biết,việc triển khai Đề án, Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND TP về cải tạo, phục hồi các nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình xây dựng có giá trị trước năm 1954 trên địa bàn TP đang có bước tiến lớn. TP đã ban hành Đề án và 6 kế hoạch triển khai Đề án. Các quận có chung cư cũ đang triển khai đồng loạt công tác kiểm đếm, quy hoạch để tiến tới thiết lập chủ trương đầu tư dự án.

Đồng tình và ủng hộ việc sửa đổi Khoản 2, Điều 10, Nghị quyết 17/2013/NQ-HĐND, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương cho biết, bên cạnh mong muốn sửa đổi tổng thể hoặc lui thời gian chờ Luật Thủ đô, Luật Đất đai được ban hành thì những nội dung có thể thực hiện trước nên tháo gỡ ngay.

Bổ sung các biện pháp đẩy nhanh cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương kết luận hội nghị

“Đây là một trong những nội dung nếu sửa đổi được thì việc cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và công trình kiến trúc xây dựng có giá trị, trước năm 1954 sẽ triển khai nhanh hơn và hiệu quả rõ hơn”, đồng chí Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP đề nghị cơ quan soạn thảo sắp xếp lại các văn bản trình tại kỳ họp đảm bảo tính khoa học, đúng với các quy định hiện hành; Đồng thời, rà soát lại các luật sắp ban hành để cập nhật, đảm bảo “tuổi thọ” của Nghị quyết dài hơn và sát thực tiễn.

Đồng chí Nguyễn Lan Hương cũng đề nghị việc triển khai sửa chữa, cải tạo các công trình phải đảm bảo công khai, minh bạch và làm rõ vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cùng tham gia tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận; Trong đó, nhấn mạnh vai trò giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội.

Tin liên quan

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc

TTTĐ - Sáng 30/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15% Tin tức

Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15%

TTTĐ - Theo tính toán của Ban chỉ đạo cải cách tiền lương, với số tăng lương hưu cộng lại qua các đợt, lần tăng lương này, nếu chỉ tăng 11,5% cũng đã ngang bằng với mức tăng 30% lương cơ sở của cán bộ công chức.
Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán Tin tức

Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán

TTTĐ - Quốc hội đề nghị tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của đất nước; bảo đảm yêu cầu pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.
Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024 Tin tức

Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024

TTTĐ - Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.
Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024 Thời sự

Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh Tin tức

Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại Tin tức

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại

TTTĐ - Chúng ta phải hỗ trợ Thủ đô hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị và mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm, để Hà Nội trở thành nơi đáng đến và đã đến thì phải trở lại…
Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá Tin tức

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta vừa phải làm rất là linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật đã trao cùng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06 Tin tức

Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06

TTTĐ - Sáng 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06/Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn thành phố. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị.
Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi Tin tức

Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi

TTTĐ - Sáng 28/6, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP.
Xem thêm