Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà: Trọng tâm của thanh tra chuyên ngành không được lơ là
Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp
Bài liên quan
Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) phải bắt kịp tiến trình phát triển KT-XH trong thời đại mới
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Gia đình tôi cũng chịu ảnh hưởng từ nguồn nước ô nhiễm
Hợp tác với Hà Lan trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Phải cấp GCN quyền sử dụng đất đạt 100% kế hoạch
Nỗ lực tạo đột phá, hoàn thiện chính sách, pháp luật của ngành Tài nguyên & Môi trường
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Xử lý thật nghiêm vụ chôn chất thải của Formosa
Báo cáo tại cuộc họp, Thanh tra Bộ TN&MT cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng về việc triển khai Kế hoạch thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư trong năm 2020, theo đó Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo: tạm dừng triển khai các đoàn khảo sát, đoàn thanh tra, kiểm tra, đoàn thẩm tra xác minh; rà soát, đề xuất điều chỉnh Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2020 theo hướng giảm bớt số lượng đối tượng trong Kế hoạch để phù hợp với tình hình thực tế khi các địa phương bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 chậm hoặc chưa triển khai được các dự án…
Theo báo cáo, khối lượng nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ đề xuất giảm 42% so với Kế hoạch ban đầu. Trong đó, khối lượng các nhiệm vụ thanh tra giảm 55% với lý do: Trùng với kế hoạch của các đoàn Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ; đoàn Giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; Bộ Công an; đồng thời các địa phương kiến nghị bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh COVID-19. Đối với nội dung Định hướng Chương trình thanh tra năm 2021, tổng hợp theo đề xuất các đơn vị trực thuộc Bộ và các địa phương, Thanh tra Bộ đề xuất một số nội dung: Thanh tra hành chính; thanh tra kết hợp nhiều lĩnh vực như lĩnh vực đất đai, lĩnh vực môi trường, lĩnh vực khoáng sản, lĩnh vực tài nguyên nước. Mỗi lĩnh vực sẽ có báo cáo chi tiết, cụ thể của các kế hoạch thanh tra, kiểm tra để đảm bảo tính minh bạch, khách quan và hoàn thành được các nhiệm vụ được giao.
Tổng hợp các ý kiến đóng góp từ các Thứ trưởng và đơn vị chuyên môn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cơ bản thống nhất với kế hoạch mà Thanh tra Bộ đưa ra.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, việc trong bối cảnh hiện nay, việc giảm các nhiệm vụ thanh tra là một trong những nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, đó cũng là quan điểm chung của Chính phủ. Bộ trưởng lưu ý, tuy giảm nhưng những nhiệm vụ chính, trọng tâm của thanh tra chuyên ngành không được lơ là để tránh dẫn đến những sai phạm pháp luật trong quản lý tài nguyên môi trường, những sự cố về môi trường, về an ninh nguồn nước…
Định hướng Chương trình thanh tra năm 2021, Bộ trưởng đề nghị Thanh tra Bộ vẫn tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin để khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp giữa Bộ, ngành. Đồng thời, lên các kế hoạch cụ thể, xây dựng các mục tiêu trọng tâm trọng điểm, kết hợp nhiều lĩnh vực quản lý của Bộ để đưa ra các kế hoạch thanh tra toàn diện; Xây dựng các chương trình thanh tra chuyên đề đối với những dự án được giao khai thác, quản lý tài sản của nhà nước như khoáng sản, đất đai, tài nguyên nước để công tác quản lý, thực thi nghiêm chỉnh pháp luật. Đối với những dự án có nhiều khiếu nại, phản ánh qua đơn thư, đường dây nóng thì ngoài thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề thì sẽ tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, nghiêm khắc xử lý những sai phạm pháp luật về tài nguyên môi trường. “Việc thanh tra, kiểm tra không phải là xử lý được bao nhiêu vụ, phạt được bao nhiêu tiền, mà qua thông qua việc thanh tra, kiểm tra sẽ giải quyết các bức xúc, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, để đảm bảo được tinh thần thượng tôn pháp luật. Đồng thời phát hiện những kẽ hở, bất cập của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để từ đó hoàn thiện được cơ chế pháp luật phù hợp với thực tiễn phát triển, tạo được sự tin tưởng của các tầng lớp nhân dân.” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng đề nghị Thanh tra Bộ có hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tham mưu cho Lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng, công tác giám sát thanh tra để công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo được sự minh bạch.