Tag

Cảnh báo trẻ ngộ độc do uống quá liều vitamin D

Tin Y tế 02/05/2024 15:03
aa
TTTĐ - Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận điều trị bệnh nhi 6 tháng tuổi bị ngộ độc vitamin D.
Trẻ em Việt Nam sẽ được cung cấp đầy đủ vitamin D3 hơn Vitamin D có thể ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh? 10 bệnh nguy hiểm sau sẽ ghé thăm nếu bạn thiếu vitamin D Cảnh báo ngộ độc, suy thận cấp do uống vitamin D quá liều ở trẻ nhỏ

Cha mẹ tự ý dùng vitamin quá liều cho trẻ

Khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhi cho biết, trước khi nhập viện 3 tháng, gia đình được một người quen cho 2 lọ vitamin D3+K2 có hình thức bên ngoài giống nhau (1 lọ dành cho người lớn và 1 lọ dành cho trẻ em).

Tuy nhiên, do nghĩ cả 2 lọ vitamin D này đều dùng được cho trẻ em nên gia đình đã cho bé N.V uống lọ vitamin D3+K2 MK7 5000IE/ 200μg dành cho người lớn với liều lượng 3 giọt/ngày (5.000UI/giọt). Điều này có nghĩa là trẻ đã uống ~ 15.000 UI/ngày (cao gấp nhiều lần liều lượng tối đa vitamin D dùng cho trẻ 6 tháng tuổi). Khi bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống thì gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Lọ vitamin D3 + K2 5000 IE +200 μg dành cho người lớn (bên trái) mà trẻ được cho uống nhầm (ảnh gia đình cung cấp)

Lọ vitamin D3 + K2 5000 IE +200 μg dành cho người lớn (bên trái) mà trẻ được cho uống nhầm (Ảnh: BVCC)

TS.BS Thái Thiên Nam, Phó Trưởng khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương trực tiếp điều trị bệnh nhi cho biết: “Trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương vì nôn, tiểu nhiều, sụt cân trong 1 tháng.

Ngay sau khi trẻ nhập viện, chúng tôi đã tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Kết quả cho thấy trẻ bị tăng canxi máu toàn phần: 5mmol/L (giới hạn bình thường: 2.1 - 2.4 mmol/L), tăng canxi inon hóa: 2.19mmol/L (giới hạn bình thường: 1.15 - 1.3 mmol/L), nồng độ vitamin D3 tăng rất cao: 1.320ng/ml (giới hạn bình thường: 50 - 250 ng/ml)".

Tại khoa Thận và Lọc máu, trẻ được chỉ định ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D, truyền dịch và dùng thuốc lợi tiểu để bù lại lượng dịch mất do nôn, tiểu nhiều và đào thải canxi máu… Tuy nhiên, ngay cả khi đã ra viện, trẻ vẫn phải tái khám định kỳ 2 tuần/lần để kiểm tra biến chứng sỏi thận, lắng đọng canxi ở các cơ quan khác có thể xảy ra.

Vitamin D là loại vitamin có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển xương chắc khỏe, cũng như góp phần tăng cường hệ miễn dịch đối với trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, việc cha mẹ sử dụng vitamin D cho trẻ không đúng chỉ dẫn về liều lượng của các bác sĩ có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc nghiêm trọng.

Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc

Nắm bắt tâm lý của các bà mẹ luôn muốn dành những loại thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng cho con, nhiều cơ sở kinh doanh các loại vitamin tổng hợp của các hãng thực phẩm chức năng của nước ngoài cho trẻ em được quảng cáo với nhiều công dụng: Tăng chiều cao; tăng cân; tăng sức đề kháng; bổ sung DHA giúp trẻ thông minh...

Các loại vitamin được bày bán khá tự do, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua khi cần thiết. Chính vì thế, nhiều người tự ý mua về bổ sung cho trẻ uống để có đủ dưỡng chất cho cơ thể vì nghĩ rằng các loại vitamin đều tốt, uống càng nhiều sẽ càng có lợi. Trên thực tế, việc dư thừa một số vitamin A, D, E hoặc K có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng gây hại cho cơ thể.

Cảnh báo trẻ ngộ độc do uống quá liều vitamin D
TS.BS Thái Thiên Nam đang thăm khám cho bệnh nhi ngộ độc vitamin D (Ảnh: BVCC)

TS.BS Thái Thiên Nam, Phó Trưởng khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Ngộ độc vitamin D là tình trạng hiếm gặp và khó chẩn đoán vì triệu chứng không đặc hiệu, tuy nhiên tại Khoa Thận và Lọc máu - Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng năm vẫn tiếp nhận một số trường hợp trẻ ngộ độc vitamin D.

Nguyên nhân thường do cha mẹ bổ sung vitamin D liều quá cao cho trẻ trong thời gian dài, không phải do chế độ ăn hay do tiếp xúc với ánh nắng.

Việc cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng vitamin D quá liều có thể gây ngộ độc nhưng triệu chứng ngộ độc sẽ không xảy ra ngay mà khoảng một vài tháng hay thậm chí là một vài năm sau.

Khi bị ngộ độc vitamin D, trong máu của trẻ sẽ bị lắng đọng nhiều canxi, dẫn đến tình trạng chán ăn, giảm cân, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, vôi hóa ống thận, suy thận… Nếu không sớm phát hiện ra tình trạng này thì trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần tuân thủ những biện pháp sau: Không nên tự ý mua các thực phẩm chức năng, các loại vitamin thuốc cho trẻ uống khi chưa có chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ.

Khi cần dùng thuốc cho trẻ phải được bác sĩ kê đơn, không lấy thuốc của người lớn hoặc thuốc của trẻ khác cho trẻ dùng. Các loại thuốc, vitamin cần để xa tầm tay của trẻ nhỏ hoặc để vào tủ riêng và có khóa.

Các loại thuốc, vitamin, cần được bảo quản ở nơi khô ráo, đựng trong hộp, lọ kín, có nhãn mác, hướng dẫn sử dụng đi kèm và hạn sử dụng. Phụ huynh cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tủ thuốc của gia đình, không được tiếp tục sử dụng thuốc bị hỏng hay thuốc đã quá hạn.

Khi uống thuốc không nên để trẻ nhìn thấy vì trẻ sẽ bắt chước làm theo. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần phải nắm rõ công dụng, liều lượng, đối tượng sử dụng của từng loại thuốc, vitamin và dùng đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Đọc thêm

Thực hiện thành công ca tán sỏi niệu đạo cho bé 17 tháng tuổi Tin Y tế

Thực hiện thành công ca tán sỏi niệu đạo cho bé 17 tháng tuổi

TTTĐ - Bé gái 17 tháng tuổi được BV Đa khoa Phương Đông (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tán sỏi niệu đạo kích thước lớn thành công nhờ phương pháp nội soi ngược dòng bằng laser. Đây là một trong những trường hợp em bé nhỏ tuổi nhất Việt Nam có sỏi niệu quản.
Bé 17 tháng tuổi bị sỏi niệu đạo hiếm gặp Tin Y tế

Bé 17 tháng tuổi bị sỏi niệu đạo hiếm gặp

TTTĐ - Một bé gái 17 tháng tuổi được tán sỏi niệu đạo kích thước lớn thành công nhờ phương pháp nội soi ngược dòng bằng laser. Đây là một trong những trường hợp em bé nhỏ tuổi nhất Việt Nam có sỏi niệu quản.
Phát hiện cơ sở đào tạo tiêm filler, bottox trái phép Nhịp sống phương Nam

Phát hiện cơ sở đào tạo tiêm filler, bottox trái phép

TTTĐ - Nhờ sự phối hợp nhanh chóng giữa Thanh tra Sở Y tế và Thanh tra Sở LĐ - TB & XH, một cơ sở đào tạo tiêm filler, bottox trái phép trên địa bàn quận Tân Bình, TP HCM đã bị phát hiện và xử lý.
Suýt chết vì từ chối phẫu thuật, tự uống thuốc "truyền miệng" Tin Y tế

Suýt chết vì từ chối phẫu thuật, tự uống thuốc "truyền miệng"

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, bệnh viện đã tiếp nhận nữ bệnh nhân (63 tuổi, Hà Nội) phát khối u buồng trứng kèm theo polyp lớn buồng tử cung gây chảy máu nhiều. Khi bác sỹ khuyên phẫu thuật sớm, bệnh nhân đã từ chối và về nhà tự uống thuốc theo những lời mách bảo truyền miệng
Giải pháp toàn diện tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh lý tuyến vú Tin Y tế

Giải pháp toàn diện tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh lý tuyến vú

TTTĐ - Vừa qua, Fujifilm Việt Nam phối hợp cùng với Hội Điện quang và Y học Hạt nhân Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề "Chẩn đoán hình ảnh tuyến vú: Sàng lọc bệnh lý tuyến vú - Quá khứ, hiện tại và tương lai".
Cấp cứu cụ bà 90 tuổi bị hóc hạt hồng xiêm Sức khỏe

Cấp cứu cụ bà 90 tuổi bị hóc hạt hồng xiêm

TTTĐ - Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Khoa Cấp cứu của bệnh viện này vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ (90 tuổi, Hà Nội) nhập viện vì suy hô hấp do hóc hạt hồng xiêm tại thanh quản.
Ra mắt ứng dụng “chatbot” giải đáp những thắc mắc về khám chữa bệnh Tin Y tế

Ra mắt ứng dụng “chatbot” giải đáp những thắc mắc về khám chữa bệnh

TTTĐ - Để người dân dễ dàng nắm bắt các quy định mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ, Sở Y tế TP HCM chính thức cho ra mắt ứng dụng chatbot - “chuyên gia” giải đáp những câu hỏi liên quan đến các quy định pháp luật trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.
Địa phương gửi nhu cầu tiêm chủng vắc xin năm 2025 trước ngày 30/6 Tin Y tế

Địa phương gửi nhu cầu tiêm chủng vắc xin năm 2025 trước ngày 30/6

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có Công văn số 2462/BYT-DP về việc triển khai Nghị định số 13/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về hoạt động tiêm chủng.
Tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng Tin Y tế

Tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của 144 cơ sở Tin Y tế

Thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của 144 cơ sở

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Quyết định 1114/QĐ-SYT thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do Sở Y tế cấp đối với 16 cơ sở hành nghề y ngoài công lập với lý do các cơ sở có đơn đề nghị ngừng hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm