Tag
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cần xây dựng cơ chế đặc thù, tạo thuận lợi để phát triển Thủ đô xứng tầm

Tin tức 01/08/2023 07:00
aa
TTTĐ - Góp ý cho dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các ý kiến chuyên gia nhấn mạnh, cần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn nữa. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cần xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, đi trước, mở đường, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xứng tầm.
Hàng trăm nhà khoa học góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội: Vươn mình bứt phá
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội và xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội và xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn

Sáng nay (1/8) tại trường Đại học Luật Hà Nội diễn ra hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Hội thảo có sự tham dự của 350 đại biểu là đại diện của Văn phòng Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội và Hội đồng dân tộc, Viện Nghiên cứu lập pháp, Ban Dân nguyện và Ban Công tác đại biểu; Các đại biểu đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành...

Hội thảo tập trung tham luận, góp ý cụ thể vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với 9 vấn đề: Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Thu hút, sử dụng nguồn lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; Nâng cao năng lực tài chính - ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển của Thủ đô; Phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông; Xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, quản lý sử dụng đất đai; Đào tạo giáo dục Thủ đô và Phát triển văn hóa; Huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; Phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững; Liên kết, phát triển vùng Thủ đô.

Quang cảnh họp báo thông tin về Hội thảo khoa học“Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”
Quang cảnh họp báo thông tin về Hội thảo khoa học“Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”

Hội thảo khoa học "Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)" được tổ chức thông qua kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc các trường đại học, cao đẳng và học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm phát huy năng lực nghiên cứu của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học trên địa bàn thành phố; Kết nối giữa đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia với các nhiệm vụ chính trị của thành phố.

Đồng thời, hội thảo nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về nhận thức, quan điểm, quá trình triển khai xây dựng chính sách, đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần hiện thực hóa các mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Khắc phục những khó khăn trong quản lý Thủ đô thời gian qua

Trước đó, ngày 25/7, báo cáo về xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: Từ năm 2021, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII, Thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND TP chủ động triển khai việc tổng hợp thi hành Luật Thủ đô năm 2012 và phối hợp với Bộ Tư pháp lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Thành ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) do đồng chí Bí thư Thành ủy trực tiếp làm Trưởng Ban.

Kết quả tổng kết thi hành Luật Thủ đô và nội dung đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những cơ sở quan trọng để Thành ủy đề xuất với Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Từ năm 2022 đến nay, Thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND TP phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Bộ Tư pháp báo cáo xin ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và đã thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập dự thảo Luật; Đã ban hành Quyết định về Kế hoạch soạn thảo dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Ngày 9/6/2023, Bộ Tư pháp đã thực hiện việc đăng tải dự thảo Luật để tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, tổ chức và Nhân dân.

Quang cảnh buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)
Quang cảnh buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, việc xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế, bất cập trong xây dựng, phát triển, quản lý Thủ đô thời gian qua, những điểm hạn chế, không phù hợp của Luật Thủ đô năm 2012.

Đồng thời, Luật Thủ đô (sửa đổi) tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; Xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, đi trước, mở đường, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xứng tầm với vị trí, vai trò, trách nhiệm là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; Trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; Có vai trò lan tỏa, thúc đẩy Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Với mục tiêu đó, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng theo 5 quan điểm: Thứ nhất là thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô.

Thứ hai là quy định các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô phải bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013. Luật Thủ đô cần được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật.

Thứ ba, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bám sát 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua.

Thứ tư, đồng thời với việc phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền thành phố.

Thứ năm là kế thừa, phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô năm 2012, cơ chế thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14, Nghị quyết số 115/2020/QH14, Nghị quyết số 160/2021/QH14 của Quốc hội; Rà soát, tiếp thu các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà phù hợp với Thủ đô để đưa vào dự thảo Luật. Theo sát quá trình chỉnh lý, hoàn thiện các Luật có liên quan đang được sửa đổi, bổ sung (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...) để lựa chọn những vấn đề đặc thù, chưa được quy định để hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Luật Thủ đô (sửa đổi) là một đạo luật đặc biệt quan trọng đối với Hà Nội, có nhiều cơ chế đặc thù, đột phá, có phạm vi tác động rộng, khác biệt với nhiều luật và văn bản dưới luật hiện hành, tác động đến thẩm quyền của nhiều cơ quan Trung ương. Một số vấn đề mới, đột phá có nội dung phức tạp, khó về kỹ thuật lập pháp.

Chính vì vậy, đối với một số nội dung các Bộ, ngành có ý kiến cần xem xét lại quy định để đảm bảo phù hợp với các Nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Chủ tịch UBND TP nêu đề nghị, giữ lại các phương án ban đầu do Hà Nội đã đề xuất và bổ sung các điều kiện để kiểm soát chặt chẽ.

"Đây là những nội dung quan trọng, cần thiết mà TP đã nghiên cứu, đánh giá từ thực tiễn trong quá trình tổng kết thi hành Luật Thủ đô và lập đề xuất chính sách, đánh giá tác động cụ thể trong quá trình lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật"- Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh cho biết.

Đồng thời, Chủ tịch UBND TP khẳng định, những nội dung này cũng là nhằm thể chế hóa các quan điểm, định hướng được nêu trong Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị. Thời gian tới, Thành ủy sẽ báo cáo xin ý kiến của Bộ Chính trị về những vấn đề này.

Đối với một số quy định còn có quan điểm khác nhau trong quá trình thảo luận của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, TP sẽ có ý kiến giải trình cụ thể; Trước mắt, đề nghị được giữ các quy định này để nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện, rõ hơn về phạm vi, tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện.

Tháo gỡ khó khăn về thể chế, chính sách cho Hà Nội

Tại buổi làm việc, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn kiến nghị, cần cơ chế tăng thẩm quyền của HĐND TP.

Theo Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, trong điều kiện Hà Nội là trung tâm của cả nước thì việc tăng đại biểu chuyên trách là rất phù hợp, trong khi đại biểu chuyên trách tăng nhưng vẫn nằm trong số chỉ tiêu biên chế được giao. Bên cạnh đó, cần thiết có cơ chế tăng thẩm quyền của HĐND TP. Các nội dung này cần mạnh dạn đưa vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), từ đó mới giải quyết được căn cơ, thấu đáo các nhiệm vụ rất quan trọng của Thủ đô.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội xác định con người, văn hóa và khoa học công nghệ là lợi thế vượt trội hơn so với các địa phương khác, chính vì vậy các thể chế, chính sách đều được định hướng vào 3 trụ cột. Tuy nhiên, với hệ thống cơ chế, chính sách chung như hiện nay sẽ rất khó đáp ứng được việc thu hút nguồn lực xã hội.

“Với những cơ chế, chính sách đặc thù vừa qua Quốc hội dành cho TP Hồ Chí Minh, chúng tôi đã nghiên cứu, đánh giá một số chính sách về huy động xã hội hóa, tuy là thí điểm nhưng nếu được luật hóa vào Luật Thủ đô, sẽ tháo gỡ khó khăn về thể chế, chính sách cho Hà Nội”- Phó Bí thư Thành ủy nói.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của Luật Thủ đô (sửa đổi), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, điều quan trọng nhất là Luật Thủ đô (sửa đổi) phải giao quyền cho Hà Nội, tạo động lực mới cho Thủ đô phát triển.

Ví dụ như giao quyền cho Thủ đô quyết định đầu tư công, các dự án theo hình thức công - tư (PPP), đầu tư các dự án cầu quy mô lớn như các cầu qua sông tại Hà Nội (cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên) có tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng (thuộc nhóm dự án trọng điểm quốc gia) hay các cầu liên tỉnh thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương như cầu Ngọc Hồi, cầu Vân Phúc...

“Nếu chờ các bước theo quy trình thủ tục, trình Quốc hội thì sẽ rất lâu; Mà nếu giao cho Hà Nội thì chắc chắn thành phố làm được. Thực tế vừa qua, để sớm giải quyết những nhu cầu bức xúc từ thực tiễn, đáp ứng mong mỏi của người dân, thành phố đã chủ động dùng ngân sách địa phương để đầu tư cải tạo quốc lộ 6, làm đường cao tốc Hà Nội - Hòa Bình hay 14km đường Vành đai 3 đoạn qua huyện Đông Anh...”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.

Cũng theo kiến nghị của đồng chí Đinh Tiến Dũng, đối với nhu cầu xây dựng 10 tuyến đường sắt trên địa bàn Hà Nội, nếu thực hiện theo quy trình, cách thức hiện nay thì sẽ manh mún và kéo dài, nên cần có cơ chế dành riêng cho cả 10 tuyến 1 gói vay ODA, trên cơ sở đó thực hiện đồng bộ, bảo đảm kỹ thuật và thời gian vận hành...

Đối với việc xử lý ô nhiễm môi trường như các sông liên tỉnh, liên vùng cũng cần có cơ chế mạnh dạn giao cho địa phương chủ trì. Ngoài ra, cũng cần xem xét cụ thể việc quy định thời hạn sử dụng chung cư; Cơ chế bảo tồn, phát huy các di tích văn hóa lịch sử, các làng nghề, huy động nguồn nhân lực chất lượng cao, xử lý các dự án còn tồn đọng, định mức đơn giá trong các trường hợp đặc biệt.

Đọc thêm

Hôm nay (1/7), khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội Tin tức

Hôm nay (1/7), khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024) diễn ra từ ngày 1/7 - 4/7, dự kiến xem xét 42 nội dung gồm 17 báo cáo và 25 nghị quyết.
Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những đóng góp chất lượng cao cho Tổ quốc và quan hệ song phương Tin tức

Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những đóng góp chất lượng cao cho Tổ quốc và quan hệ song phương

TTTĐ - Nhân dịp thăm chính thức Hàn Quốc, chiều tối 30/6, tại Thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc.
Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển Tin tức

Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển

TTTĐ - Chiều 30/6, tại Thủ đô Seoul, bắt đầu chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp rất xúc động với những người bạn Hàn Quốc.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc Tin tức

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc

TTTĐ - Vào lúc 14h30 (giờ địa phương) ngày 30/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân, cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Seongnam ở Thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc

TTTĐ - Sáng 30/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15% Tin tức

Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15%

TTTĐ - Theo tính toán của Ban chỉ đạo cải cách tiền lương, với số tăng lương hưu cộng lại qua các đợt, lần tăng lương này, nếu chỉ tăng 11,5% cũng đã ngang bằng với mức tăng 30% lương cơ sở của cán bộ công chức.
Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán Tin tức

Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán

TTTĐ - Quốc hội đề nghị tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của đất nước; bảo đảm yêu cầu pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.
Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024 Tin tức

Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024

TTTĐ - Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.
Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024 Thời sự

Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh Tin tức

Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Xem thêm