Căn cước công dân gắn chíp điện tử không có chức năng định vị
Thử trưởng Bộ Công an kiểm tra tình hình cấp căn cước công dân gắn chip điện tử tại Quảng Ninh Phê duyệt dự án căn cước công dân gắn chíp điện tử |
Về việc này, Bộ Công an cho biết, chíp được gắn trên căn cước công dân là để lưu trữ các thông tin của công dân với mục tiêu tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Chíp gắn trên căn cước không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chíp tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
Trong trường hợp công dân đang sống và làm việc tại Hà Nội nhưng hộ khẩu thường trú ở tỉnh khác, Bộ Công an thông tin, theo Điều 16, Thông tư 07/2016/TT-BCA ngày 1/2/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân, khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân thì cơ quan quản lý căn cước công dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại căn cước công dân đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
Việc sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử sẽ thuận lợi hơn trong các giao dịch hành chính của công dân cũng như phục vụ công tác quản lý Nhà nước |
Như vậy, nếu công dân đang sống và làm việc tại Hà Nội nhưng hộ khẩu thường trú ở tỉnh khác đã được cấp căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân 12 số thì có thể đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an thành phố Hà Nội để làm thủ tục đổi, cấp lại căn cước công dân có gắn chíp điện tử.
Khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân đã đi vào vận hành thì công dân có thể đến bất kỳ cơ quan quản lý căn cước công dân nào để làm thủ tục cấp căn cước công dân.
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) thông tin, việc cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp được triển khai từ cuối tháng 1/2021. Trong gần 2 tháng qua, công an toàn quốc thu nhận hồ sơ, cấp hơn 1,2 triệu thẻ căn cước công dân gắn chíp cho người dân.
Dự kiến đến ngày 1/7/2021 sẽ hoàn thành cấp thẻ cho 50 triệu công dân trên toàn quốc. 10 tỉnh, thành phố lớn, trong đó có Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Bắc Ninh... hoàn thành trước ngày 30/4/2021.
Để đạt được mục tiêu trên, trung bình mỗi ngày, công an cả nước thu nhận hồ sơ, cấp thẻ cho khoảng 300.000 người. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Bộ Công an, tính đến ngày 10/3, các tỉnh, thành phố mới đáp ứng được trên 200.000 hồ sơ mỗi ngày. Một số địa phương vượt kế hoạch nhưng có địa phương lại không đạt chỉ tiêu.
Nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội đã huy động cán bộ, chiến sĩ tổ chức các tổ lưu động cấp căn cước cho người dân 3 ca mỗi ngày (sáng, chiều, tối) và thậm chí làm đến nửa đêm. Thành phố Hà Nội, các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh... gửi giấy mời đến từng người, hẹn giờ và đánh số thứ tự để người dân không phải chờ đợi.
Công an các địa phương này cũng chuẩn bị trước hồ sơ của những người có giấy mời, để khi công dân đến làm thẻ căn cước thì cán bộ chỉ thu nhận hồ sơ, đối chiếu nhanh, không mất thời gian tìm kiếm thông tin. Lãnh đạo Bộ Công an lưu ý, cách làm của Hà Nội giúp rút ngắn thời gian đáng kể và các địa phương khác nên xem xét để rút kinh nghiệm.
Khi hoàn thành cấp 50 triệu thẻ căn cước, công dân có mã số định danh cá nhân, khi đi làm các thủ tục hành chính, người dân không cần phải trình sổ hộ khẩu giấy…