Các quận, huyện, thị xã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Thực hiện Chỉ thị số 20 của UBND TP; Công văn số 1431 của Bộ Y tế về tăng cường công tác điều trị sốt xuất huyết Dengue (SXHD), Sở Y tế yêu cầu CDC Hà Nội, là đơn vị thường trực, theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch SXHD trên địa bàn TP; đề ra giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại.
CDC Hà Nội tăng cường giám sát dịch tễ bệnh SXHD, thống kê đầy đủ các ca bệnh và triến khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bùng phát.
Đồng thời, hỗ trợ chuyên môn cho các quận, huyện, thị xã để nhanh chóng dập tắt các ô dịch đang hoạt động.
Ảnh minh họa |
CDC Hà Nội triển khai thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe bằng nhiều biện pháp về phòng, chống SXH và cách chăm sóc, điều trị, dấu hiệu chuyến nặng của người bệnh SXH.
Mặt khác, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, trách nhiệm trong việc tham gia vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chât diệt muỗi, phòng muỗi đốt. Đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo, tham mưu giải pháp kịp thời.
Các Trung tâm Y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã phối hợp với Phòng Y tế tham mưu cho UBND quận, huyện, thị xã triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường diệt lăng quăng, bọ gậy hàng tuần, nhất là tại các khu vực có ổ dịch.
Ngoài ra, đảm bảo tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát.
Các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đô phê thải, nơi sinh sản của muỗi phải được giám sát để tiến hành các hình thức diệt loăng quăng, bọ gậy theo hướng dẫn của ngành y tế.
Các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết cho người dân.
Các cơ sở tổ chức phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao/có bệnh nhân mắc/chỉ số muỗi và bọ gậy ở mức cao; phun hóa chất xử lý ổ dịch triệt để theo hướng dẫn của ngành y tế.
Các đơn vị chỉ đạo các Trạm Y tế tham mưu cho UBND xã, phường kiện toàn các tổ giám sát, đội xung kích diệt bọ gậy. Phát huy vai trò của các tổ giám sát, đội xung kích trong công tác phòng, chống SXHD.
Đặc biệt, vai trò trong công tác giám sát người nghi mắc bệnh sớm tại cộng đồng, truyền thông phòng chống dịch và vận động người dân phối hợp, tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống SXH.
Các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống SXHD trên địa bàn quản lý, không để tình trạng lơ là, chủ quan trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Đặc biệt, tại các công trường xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, DN, nhà hàng, các địa bàn có khả năng phát triển lăng quăng, bọ gậy.
Ngoài ra, tăng cường công tác truyền thông phòng, chống SXHD, sử dụng nhiều hình thức, kênh truyền thông khác nhau đế tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân.
Sở Y tế yêu cầu các đơn vị theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch SXH trên địa bàn.
Các đơn vị thống kê đầy đủ các ca bệnh và triển khai các biện pháp chủ động phòng, chông dịch, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bùng phát.
Ngoài ra, kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc, tham mưu giải pháp khắc phục; tổ chức tốt việc khám bệnh, phân độ, phân tuyến, chuyển tuyến người bệnh SXH.
Các bệnh viện (BV) sẵn sàng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh kịp thời, an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.
Các bệnh viện đảm bảo cung ứng thuốc, máu và chế phẩm của máu, trang thiết bị, nhân lực cho công tác cấp cứu, điều trị người bệnh SXH. Mặt khác, tăng cường theo dõi người bệnh SXH, đặc biệt người bệnh đang nằm nội trú để phát hiện sớm dấu hiệu cảnh báo, chuyển độ điều trị kịp thời hoặc chuyển lên tuyến trên.
Đồng thời, tổ chức bình bệnh án, kiểm thảo tử vong, báo cáo Sở Y tế những ca bệnh tử vong do SXH để rút kinh nghiệm kịp thời; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của các khoa.
Sở Y tế Hà Nội giao BV Đống Đa (chuyên khoa đầu ngành truyền nhiễm) tiếp tục tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị SXHD. Các cơ sở KCB đảm bảo chẩn đoán, phân độ, bù dịch theo hướng dẫn, không bù dịch khi chưa có chỉ định.
Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tiếp tục duy trì hoạt động của “Nhóm chỉ đạo tuyến, điều trị COVID-19” để hội chẩn, hỗ trợ chuyên môn, chỉ đạo tuyến về điều trị SXHD theo công văn số 77/SYT-NVY ngày 18/2/2022 của Sở Y tế.