Tag

Cẩn trọng với cuộc tái chiến Covid-19 và 6 lời khuyên của một giáo sư nổi tiếng

Sức khỏe 29/08/2020 07:00
aa
Đợt lây nhiễm thứ hai của đại dịch Covid-19 diễn biến quá nhanh. Từ ca dương tính với virus corona phát hiện tại Đà Nẵng, chỉ sau một tuần, mọi trật tự cuộc sống đã bị đảo lộn. Liên tục nhiều tỉnh thành ban hành biện pháp chặt chẽ nhất để khống chế cơn bùng phát Covid-19 trong cộng đồng. Bình tĩnh để chọn lấy một thái độ ứng phó hợp lý và hữu hiệu là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam hôm nay.
3017 2020 7largeimg 1354716505
Chống dịch Covid-19, cán bộ Đoàn hoãn cưới Thông báo khẩn tìm người liên quan đến bệnh nhân Covid-19 tại quán bia Lộc Vừng, Thanh Trì Thêm 3 trường hợp nhập cảnh mắc Covid-19 được cách ly ngay

Khi chưa xác định được ca nhiễm F0, thì mọi dự đoán về mức độ hoành hành mới của Covid-19 đều dựa trên cơ sở mong manh. Khoanh vùng đối tượng và tổ chức xét nghiệm trên diện rộng, là một giải pháp tích cực để tìm kiếm những mối họa tiềm ẩn. Tuy nhiên, quá trình ngăn chặn sự lây nhiễm của virus corona biến thể, hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự bảo vệ bản thân của mỗi người.

Ngành y tế nước ta cho rằng virus corona chủng mới nhiều khả năng thâm nhập từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Còn đại diện Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đánh giá “virus corona được phát hiện tại Đà Nẵng tương tự như virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 lây lan ở các quốc gia khác vào tháng 7. Mặc dù có các đột biến xuất hiện trong chủng virus này nhưng không có lý do nào làm gia tăng lo ngại. Theo những dữ liệu hiện có, khả năng lây lan và độc lực của virus không thay đổi”.

Vậy cách nào nhận biết và đề phòng virus corona biến thể. Theo các chuyên gia đầu ngành, cần cẩn trọng quan sát và theo dõi thường xuyên các triệu chứng. Khi một người có nguy cơ nhiễm Covid-19 chủng mới thì có những biểu hiện gì? Ngày 1 đến ngày 3: triệu chứng giống bệnh cảm, viêm họng nhẹ, hơi đau. Không nóng sốt. Không mệt mỏi, vẫn ăn uống bình thường. Ngày 4: cổ họng đau nhẹ, người nôn nao, bắt đầu khan tiếng, nhiệt độ cơ thể dao động trên dưới 36,5 độ C, bắt đầu chán ăn, đau đầu nhẹ và tiêu chảy nhẹ. Ngày 5: đau họng, khan tiếng hơn, cơ thể hơi nóng, người mệt mỏi, cảm thấy đau khớp xương. Hãy lưu ý, giai đoạn này khó nhận ra là cảm hay là nhiễm corona. Ngày 6: bắt đầu sốt nhẹ, ho có đàm hoặc ho khan, đau họng khi ăn, nói hay nuốt nước bọt, mệt mỏi, buồn nôn, thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở, lưng và ngón tay đau lâm râm, tiêu chảy có thể kèm theo nôn ói. Ngày 7: sốt cao hơn từ 37,4 đến 37,8 độ C, ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn, tiêu chảy nhiều hơn, toàn thân đau nhức, nôn ói. Ngày 8: sốt gần mức 38 hoặc trên 38 độ C, khó thở hơn, mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực, hơi thở khò khè, ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng, đau đầu và các khớp xương. Ngày 9: các triệu chứng không thêm mà trở nên nặng hơn, sốt tăng giảm lộn xộn, ho không bớt mà nặng hơn trước, dù cố gắng vẫn cảm thấy khó hít thở.

Tất nhiên, các triệu chứng sẽ thay đổi tuỳ theo sức đề kháng của từng người. Những đối tượng khỏe mạnh thì cần 10-14 ngày mới phát hiện, còn những người không khỏe mạng thì chỉ cần 4-5 ngày là vật vã với sự hành hạ của virus corona.

Mỗi gia đình có thể là một pháo đài chống dịch và mỗi người cũng là một chiến sĩ chống dịch. Các thao tác sau đây, nên được ghi nhớ để thực hiện, nếu chưa có điều kiện đến cơ sở y tế: Mỗi nhà chuẩn bị một cái thau đựng nước lạnh và nhiều khăn loại trung, chanh tươi cần luôn luôn có sẵn, dụng cụ đo nhiệt - mua loại bắn laser rất rẻ, hoặc que thủy ngân nếu có. Ngoài 3 thứ cần nêu trên thì luôn có sẵn nước uống cho bệnh nhân - rất cần thiết - chỉ uống nước và rau quả, đừng uống sô đa hay bia, rượu. Cần thêm thuốc ho và Tylenol.

Khi người bệnh bị mệt mỏi (rất mệt), khàn cổ vì ho (cổ rất đau) thì là lúc thân nhiệt bắt đầu tăng cao. Đưa bệnh nhân tới chỗ nằm thật thoáng. Cho uống ngay 1 ly nước lạnh (không cần đá). Người trợ giúp phải chú ý luôn đeo khẩu trang và làm thật nhanh: lấy khăn nhúng vào nước lạnh xếp lại đắp ngay lên đầu - cắt chanh làm đôi xoa hai bên cổ, hai bên hông và ngực. Lấy khăn lau người cho lạnh mát. Cơn nóng sẽ tồn tại khoảng 30 phút mỗi lần, đừng nản lòng, hãy cố gắng thay khăn lạnh trong mỗi 5 phút - thay khoảng 6 lần là cơn sốt sẽ qua - nhưng sẽ trở lại thường xuyên trong 3 ngày lên cơn. Đặc tính của virus corona biến thể là gây nóng nhanh trong vòng 3 ngày nhưng tới ngày thứ 4 là giảm dần.

Trong đại dịch toàn cầu, để bảo đảm sức khỏe thể chất thì phải cần ổn định sức khỏe tinh thần. Ở tuổi 70, giáo sư Jonh Vũ từ Đại học Seattle - Mỹ vừa đưa ra những kiến giải giúp người Việt bình tâm hơn. Giáo sư John Vũ là nhà khoa học Việt Nam nổi tiếng thế giới. Ông tên thật là Vũ Văn Du, đã viết hàng chục cuốn sách về kỹ năng sống và thế giới tâm linh được xuất bản tại Việt Nam với bút danh Nguyên Phong. Sau 20 năm làm kỹ sư cao cấp cho hãng Boeing, giáo sư John Vũ hiện nay là cố vấn khoa học cho Đại học Seattle - Mỹ và thỉnh giảng về công nghệ phần mềm cho nhiều trường đại học tại Nhật Bản, Hàn Quốc.

Với bút danh Nguyên Phong, giáo sư John Vũ đã dịch những cuốn sách truyền cảm hứng tư duy tích cực cho công chúng như “Hành Trình về phương Đông”, “Ngọc sáng trong hoa sen”, “Bên rặng Tuyết sơn”, “Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng”, “Minh Triết trong đời sống”, “Đường mây qua xứ tuyết”… Trước làn sóng lây nhiễm mới đang khiến nhiều người Việt lo lắng, giáo sư John Vũ đã đưa ra 6 lời khuyên, như sau:

Thứ nhất: Mọi người luôn ghi nhớ gìn sức khỏe và thật bảo trọng, luôn đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên - vì loại virus này không hề giống bất kỳ loại virus nào từng biết trước đây, có thể biến thể khôn lường và không hề đơn giản như mọi người kỳ vọng, có thể tái phát bất kỳ lúc nào, và không chỉ tác động tới phổi - mà còn ảnh hưởng các cơ quan nội tạng khác của con người, và sẽ phủ rộng độ tuổi chứ không chỉ tập trung vào người lớn tuổi. Sức khoẻ, mạng sống là điều quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác trên đời này, và quan trọng nhất vẫn là sức khỏe tinh thần.

Thứ hai: Đại dịch diễn ra mức độ sẽ không giống nhau ở từng quốc gia vì cộng nghiệp của mỗi quốc gia có khác nhau, tùy vào độ nhận thức, thay đổi, thức tỉnh của lãnh đạo và đa số người dân trong quốc gia đó có thể tác động chuyển đổi tai họa của thiên tai địch hoạ vũ trụ, và đại dịch - dù có thể khởi đầu là do nhân tạo.

Thứ ba: Thế giới có thể sẽ không dừng lại với đại dịch Covid-19 này, mà có thể xảy ra nhiều thiên tai khác như động đất, sóng thần, lụt lội, núi lửa (do thiên nhiên bị tàn phá, vũ trụ tìm sự cân bằng mới, sự di chuyển lệch hướng của các vì tinh tú, trái đất đang nóng dần lên, băng tan mạnh ở hai đầu Bắc và Nam Cực nhiều năm nay)... Và cả chiến tranh sẽ xảy ra khi một số quốc gia lớn không từ bỏ tham vọng bành trướng bá quyền.

Thứ tư: Sau đại dịch sẽ là suy thoái kinh tế toàn cầu, nên mọi người nên tiết kiệm, chuẩn bị ứng phó lâu dài.

Thứ năm: Đây là giai đoạn con người bớt hướng ra ngoài với những thói quen, nhu cầu, ham muốn trước đây - mà tập trung sẻ chia, hướng vào nội tâm mỗi người, khám phá, điều chỉnh và hoàn thiện mình. Và chọn đọc sách là một trong những điều nên trải nghiệm để thay đổi nhận thức, chuyển đổi tâm thức, nhất là giới trẻ, sinh viên học sinh và bất cứ ai muốn thay đổi tương lai tâm linh, nghiệp quả của chính mình.

Thứ sáu: Sự thay đổi tâm thức, nhìn nhận nghiêm túc lại, chuyển đổi điều chỉnh cách nghĩ, cách sống, thái độ sống, sự yêu thương chia sẻ con người và hướng về sự hoàn thiện bản thân là bước đầu tiên để chuyển đổi hướng cần đi, cũng có thể chuyển đổi được nhân quả của mỗi người mà bất kỳ ai đều có. Bất kỳ một ai cố chấp, háo danh, háo thắng và chủ quan không chịu thật sự học hỏi, chuyển biến sẽ phải học đi học lại bài học cho đến khi thật sự thức tỉnh hiểu biết mới thôi.

Đọc thêm

PVcomBank hợp tác toàn diện với Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh Sức khỏe

PVcomBank hợp tác toàn diện với Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Mới đây, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) ký kết thành công thỏa thuận hợp tác toàn diện với Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh thiết lập mối quan hệ chiến lược hướng đến thúc đẩy thanh toán không tiền mặt và sử dụng tiện ích tài chính hiện đại, PVcomBank đã tài trợ 100 triệu đồng cho Hội nghị khoa học kỹ thuật năm 2024 do bệnh viện tổ chức.
Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Năm 2024, toàn quận Tây Hồ, Hà Nội có 1.982 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; 1 trung tâm thương mại; 42 siêu thị; 10 chợ. Giai đoạn 2018 - 2024, quận đã hoàn thành mục tiêu đánh giá phân hạng được 40 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc tại quận Long Biên về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, Phó Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Gia Lâm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Gần 100 trẻ được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng miễn phí Tin Y tế

Gần 100 trẻ được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng miễn phí

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp Tổ chức Operation Smile triển khai Chương trình phẫu thuật nụ cười cho gần 100 trẻ em bị khe hở môi – vòm miệng.
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa Sức khỏe

Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

TTTĐ - Trong các bệnh tim mạch (CVDs), nhồi máu cơ tim và đột quỵ là các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Một diễn biến đáng lo ngại trong những năm gần đây là đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Do vậy, việc xác định nguyên nhân và phát triển các phương pháp điều trị mới đang được nhiều chuyên gia đặc biệt chú trọng.
5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ 1/1/2025 Sức khỏe

5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ 1/1/2025

TTTĐ - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 35/2024/TT-BYT quy định Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện.
Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã Tin Y tế

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

TTTĐ - Theo thống kê của Sở Y tế, toàn thành phố Hà Nội đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ Tin Y tế

Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ

TTTĐ - Sinh con là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy lo lắng, đặc biệt với các mẹ bầu lần đầu làm mẹ. Tại Bệnh viện Đa khoa Nghi Lộc, những dịch vụ chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé sẽ giúp hành trình vượt cạn trở nên an toàn, nhẹ nhàng và đáng nhớ hơn bao giờ hết.
Xem thêm