Tag

Các hoạt động tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật Việt thu hút du khách Hàn Quốc

Văn hóa 24/12/2022 15:00
aa
TTTĐ - Những hoạt động tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật Việt của Không gian Văn hóa Việt Nam tại Gwangju đã thu hút du khách Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác tới tham quan, trải nghiệm.
Các nghệ nhân tích cực đóng góp cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của Thủ đô ngày càng phát triển Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ Công bố hành trình tìm kiếm 1.000 món ẩm thực đặc trưng của Việt Nam Hà Nội khen thưởng 32 cá nhân thực hiện tốt văn hóa công sở và nơi công cộng

Du khách với trải nghiệm tự tay in tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ Việt Nam thường xoay quanh các đề tài: Tranh chúc tụng (Vinh hoa – Phú quý, Nghi xuân); Tranh sinh hoạt (Đánh Ghen, Đám cưới Chuột, Hái dừa); Tranh thờ (bộ tranh ngũ sự); Tranh lịch sử (Hai Bà Trưng, Bà Triệu…); Tranh sự tích (Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh)…

Cùng khai thác những đề tài này, tranh Minhwa (tranh dân gian của Hàn Quốc) mang nhiều nét tương đồng với tranh dân gian nổi tiếng của xứ Kinh Bắc, vì vậy triển lãm tranh Đông Hồ nhanh chóng nhận được cảm tình của người dân xứ Kim Chi tại Gwangju.

Không chỉ vậy, tranh Đông Hồ còn thu hút người tham dự bởi sự độc đáo trong cách in. Theo nghệ nhân làng tranh Đông Hồ, để in tranh, ván in được đặt lên giấy điệp theo cữ, dùng xơ mướp xoa lên phía sau tờ giấy để màu bắt đều nét.

Mỗi lần in một màu, các màu phải khít với nhau, bức tranh hoàn thành là do sự ghép lại của các mảng màu theo đúng trình tự nhất định. Do đó, tuy dùng một mẫu tranh do một nghệ nhân sáng tác, từ cắt ván đến độ khéo léo, thuần thục nhưng khi in lại có thể tạo ra những bức tranh khác nhau.

Các hoạt động tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật Việt thu hút du khách Hàn Quốc
Triển lãm tranh Đông Hồ nhanh chóng nhận được cảm tình của người dân xứ Kim Chi tại Gwangju

Bên cạnh hoạt động trải nghiệm tự tay in tranh dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân làng nghề Đông Hồ, người tham quan cũng được lắng nghe chuyện nghề, nguồn gốc lịch sử và nét độc đáo của dòng tranh này.

Nghệ nhân làng tranh Đông Hồ Nguyễn Đăng Tâm chia sẻ: Tranh Đông Hồ phản ánh chân thực cuộc sống sinh hoạt của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Không cần đến cọ vẽ hay những hộp màu đắt tiền, người làm tranh Đông Hồ chỉ sử dụng nguyên liệu tự nhiên để tạo nên 5 màu cơ bản với các chất liệu dân gian như sỏi son, lá cây chàm, hoa hòe, lá tre và sò điệp.

Thông qua triển lãm, nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm mong muốn đem những giá trị của tranh Đông Hồ đến với bạn bè quốc tế nhằm quảng bá nghề tranh dân gian truyền thống của Việt Nam.

Triển lãm đa chiều nghệ thuật sơn mài Việt Nam

Một nét đặc sắc khác trong văn hóa, nghệ thuật của người Việt cũng gây được sự chú ý tại chương trình đó là nghệ thuật sơn mài. Nhằm mang đến cho công chúng tại Hàn Quốc những cái nhìn đa chiều, nghệ thuật sơn mài Việt Nam được thể hiện thông qua các hình thức sáng tạo như triển lãm tranh trực tuyến và triển lãm tranh sơn mài khắc.

Theo đó, triển lãm trực tuyến “Tranh sơn mài Việt Nam” đã giới thiệu các tác phẩm sơn mài tiêu biểu qua nhiều thời kỳ, giúp người xem tìm hiểu về lịch sử phát triển cũng như các kỹ thuật chế tác tranh sơn mài Việt Nam.

Các hoạt động tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật Việt thu hút du khách Hàn Quốc

Điểm nhấn của hoạt động giới thiệu nghệ thuật sơn mài Việt Nam tới công chúng tại Hàn Quốc là triển lãm tranh sơn mài khắc của nhóm họa sĩ Latoa Indochine (Phạm Ngọc Long, Lương Minh Hoà, Nguyễn Văn Phụng (H.T.Phúc), Trần Linh, Hoàng Đình Duy, Nguyễn Trọng Khang).

Tâm huyết lưu giữ và phát huy những giá trị của nghệ thuật dân tộc, Chủ tịch Latoa Indochine, họa sĩ Phạm Ngọc Long cho biết: “Đây là hành trình Latoa Indochine đã ấp ủ từ lâu, một hành trình được xây dựng bởi những con người yêu, trân quý nét đẹp văn hoá dân tộc. Đồng thời, mong muốn giữ gìn giá trị văn hoá mỹ thuật, giá trị dân tộc, giá trị phong thuỷ ẩn chứa từng tác phẩm tranh dân gian xưa và nâng tầm lên một tầm cao mới trên chất liệu sơn mài khắc truyền thống. Bởi lẽ, không chỉ là một vật chất thông thường, hơn thế nữa, tranh dân gian còn là một trong những di sản văn hoá, lưu giữ và phản ánh sắc thái, phong tục, tập quán mỗi vùng miền trên dải đất hình chữ S”.

Để tạo ra các tác phẩm này, nhóm họa sĩ đã kết hợp giữa sơn mài và sơn khắc. Theo Latoa Indochine, trải qua nhiều công đoạn từ khắc lõm, lên màu sơn mài và thếp vàng, thếp bạc tỉ mỉ với thời gian từ 2-3 tháng hoàn thiện, hình ảnh trong tranh sẽ đạt đến độ sắc nét, có chiều sâu và khi quan sát kỹ sẽ thấy hiển hiện tầng tầng, lớp lớp màu sang trọng và đẹp mắt. Hình thức sáng tạo độc đáo này đã đem lại một góc nhìn mới và thú vị cho dòng tranh dân gian nước nhà.

Giao lưu tinh hoa trà Việt

Tại Hàn Quốc, việc thưởng thức trà đã trở thành quốc lễ kể từ thời Koryo (từ năm 935 sau Công Nguyên). Khác với Nhật Bản hay Trung Quốc, trà đạo của Hàn Quốc không cầu kỳ, gò bó mà mang sự thư giãn, thoải mái trong khi vẫn giữ được những nguyên tắc riêng. Nét riêng này cũng có sự tương đồng với văn hóa thưởng trà của người Việt, đặc biệt là cả Hàn Quốc và Việt Nam đều sử dụng lá trà xanh khi thưởng thức.

Các hoạt động tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật Việt thu hút du khách Hàn Quốc

Chính những điểm giao nhau này mà khu trải nghiệm văn hóa trà của người Việt tại Không gian văn hóa Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của du khách Hàn Quốc. Tách trà ngon bởi sự giản dị, thuần khiết, đủ để khiến ta yêu mến ngay khi cảm nhận hương vị đầu tiên. Từ vị chát nhẹ nơi đầu lưỡi, nhưng lại lắng ngọt nơi hậu vị, thức uống chân phương, mộc mạc nhưng ẩn hiện nét đẹp đời sống của người Việt đã gây ấn tượng với người tham dự.

Ngoài ra, Không gian văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc còn mang đến các hoạt động tương tác khác như: Khu vực trưng bày trang phục truyền thống Việt Nam - Hàn Quốc; Khu hướng dẫn làm quà lưu niệm bằng sơn mài như vòng đeo cổ, đeo tay, móc khóa... không gian tương tác 3D thực tế ảo “Việt Nam tươi đẹp” và trò chơi điện tử về văn hoá Việt Nam Lạc Việt phiêu lưu ký (Lac Viet Adventures). Đồng thời, khu vực triển lãm ảnh quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc và “Sức sống Việt Nam” cũng được nhiều du khách tới tham quan.

Đọc thêm

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc Nghệ thuật

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

TTTĐ - Triển lãm "Thấm" của Tuyến Vũ không chỉ mang đến những tác phẩm độc đáo mà còn tạo ra một không gian giao lưu nghệ thuật sâu sắc, khẳng định vị trí của nghệ thuật trừu tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Xem thêm