Tag

Cân nhắc việc cho người nước ngoài thuê đất rừng

Tin tức 07/06/2017 18:41
aa
TTTĐ.VN- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, chiều 7/6, các đại biểu thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).

Cân nhắc việc cho người nước ngoài thuê đất rừng

Tại phiên thảo luận tại tổ của đoàn đại biểu Tp Hà Nội do Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH TP Hà Nội ông Ngọ Duy Hiểu điều hành, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) đã đề nghị nên giữ nguyên tên gọi là “Luật Bảo vệ và Phát triển rừng” thay vì đổi tên thành “Luật Lâm nghiệp". Bởi cần thiên về bảo vệ và phát triển rừng hơn là việc kinh doanh rừng như tên gọi “Luật Lâm nghiệp”. Đa phần các đại biểu Quốc hội tại tổ Hà Nội đều tán thành ý kiến trên.

Ngoài ra, đại biểu Tuấn cũng nhấn mạnh Điều 8 “Chủ rừng” (Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng hoặc tự phục hồi, phát triển rừng được Nhà nước công nhận hoặc nhận chuyển giao rừng từ tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật) trong Dự thảo Luật có quy định bao gồm “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.

Theo ông Tuấn, việc cho thuê đất rừng cho các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần cân nhắc, bổ sung thêm các quy định chặt chẽ hơn tránh làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đặc biệt là vùng biên giới. Ông Tuấn có dẫn ra ví dụ về việc cho doanh nghiệp nước ngoài xây dựng tại khu vực đèo Hải Vân và đã phải dừng lại dự án này.

Cân nhắc việc cho người nước ngoài thuê đất rừng


Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cũng bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao với Dự thảo Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi). Dự thảo này đã được soạn thảo rất công phu nên sớm được thông qua để tạo điều kiện cho việc bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, ông Trí cho biết, xem xét rất kỹ Luật này thì thấy toàn bộ luật không đề cập đến vấn đề suối, ao hồ, sông trong rừng. Trong khi đó là những thực thể gắn bó với cây, với đất rừng và có tác dụng rất quan trọng nhưng lại bị lãng quên trong Luật.

Tình trạng ô nhiễm nguồn suối, ao, hồ trong rừng hiện cũng đang rất nghiêm trọng. Do đó, cần bổ sung thêm các quy định về việc bảo vệ nguồn nước trong rừng, tránh việc gây ra ô nhiễm suối, ao hồ, sông trong rừng, xem xét kỹ lượng đến việc chặn các dòng sông, dòng suối nhỏ trong rừng, vì xu hướng làm thủy điện nhỏ hiện nay xuất hiện rất nhiều khiến cho ao, suối dần dần bị cạn kiệt. Ngoài ra, cũng cần xem xét đến việc tạo ra các hồ nhỏ giữ lại nước trong rừng, để làm đẹp cảnh quan trong các khu rừng, còn dùng để làm nơi nuôi cá. Vấn đề các hang động trong rừng cũng cần được quan tâm và đưa vào dự thảo Luật. Hiện Việt Nam, trong đó đặc biệt là tỉnh Quảng Bình đã có nhiều hang động nổi tiếng khắp.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cũng bày tỏ sự tán thành các ý kiến của các đại biểu thảo luận tại tổ Hà Nội. Đặc biệt là ý kiến giữ nguyên tên gọi là Luật bảo vệ và phát triển rừng và không nên dùng tên Luật lâm nghiệp. Vì chúng ta phải đề cao vấn đề bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên đất nước, phát triển du lịch. Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng cần được quan tâm hơn nữa vì hiện nay diện tích rừng đang bị co hẹp lại khiến cho thời tiết khí hậu càng trở nên khắc nghiệt. Mới đây, vụ cháy rừng ở Sóc Sơn là minh chứng đòi hỏi cần quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Đại biểu Khánh đóng góp ý kiến về việc phát triển vấn đề xã hội hóa quản lý bảo vệ rừng rất đúng đắn trong thời điểm hiện nay. Việc mở rộng các đối tượng tham gia quản lý bảo vệ rừng tăng cường năng lực hiệu quả. Về vấn đề điều 8 “Chủ rừng” đã cởi mở rộng nhưng cần quy định chặt chẽ hơn, tránh tạo sơ hở rừng giao vào các tổ chức cá nhân nước ngoài lợi dụng, mượn cớ bảo vệ rừng. Ngoài ra, đây còn là vấn đề liên quan đặc biệt đến an ninh biên giới, do đó cần có những quy định chặt chẽ nhất là ở khu vực biên giới.

“Ngoài ra, cần bổ sung thêm chính sách về bảo vệ phát triển rừng, thay vì chúng ta bắt gỗ lậu, sản vật về rừng thì nên đưa ngay trong đời sống sinh hoạt, quy định nghiêm cấm sử dụng gỗ quý, làm vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Tôi thấy nhiều làng nghề khai thác gỗ đại ngàn nhập khẩu nước ngoài đã kích thích sự tiêu dùng hủy hoại môi trường. Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh tra săn bắt, bán động vật quý hiếm cần xử lý nghiêm”, đại biểu Khánh cho biết.

Cân nhắc việc cho người nước ngoài thuê đất rừng


Đồng tình với ý kiến giữ nguyên tên gọi Luật bảo vệ và phát triển rừng, Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm (đoàn Hà Nội) cho biết các Khu tôn giáo tín ngưỡng như Chùa Hương, Yên Tử đều gắn với rừng. Giáo lý đạo Phật cũng nghiêm cấm việc chặt cây, phá rừng coi đây giống như hành động sát sinh. Đánh giá cao những đóng góp thảo luận về Dự thảo Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), Phó trưởng đoàn chuyên trách đại biểu TP Hà Nội Ngọ Duy Hiểu cho biết Ban thư ký tại phiên thảo luận tổ Hà Nội sẽ tổng hợp các ý kiến trên và trình lên Quốc hội xem xét.

Tại phiên họp thảo luận của tổ An Giang, các đại biểu cũng thống nhất với việc giữ nguyên tên gọi là Luật bảo về và phát triển rừng. Đại biểu Chau Chắc (An Giang) cho rằng, nếu giữ tên gọi là Luật Bảo vệ và phát triển rừng thì đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục điều chỉnh phạm vi luật cho phù hợp với tên gọi. Phải sửa các nội dung và kết cấu các nội dung của luật cho phù hợp.

Cân nhắc việc cho người nước ngoài thuê đất rừng


Còn theo đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang), nếu lấy tên là Luật Bảo vệ và phát triển rừng thì nguyên tắc trong Điều 4 lại là “Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp”. Rõ ràng nguyên tắc này không ăn nhập gì với tên gọi của luật như trong dự thảo luật. “Tôi thấy rằng, ngay khung xương của luật đã có vấn đề nên nếu luật này thông qua rồi sẽ xảy ra xung đột với những luật khác như Luật Thương mại bởi trong dự thảo cũng đề cập đến kinh doanh lâm sản. Vì vậy, đề nghị ban soạn thảo lưu tâm vấn đề này”, đại biểu Nguyễn Mai Bộ kiến nghị.

Tại phiên thảo luận tổ TP Hồ Chí Minh, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) ủng hộ việc dự luật đã quy định cấm khai thác tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng. Tuy nhiên ĐB Nghĩa cho rằng sau vụ việc Sơn Trà, luật cần bổ sung cấm hành vi kinh doanh, khai thác làm thay đổi cảnh quan tự nhiên sinh thái rừng.


“Về vấn đề chủ rừng cũng phải phân tích rõ. Có những chủ rừng là ban quản lý do Nhà nước thành lập thì phải chịu trách nhiệm bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Như vậy, ban quản lý này sẽ chịu trách nhiệm cả đất, cây, sinh cảnh...Nhưng nếu chủ rừng là cá nhân gây dựng nên như trồng rừng bạch đàn, rừng thông để khai thác thì cũng gọi họ là chủ rừng thì lúc đó trách nhiệm đối với phần còn lại của khu rừng ấy ra sao. Vấn đề này cũng phải được xác định rõ”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa kiến nghị.

Đại biểu Ngô Tuấn Nghĩa (Tp Hồ Chí Minh) đưa ra quan điểm nhấn mạnh việc bảo vệ rừng là việc cấp bách và lâu dài vì nó có ý nghĩa về môi trường và an ninh quốc gia. “Dù đã có lệnh cấm cửa rừng nhưng vẫn thấy chặt phá tự nhiên. Người ta lợi dụng khai thác rừng nghèo nhưng khai thác xong không trồng nữa, làm giàu xong thì bỏ. Cái đó nhà nước phải chịu, đồng bào dân tộc thiểu số phải chịu hậu quả. Phải làm sao quy định rõ kinh doanh lâm sản như thế nào thì mới giữ được kế sinh nhai của đồng bào dân tộc miền núi chứ không người ta lợi dụng thương mại tràn lan, mất kiểm soát” – đại biểu Nghĩa nói.

Cân nhắc việc cho người nước ngoài thuê đất rừng

Đại biểu Dương Ngọc Hải (TP Hồ Chí Minh) băn khoăn nhất là vấn đề kinh doanh rừng. Theo đại biểu này, kinh doanh rừng là kinh doanh sản phẩm trên rừng hay là được bán đất rừng. Đất thì không thể bán được mà kinh doanh thì làm dịch vụ, khai thác, bán sản phẩm rừng thế nào? Vì vậy, đại biểu đề nghị phải quy định rõ nội dung này. Diễn đạt, giải thích phải quy định rõ nếu không sẽ khó áp dụng, nếu áp dụng có thể có những văn bản dưới luật.

Phương Thu

Tin liên quan

Đọc thêm

Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới Tin tức

Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 1/7, sau khi dự kỳ họp thứ nhất của HĐND xã Phú Xuyên, khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra công tác vận hành vào ngày đầu hoạt động của bộ máy chính quyền xã Phú Xuyên sau sắp xếp.
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội MultiMedia

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội

Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm, kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương hai cấp tại xã Phúc Thịnh,Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội, UBND phường Tây Hồ (Hà Nội).
Tiền đề vững chắc để xã Thượng Phúc phát triển mạnh mẽ và bền vững Tin tức

Tiền đề vững chắc để xã Thượng Phúc phát triển mạnh mẽ và bền vững

TTTĐ - Ngày 1/7/2025, HĐND xã Thượng Phúc khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ nhất. Hội nghị đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, sẵn sàng để địa phương bắt tay vào hoạt động hiệu quả.
Ổn định tổ chức, tập trung phát triển kinh tế xã hội địa phương Tin tức

Ổn định tổ chức, tập trung phát triển kinh tế xã hội địa phương

TTTĐ - Ngày 1/7, HĐND xã Gia Lâm tổ chức kỳ họp thứ nhất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
HĐND phường Tam Thắng thông qua nhiều quyết sách quan trọng Nhịp sống phương Nam

HĐND phường Tam Thắng thông qua nhiều quyết sách quan trọng

TTTĐ - HĐND phường Tam Thắng (TP Hồ Chí Minh) vừa thông qua nhiều quyết sách quan trọng trong việc chọn nhân sự, thành lập các cơ quan chuyên môn và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Nhanh chóng đưa bộ máy HĐND xã Chương Dương hoạt động hiệu quả Tin tức

Nhanh chóng đưa bộ máy HĐND xã Chương Dương hoạt động hiệu quả

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND xã Chương Dương (thành phố Hà Nội) tổ chức kỳ họp thứ nhất khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với hơn 160 đại biểu tham dự. Chủ tịch HĐND xã Chương Dương Vũ Văn Tuân yêu cần nhanh chóng đưa bộ máy HĐND, UBND xã đi vào hoạt động hiệu quả với phương châm "gần dân, sát dân, trong công tác vì Nhân dân phục vụ".
Trang trọng Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Tin tức

Trang trọng Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025).
Phường Xuân Đỉnh vận hành mô hình chính quyền địa phương mới thông suốt, hiệu quả Tin tức

Phường Xuân Đỉnh vận hành mô hình chính quyền địa phương mới thông suốt, hiệu quả

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND phường Xuân Đỉnh khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đã tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên tham dự kỳ họp.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: Người mở đường cho sự nghiệp đổi mới Tin tức

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: Người mở đường cho sự nghiệp đổi mới

Trên cương vị là Tổng Bí thư đầu tiên, “kiến trúc sư trưởng” của công cuộc Đổi mới đất nước, đồng chí đã cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua khó khăn và thu được những thành tựu rất quan trọng.
Xã Phù Đổng: Sẵn sàng hành trang bước vào Kỷ nguyên mới Tin tức

Xã Phù Đổng: Sẵn sàng hành trang bước vào Kỷ nguyên mới

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND xã Phù Đổng đã tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND xã Phù Đổng khóa 21, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND sau sắp xếp đơn vị hành chính, mang tính chất kiện toàn tổ chức bộ máy, đặt nền móng cho việc thực hiện toàn diện các nhiệm vụ phát triển địa phương trong giai đoạn mới.
Xem thêm