Các tỉnh khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ đề phòng mưa lớn, sạt lở đất
Công điện của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh nêu rõ:
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 24-26/8, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cơ nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100mm - 200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt. Mực nước đỉnh lũ trên các sông suối nhỏ khu vực thượng lưu có khả năng đạt mức BĐ1, các sông chính ở khu vực trung và hạ lưu ở dưới BĐ1; Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ.
![]() |
Các tỉnh khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ đề phòng mưa lớn, sạt lở đất |
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; Thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền và người dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.
Ban Chỉ huy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh cần tăng cường kiểm tra, rà soát các khu dân cư, các hoạt động ven sông, suối, ngoài bãi sông, các hầm mỏ, khu vực khai thác khoáng sản, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét; Chủ động phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao đến nơi an toàn và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 phù hợp với tình hình cụ thể tại các địa phương.
Đồng thời, kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn, vận hành các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; Bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Ban Chỉ huy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh cần chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông, đặc biệt là hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.
Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về tình hình diễn biến thiên tai, công tác chỉ đạo ứng phó về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đà Nẵng: Sau trận mưa giông, Tỉnh lộ 607B bị ngập cục bộ

Quảng Ninh: Bảo tồn, cải tạo môi trường tại khu di tích Bạch Đằng

Đà Nẵng: Tiểu thương chợ Thanh Vinh hối hả dọn bùn sau mưa lớn

Ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán úng ngập mùa mưa bão

Truyền cảm hứng và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của các bạn trẻ

Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng

Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất 33°C

Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường
