Tag

Cấm ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức

Giáo dục 09/06/2025 14:26
aa
TTTĐ - Dự thảo Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, học thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan.
Không để “quản lý kém” thì cấm học thêm, dạy thêm
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp

Sáng 9/6, tại Phiên họp thứ 46, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo.

Khắc phục tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan

Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, có ý kiến đề nghị bổ sung nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp; quy định rõ chế độ làm việc của nhà giáo tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội, việc cho phép nhà giáo là giảng viên đại học được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp là chính sách mới nhằm tháo gỡ hạn chế, bất cập trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc các cơ sở giáo dục đại học, do vậy, đã được Quốc hội thảo luận kỹ và có sự thống nhất cao. Đề xuất mở rộng chính sách này cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cần được nghiên cứu kỹ; sau khi đánh giá, tổng kết thực tiễn thi hành sẽ có căn cứ mở rộng đối tượng ở giai đoạn tiếp theo. Việc phân công nhiệm vụ, cân đối phân bổ thời gian làm nhiệm vụ của nhà giáo tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp sẽ được quy định chi tiết trong văn bản hướng dẫn thi hành.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh báo cáo tại phiên họp
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh báo cáo tại phiên họp

Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cấm nhà giáo dạy thêm trái quy định pháp luật, cấm dạy thêm học sinh mà nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy; làm rõ hơn việc tổ chức, cá nhân không được đăng tải, phát tán thông tin về nhà giáo.

Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Dự thảo Luật không cấm dạy thêm, học thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan. Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đã ban hành văn bản quy định về dạy thêm, học thêm, trong đó đã quy định nhà giáo không được dạy thêm cho học sinh mà mình đang trực tiếp giảng dạy.

Làm rõ thế nào là “ép buộc” hay “không ép buộc” học thêm

Góp ý vào nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho rằng, quy định cấm ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức không thay đổi so với dự thảo trình Quốc hội trước đó.

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định nhà giáo không được dạy thêm cho học sinh mình đang trực tiếp giảng dạy là một bước tiến, thể hiện rõ bản chất của vấn đề dạy thêm, học thêm là nhu cầu chính đáng, nhưng không được phép trục lợi.

Cấm ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức
Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại phiên họp

Tuy nhiên, để thực thi việc cấm, trước hết trong phần giải thích từ ngữ của dự thảo Luật phải định nghĩa rõ “dạy thêm, học thêm” là gì. Theo bà Hải, dạy thêm có thể hiểu là hoạt động do giáo viên hoặc người có chuyên môn tổ chức dạy ngoài giờ chính khóa, ngoài chương trình học chính tại trường, bao gồm các hình thức như dạy tại nhà, tại trung tâm, hoặc dạy trực tuyến.

Dạy tại nhà cũng có thể là học sinh đến nhà giáo viên hoặc ngược lại, gia sư đến nhà học sinh.

Thực tế cho thấy, kể từ khi có các quy định về dạy thêm, học thêm (như Thông tư 17 hoặc 29), nhiều biến tướng đã xuất hiện như nhiều giáo viên tổ chức dạy online qua Zoom, Google Meet... cho chính học sinh lớp mình và vẫn thu tiền. Hình thức này rất khó quản lý.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu bày tỏ băn khoăn về cụm từ "ép buộc" dưới mọi hình thức. “Làm thế nào để xác định hành vi ép buộc? Trên giấy tờ có thể có đơn đăng ký tự nguyện, nhưng thực tế có thể là sự ép buộc ngầm để học sinh phải viết đơn đó”, bà Hải đặt vấn đề.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp thu, giải trình thấu đáo, đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội; tham khảo các cơ quan liên quan trong nghiên cứu, tiếp thu, giải trình. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với dự thảo Luật Nhà giáo cũng như báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Văn hóa và Xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, cần tiếp tục rà soát về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo và những chính sách liên quan đến tuyển dụng như: Điều động, luân chuyển, chế độ tập sự... Về quyền của nhà giáo, cần tiếp tục lưu ý một số nội dung như: việc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp; rà soát những hành vi bị cấm, những điều không được làm đối với nhà giáo.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với quy định của Dự thảo Luật về quản lý nhà giáo. Theo đó, vẫn có điều quy định về quản lý nhà nước về nhà giáo. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nhà giáo và có quy định trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chủ trì, phối hợp, thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể để rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm. Đối với một số vấn đề khác như chính sách tiền lương, phụ cấp..., Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát.

Đọc thêm

Bộ GD&ĐT trao tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Giáo dục" Giáo dục

Bộ GD&ĐT trao tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Giáo dục"

TTTĐ - Chiều 16/6, Bộ GD&ĐT tổ chức gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhiều đại học nhận chứng chỉ IELTS xét tuyển đến cuối tháng 6 Giáo dục

Nhiều đại học nhận chứng chỉ IELTS xét tuyển đến cuối tháng 6

TTTĐ - Nhiều trường đại học ở Hà Nội chỉ nhận chứng chỉ IELTS để xét tuyển đến cuối tháng 6, trước hạn đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT.
Bảo đảm công bằng để trẻ được tiếp cận giáo dục Giáo dục

Bảo đảm công bằng để trẻ được tiếp cận giáo dục

TTTĐ - Sáng 16/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Kiểm soát tốt để giữ ý nghĩa của chính sách miễn học phí Giáo dục

Kiểm soát tốt để giữ ý nghĩa của chính sách miễn học phí

TTTĐ - Sáng 16/6, thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ sự nhất trí và ủng hộ mạnh mẽ chủ trương miễn học phí cho học sinh mầm non và phổ thông.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong bậc lương hành chính sự nghiệp Giáo dục

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong bậc lương hành chính sự nghiệp

TTTĐ - Ngày 16/6, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Nhà giáo, đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.
Hà Nội thử nghiệm đăng ký tuyển sinh trực tuyến đầu cấp lần 2 Giáo dục

Hà Nội thử nghiệm đăng ký tuyển sinh trực tuyến đầu cấp lần 2

TTTĐ - Hôm nay, ngày 15/6, Sở GD&ĐT Hà Nội mở cổng tuyển sinh trực tuyến tại địa chỉ https://tsdaucap.hanoi.gov.vn để phụ huynh đăng ký thử nghiệm.
Rà soát chương trình GDPT 2018 phù hợp thực tiễn, địa giới hành chính Giáo dục

Rà soát chương trình GDPT 2018 phù hợp thực tiễn, địa giới hành chính

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tối 14/6 thông tin về việc rà soát, điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn và bối cảnh phát triển mới.
Khi trường học trở thành “ngôi nhà” mùa hè an toàn cho học sinh Giáo dục

Khi trường học trở thành “ngôi nhà” mùa hè an toàn cho học sinh

TTTĐ - Thay vì ở nhà cả ngày dài với tivi, điện thoại, ở nhiều trường học trên địa bàn thành phố, mùa hè vẫn đang vô cùng sôi động, thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh, khiến phụ huynh yên tâm, phấn khởi với chuỗi hoạt động giáo dục và câu lạc bộ năng khiếu được tổ chức bài bản, an toàn.
Một chọi 10 “tranh suất” vào trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành Giáo dục

Một chọi 10 “tranh suất” vào trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành

TTTĐ - Ngày 14/6, 4.430 thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh của Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) tranh 440 suất vào lớp 10.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Công điện ứng phó bão số 1 Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Công điện ứng phó bão số 1

TTTĐ - Ngày 13/6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Công điện số 779/CĐ-BGDĐT về việc chủ động ứng phó bão số 1.
Xem thêm