Các trạm y tế xã, phường của Hà Nội được sắp xếp ổn định
Không gián đoạn công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân
Thực hiện, hướng dẫn sắp xếp, bố trí diện tích làm việc của các cơ sở y tế theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh tiếp nhận bệnh nhân có giấy chuyển từ các trạm y tế hoặc phòng khám đa khoa vẫn giải quyết quyền lợi cho bệnh nhân như bình thường, trong bối cảnh các đơn vị này đang chờ hoàn thiện thủ tục pháp lý theo mô hình mới.
Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu bố trí sắp xếp theo nguyên tắc chung là ổn định và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới sau khi sắp xếp. Cơ bản duy trì, giữ nguyên trụ sở, nhà đất, cơ sở hạ tầng hiện có của các cơ sở y tế các cấp để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân theo địa bàn, khu vực.
Việc sắp xếp trụ sở, nhà đất, cơ sở hạ tầng phải phù hợp với phương án bố trí, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp đã được phê duyệt.
Theo ghi nhận tại các trạm y tế xã, phường đều duy trì hoạt động khám chữa bệnh ban đầu, triển khai tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh, quản lý bệnh không lây nhiễm và chăm sóc sức khỏe sinh sản, đảm bảm an toàn thực phẩm... được duy trì ổn định và từng bước cải tiến.
![]() |
Trạm y tế xã Phúc Thịnh (Hà Nội) được đầu tư trang thiết bị hiện đại, cơ sở khang trang |
Đặc biệt, các trạm đều trú trọng nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Tại Trạm y tế xã Phúc Thịnh (Hà Nội), cơ sở vật chất được đầu tư khang trang thu hút rất đông người dân đến khám, chữa bệnh và lĩnh thuốc bảo hiểm y tế.
Trưởng trạm y tế xã Phúc Thịnh Trần Ngọc Nghĩa cho biết: “Từ 1/7/2025, vận hành chính quyền 2 cấp, trạm y tế duy trì đảm bảo các hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân thật tốt, không bị gián đoạn. Các hoạt động khám chữa bệnh hay các hoạt động tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh... đều diễn ra thích ứng linh hoạt. Người dân trên địa bàn đến khám sức khỏe tại trạm đều được đón tiếp, hướng dẫn và khám tận tình, tru đáo”.
Tại phường Tây Hồ, từ ngày 1/7, ngay khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động, Trạm Y tế phường đã được thành lập và nhanh chóng duy trì ổn định hoạt động, tiếp tục triển khai đầy đủ các dịch vụ y tế theo quy định, bao gồm: Khám, chữa bệnh ban đầu; quản lý bệnh không lây nhiễm; tiêm chủng mở rộng; chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em; theo dõi dinh dưỡng cộng đồng... Công tác khám, chữa bệnh, đặc biệt là khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế vẫn được triển khai thông suốt.
Đến khám tại Trạm y tế phường Tây Hồ (Hà Nội), bà Hoàng Thu Phúc (72 tuổi, phường Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: Ban đầu, tôi cũng khá lo lắng sau khi nhiều phường trên địa bàn sáp nhập, các trạm y tế phường sẽ có nhiều thay đổi trong hoạt động. Tuy nhiên, khi đến khám tại Trạm y tế phường Tây Hồ, tôi chỉ cần mang theo căn cước công dân gắn chíp có đăng ký BHYT, mọi thông tin đã được thay đổi theo địa giới hành chính mới, các y bác sĩ của trạm đón tiếp nhiệt tình, việc khám bệnh của tôi không bị ảnh hưởng gì”.
Sắp xếp ổn định cơ sở y tế khi chính quyền địa phương 2 cấp
Trước đó, tại hội nghị giao ban công tác khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. TS. Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội cho biết: Ngành Y tế nhanh chóng thành lập các trạm y tế xã, phường hoạt động theo mô hình chính quyền hai cấp, bảo đảm không gián đoạn các dịch vụ y tế, nhất là y tế cơ sở.
![]() |
Người dân đến Trưởng Trạm y tế phường Giảng Võ (Hà Nội) để chăm sóc sức khỏe |
Trưởng Trạm y tế phường Giảng Võ (Hà Nội) Nguyễn Thanh Hiếu cho biết: “Từ khi vận hành chính quyền 2 cấp, phường Giảng Võ đã rất nhanh triển khai ổn định công tác cán bộ. Nhận được quyết định, chúng tôi đi vào hoạt động ngay, thực hiện nghiêm túc 17 nhiệm vụ trọng tâm của Sở Y tế Hà Nội ban hành".
Trạm y tế phường Giảng Võ đã triển khai và phân công nghiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, xây dựng các kế hoạch cụ thể cho các hoạt động, chương trình y tế; chỉ đạo các bộ phận, điểm trạm chủ động giám sát, khoanh vùng, xử lý ca bệnh gây dịch trên địa bàn như ho gà, tay chân miệng, viêm não nhật bản, sốt phát ban nghi sởi, sốt xuất huyết...; lập kế hoạch chi tiết và thực hiện tiêm chủng thường xuyên an toàn hiệu quả đúng lịch.
Đơn vị này đã cập nhật tiền sử tiêm chủng đầy đủ cho trẻ vào phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia; tăng cường truyền thông về lợi ích của các loại vắc xin phòng bệnh để mang lại hiệu quả phòng bệnh trong cộng đồng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh an toàn thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
Đồng thời, trạm y tế phường Giảng Võ cũng phối hợp với các trường học, các ban ngành đoàn thể phường tổ chức các buổi truyền thông nhằm đưa đến cho đối tượng các kiến thức về phòng chống dịch bệnh, phòng tránh các bệnh mãn tính, chủ dộng chăm sóc sức khỏe bản thân nâng cao chất lượng cuộc sống và tầm vóc người Việt Nam...
"Đặc biệt, sắp tới kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11/7, chúng tôi đã xây dựng xong kế hoạch tổ chức hoạt động điểm truyền thông, triển khai các hoạt động để người dân trên địa bàn nắm được và hưởng ứng tham gia; tiếp tục tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ người cao tuổi, câu lạc bộ thanh niên không kết hôn muộn và sinh con muộn... góp phần nâng cao chất lượng dân số”, Trưởng Trạm y tế phường Giảng Võ nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh rà soát dược phẩm, mỹ phẩm giả, kém chất lượng

Bảo đảm tiến độ, chất lượng triển khai chính sách dân số trong mô hình chính quyền 2 cấp

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí về sức khỏe khi hoạch định chính sách

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ triển khai hệ thống nội soi siêu âm

184 nhà phân phối Amway hoàn tất khoá đào tạo Tư vấn viên Quản lý cân nặng BodyKey 2024

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh phản hồi về thuốc trị ung thư của Godwaypharma

Tự ý bỏ thuốc điều trị viêm gan B dẫn đến mắc xơ gan

Tăng tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế

Phẫu thuật u ác tính mô mềm hiếm gặp cho bệnh nhân 76 tuổi
