Tag

Cần tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn tại trụ sở tòa án

Ký sự pháp đình 03/11/2021 11:06
aa
TTTĐ - Trong hệ thống các cơ quan tư pháp thì tòa án là trung tâm của hoạt động tư pháp, là cơ quan duy nhất được pháp luật Việt Nam quy định có nhiệm vụ bảo vệ công lý nhưng thời gian qua nhiều vụ việc gây mất an ninh nghiêm trọng xảy ra tại tòa. Đã đến lúc, cơ quan chức năng cần phải nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ tòa án; Nâng cao công tác đảm bảo an ninh, an toàn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xứng tầm là đại diện của cơ quan tư pháp.
Bắc Giang: Diễn biến vụ người đàn ông sát hại vợ, đâm bị thương bố vợ tại trụ sở tòa án Án mạng tại trụ sở tòa án huyện Lục Ngạn, Bắc Giang - hoạt động tố tụng chưa đảm bảo an toàn! Bắc Giang: Chân dung kẻ máu lạnh đâm vợ tử vong tại trụ sở tòa án Bắc Giang: Người đàn ông đâm vợ tử vong tại tòa án

“Lỗ hổng” trong công tác bảo đảm an ninh

Xã hội phát triển, con người sống và làm việc theo pháp luật, lấy pháp luật làm thước đo tính hợp pháp của hành vi. Chấp hành các quy định của pháp luật là một nét văn hóa trong đời sống, các tranh chấp, khiếu kiện không giải quyết được thì đưa đến tòa án là một cách hành xử văn minh, thể hiện thượng tôn pháp luật.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa thì pháp luật càng được đề cao, quyền tư pháp càng được tôn trọng, được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Bởi vậy, Tòa án ngày càng được nâng cao vị thế, tầm quan trọng trong hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước. Tòa án không chỉ xét xử những vụ án hình sự mà còn giải quyết các vụ án tranh chấp dân sự, lao động, kinh doanh thương mại, hành chính...

Tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp

Kết quả xét xử vụ án hình sự hay các vụ án tranh chấp dân sự, lao động, kinh doanh thương mại, hành chính sẽ quyết định một bên thua, một bên thắng; Bị cáo muốn xử phạt nhẹ, bị hại lại muốn xử nặng hơn nên việc xét xử của tòa rất khó hài lòng cả hai bên. Thậm chí, việc giải quyết của tòa án có thể khiến các đương sự bức xúc, thù ghét.

Những năm gần đây không ít trường hợp đương sự gây rối, phá phách, thậm chí tấn công lại lực lượng chức năng ngay tại trụ sở tòa án, làm ảnh hưởng an ninh trật tự, an toàn xã hội, đe dọa tính mạng, sức khỏe của các đương sự và cán bộ tòa án. Vụ việc đương sự dùng dao sát hại vợ, gây thương tích cho đương sự khác và thẩm phán ngay tại trụ sở tòa án huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là điển hình; Cho thấy nguy cơ mất an toàn tại trụ sở tòa án, đặc biệt là tòa án cấp huyện bởi nhiều lý do có thể kể đến như:

Hiện nay, theo biên chế của tòa án cấp huyện thì chỉ có hai bảo vệ thay nhau canh trực ngoài cổng; cảnh sát hỗ trợ tư pháp chỉ tham gia các phiên tòa hình sự, rất ít khi tham gia các phiên tòa hành chính, dân sự, lao động, kinh doanh thương mại nên khi có sự cố xảy ra thì thiếu lực lượng trấn áp, xử lý. Trên thực tế, việc xử lý mạnh tay với các hành vi vi phạm tại trụ sở tòa án vẫn chưa được vận dụng nhiều, dẫn tới nhiều người tỏ ra nhờn pháp luật, vi phạm tiếp tục xảy ra.

Khi mâu thuẫn lợi ích phải đưa ra tòa giải quyết thì các đường sự thường có tâm trạng bức xúc, rất dễ dẫn đến xung đột, ẩu đả. Bởi vậy, giải quyết tranh chấp đòi hỏi tòa án phải uy nghiêm, thẩm phán phải có trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, kỹ năng điều hành; Phải có lực lượng an ninh chuyên nghiệp để duy trì trật tự phiên tòa, đảm bảo an toàn cho cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia. Trên thực tế ở Tòa án cấp huyện, thậm chí cấp tỉnh hiện nay việc biên chế, trang bị phương tiện kỹ thuật còn rất hạn chế. Trình độ, năng lực, kỹ năng của nhiều cán bộ tòa án chưa tốt dẫn đến không kịp thời phát hiện, xử lý tình huống xảy ra...

Đương sự đến tòa án để nhờ cậy đòi sự công bằng mà còn bị sát hại thì chẳng nơi đâu có thể được cho là an toàn và rất khó có thể đòi được công lý. Vụ án xảy ra tại trụ sở TAND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là một bài học sâu sắc để cơ quan chức năng củng cố lại lực lượng bảo vệ, hỗ trợ tư pháp tại trụ sở tòa án.

Đối tượng Dư Văn Thanh sử dụng con dao bấm gây ra án mạng đặc biệt nghiêm trọng tại trụ sở toà án
Đối tượng Dư Văn Thanh sử dụng con dao bấm gây ra án mạng đặc biệt nghiêm trọng tại trụ sở toà án

Giải pháp đảm bảo an toàn cho người tham gia tố tụng

Qua các vụ việc gây mất an ninh, an toàn tại trụ sở tòa án cho thấy cơ quan chức năng cần phải thực hiện các giải pháp tuyển chọn, sử dụng lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp có khả năng kiểm soát, phát hiện tình huống ngay từ vòng ngoài; Tránh sử dụng những người già yếu, không có kỹ năng nghiệp vụ, tăng cường số lượng bảo vệ bên trong, bên ngoài, nơi tố tụng, khu vực xét xử.

Lực lượng bảo vệ cần kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp mang theo hung khí, vũ khí, chất nổ, chất cháy. Về lâu dài, cần trang bị cho tòa án các máy soi chiếu kiểm tra an ninh để sớm phát hiện ra các trường hợp mang theo hung khí, vũ khí vào trụ sở tòa án; Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của công dân, đặc biệt là ý thức khi làm việc với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó có tòa án...

Bên cạnh đó, các đơn vị cần bổ sung lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp không chỉ tham gia phiên tòa hình sự mà còn duy trì an ninh trật tự ở các phiên tòa hành chính, lao động, dân sự, kinh doanh thương mại, đảm bảo an ninh tại khu vực làm việc, khu vực tố tụng của tòa án; Cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chất lượng giải quyết vụ việc, chất lượng xét xử của tòa án thấu tình đạt lý. Các thẩm phán, thư ký tiếp xúc với đương sự cần phải có khả năng giải thích pháp luật; kỹ năng xử lý các tình huống đương sự gây mất an ninh trật tự...

Trụ sở TAND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nơi xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng
Trụ sở TAND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nơi xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng

Trụ sở tòa án là biểu tượng của công lý, sức mạnh của Nhà nước, bởi vậy cần phải xử lý nghiêm các hành vi gây mất an ninh trật tự, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác ngay tại trụ sở tòa án để thể hiện tính răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội.

Nhiều quốc gia có những quy định pháp luật cũng như các cơ chế chính sách để bảo vệ các thẩm phán không chỉ tại trụ sở tòa án mà còn bảo vệ họ trên đường đi làm, tại nhà riêng, bảo vệ cả những người thân của họ. Các đạo luật ban hành quy định về bí mật thông tin của thẩm phán, thông tin nhân thân của họ và các cơ chế đảm bảo an ninh, an toàn cho các thẩm phán, điều tra viên, công tố viên.

Trong trường hợp những người tham gia tố tụng, luật sư tham gia các vụ án có nguy cơ bị đe dọa, tấn công thì cũng có những quy định đặc thù để bảo vệ kịp thời, đảm bảo an ninh, an toàn cho những người tham gia tố tụng, đảm bảo công lý được thực thi một cách nghiêm minh nhất.

Đã đến lúc các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam cần nghiên cứu, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo an ninh trật tự trong hoạt động tố tụng, đảm bảo an toàn cho những người tiến hành tố tụng và những người tham gia, trong đó có quy định về lực lượng hỗ trợ tư pháp, lực lượng bảo vệ, về trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ. Các yếu tố đảm bảo bí mật thông tin của người tham gia tố tụng. Quy định về xử lý các hành vi gây mất an ninh trật tự, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản của người khác trong quá trình giải quyết vụ án.

Khi nào hệ thống chính sách, pháp luật được hoàn thiện; trình độ nhận thức, văn hóa của người dân được nâng cao; kỹ năng của người tiến hành tố tụng tốt hơn; tòa án được trang bị lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp, lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp, xử lý tình huống kịp thời thì khi đó mới đảm bảo an ninh, an toàn, mới thực sự là biểu tượng của công lý.

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)

Đọc thêm

Y án sơ thẩm đối với bị cáo hành hung nam sinh Ký sự pháp đình

Y án sơ thẩm đối với bị cáo hành hung nam sinh

TTTĐ - Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án Nhân dân Hà Nội nhận định, cấp sơ thẩm đã xem xét đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Tại phiên xử hôm nay (12/3) bị cáo không đưa ra được căn cứ xác đáng để xem xét nên bác kháng cáo của Trương Văn Minh.
Xét xử 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ Ký sự pháp đình

Xét xử 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

TTTĐ - Theo cơ quan công tố, chung cư mini ở phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) có nhiều vi phạm về trật tự xây dựng, quy định về phòng cháy, chữa cháy. Lực lượng chức năng chỉ ra, cảnh báo nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy nổ, có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng song chủ chung cư là Nghiêm Quang Minh vẫn phớt lờ.
Bản án nghiêm khắc cho 6 bị cáo "thổi giá" đất ở Sóc Sơn Ký sự pháp đình

Bản án nghiêm khắc cho 6 bị cáo "thổi giá" đất ở Sóc Sơn

TTTĐ - Hội đồng xét xử xác định, bị cáo Phạm Ngọc Tuấn là người khởi xướng, rủ rê, bàn bạc và chỉ đạo 5 đồng phạm thực hiện hành vi “thổi giá” đất ở huyện Sóc Sơn lên trên 30 tỷ đồng sau đó bỏ đấu giá. Tuấn cũng là bị cáo góp nhiều tiền nhất để tham gia đấu giá nên tuyên mức án cao hơn 5 đồng phạm nhằm răn đe, phòng ngừa chung.
Quế Phong (Nghệ An): Mua bán ma tuý, 5 bị cáo lĩnh án Ký sự pháp đình

Quế Phong (Nghệ An): Mua bán ma tuý, 5 bị cáo lĩnh án

TTTĐ - Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa xét xử sơ thẩm đường dây mua bán trái phép chất ma túy, tuyên phạt 5 bị cáo mức án từ 16 đến 20 năm tù.
Xét xử lưu động 6 bị cáo “thổi giá” đất ở huyện Sóc Sơn Ký sự pháp đình

Xét xử lưu động 6 bị cáo “thổi giá” đất ở huyện Sóc Sơn

TTTĐ - Mới đây Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã ra quyết định mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ “thổi giá” đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2”, sau đó bỏ đấu giá, xảy ra tại huyện Sóc Sơn vào cuối tháng 11/2024.
Thanh Chương (Nghệ An): "Nữ quái" dùng sổ đỏ giả để lừa đảo hơn 3,6 tỉ đồng Ký sự pháp đình

Thanh Chương (Nghệ An): "Nữ quái" dùng sổ đỏ giả để lừa đảo hơn 3,6 tỉ đồng

TTTĐ - Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Phan Thị Thu Hoài (sinh năm 1976, trú tại thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, Nghệ An) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức”.
Yên Thành (Nghệ An): Buôn bán ma tuý, 3 đối tượng lĩnh án Ký sự pháp đình

Yên Thành (Nghệ An): Buôn bán ma tuý, 3 đối tượng lĩnh án

TTTĐ - Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Phan Thị Phương (sinh năm 1981) và Phạm Văn Lý (sinh năm 1988) cùng trú xã Tây Thành, huyện Yên Thành và Nguyễn Thanh Bính (sinh năm 1977), trú xã Quang Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Vụ lừa đảo tiền của gần 600 người: Phạm Thị Tuyết Nhung bị đề nghị án chung thân Pháp luật

Vụ lừa đảo tiền của gần 600 người: Phạm Thị Tuyết Nhung bị đề nghị án chung thân

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng tuyên mức án chung thân đối với các bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung, Trần Thị Hồng Hạnh và Hồ Văn Thắng.
Vụ tranh chấp đất gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng: Cần thượng tôn pháp luật Ký sự pháp đình

Vụ tranh chấp đất gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng: Cần thượng tôn pháp luật

TTTĐ - Mặc dù UBND huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sai đối tượng cho ông Trương Thức nhưng đến nay ông Thức vẫn đang sử dụng thửa đất này, thậm chí còn tự ý làm đường bê tông trái phép.
Yên Thành (Nghệ An): Giết anh ruột vì không tới dự tiệc đầy tháng cháu Ký sự pháp đình

Yên Thành (Nghệ An): Giết anh ruột vì không tới dự tiệc đầy tháng cháu

TTTĐ - Ngày 30/12, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử bị cáo Bùi Văn Thuận (sinh năm 1964, trú tại xã Viên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) về tội giết người.
Xem thêm