“Bức tranh” giao thông Thủ đô khởi sắc
Ảnh minh họa
Bài liên quan
Chấn chỉnh dẹp bỏ các hành vi gây mất an toàn giao thông
Hà Nội: Sắp khởi công cầu bắc qua hồ Linh Đàm
Hà Nội triển khai nhiều giải pháp giảm ùn tắc giao thông
CSGT Hà Nội giúp cô gái Dao trở về nhà
Sau 1 tháng tổng kiểm tra, CSGT Hà Nội đã xử phạt hơn 24.500 trường hợp vi phạm
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn giao thông dịp khai giảng năm học mới
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện |
Hàng loạt dự án giao thông mới hoàn thành
Tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài những ngày đầu xuân mới luôn nhộn nhịp phương tiện nhưng không có cảnh ùn tắc giao thông. Các chung cư, biệt thự, khu đô thị nằm hai bên trục đường này cũng trang hoàng đón Tết.
Đây là một trong những tuyến đường mới được thông xe vào năm 2019 với 8 làn đường hiện đại. Tuyến đường thông xe giúp hằng loạt các khu đô thị thuộc ba quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và Cầu Giấy liên kết với nhau. Việc đi lại của người dân cũng thuận tiện và giảm được áp lực về giao thông cho các tuyến phố khác.
Theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, thành phố đã xây dựng và ban hành nhiều nghị quyết, đề án và tập trung đầu tư. Nổi bật là phát triển kết cấu hạ tầng khung đã có bước phát triển mạnh, từng bước kết nối đồng bộ giữa các địa phương với nhau.
Trong thời gian qua, thành phố đã hoàn thành các tuyến đường: Vành đai 1 (đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu); vành đai 2 (đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy); một số đoạn tuyến của đường vành đai 2.5 (Nguyễn Văn Huyên; Trung Kính; Hoàng Đạo Thúy; Kim Đồng - Đền Lừ); vành đai 3.5 (đoạn Lê Trọng Tấn - Hà Đông và đoạn Phúc La - Văn Phú); đường 5 kéo dài; tuyến xe buýt nhanh BRT (Kim Mã - Yên Nghĩa); nhóm các công trình cầu vượt thép trên các tuyến đường trục chính quan trọng và nhiều công trình hạ tầng giao thông khác trên địa bàn.
Bên cạnh các công trình giao thông do Hà Nội làm chủ đầu tư, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng đã hoàn thành 6 tuyến cao tốc; vành đai 5 (cầu Vĩnh Thịnh và đường dẫn hai đầu cầu); vành đai 3 (tuyến trên cao đoạn Mai Dịch - Pháp Vân; cầu Thanh trì và đường hai đầu cầu); vành đai 2 (cầu Nhật Tân và tuyến đường hai bên cầu)...
Giảm hàng chục điểm ùn tắc giao thông
Thành phố cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông (giao thông thông minh). Trong đó, Hà Nội tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông, các phần mềm phục vụ quản lý, điều hành hệ thống giao thông thông minh, điều hành và tổ chức giao thông, xử lý vi phạm về giao thông. Ngoài ra, thành phố cũng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng điểm đỗ xe (iParking) nhằm tối ưu nhu cầu đỗ xe; lắp đặt hệ thống camera giám sát theo dõi giao thông và xử lý vi phạm giao thông cho gần 200 nút giao trọng điểm.
Kết quả trên đã góp phần giảm tải áp lực giao thông cho Thủ đô, từng bước hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông, tăng cường kết nối giao thông giữa Thủ đô với các tỉnh, thành phố trong khu vực. Số điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn cũng đã giảm từ 41 điểm năm 2015 còn 27 điểm vào năm 2019.
Đề cập đến các giải pháp giảm ùn tắc tai nạn giao thông, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (Công an Hà Nội) cho biết, yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến người tham gia giao thông, nhất là tài xế ô tô chính là việc Hà Nội áp dụng hệ thống camera tự động phát hiện vi phạm. Hiện nay, nhờ áp dụng hệ thống camera hoạt động 24/24h, các tài xế lái xe đã thực hiện Luật Giao thông đường bộ nghiêm chỉnh hơn.
Bước sang năm 2020, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành Giao thông Hà Nội sẽ có nhiều giải pháp để tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.