Tag

Cảnh giác cúm A - Bệnh mùa đông xuân, nay dễ mắc trong mùa hè

Sức khỏe 13/06/2019 12:32
aa
TTTĐ - Bệnh cúm A thường xuất hiện vào mùa đông xuân. Tuy nhiên, gần đây Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC gặp nhiều bệnh nhi mắc cúm vào mùa hè. Vậy nguyên nhân gây bất thường này do đâu? Mời bạn đọc xem chi tiết bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác.

Cảnh giác cúm A - Bệnh mùa đông xuân, nay dễ mắc trong mùa hè

BS Trần Thị Kim Ngọc đang thực hiện khám các bệnh nhi.

Bài liên quan

Làm chuyện ấy nhiều lần nhưng bị đau nhiều, nguyên nhân do đâu?

Vì sao nên xét nghiệm kiểm tra tổng quát - vi chất và miễn dịch ở trẻ nhỏ?

Những lợi ích tuyệt vời của xét nghiệm sức khỏe tổng quát mà bạn không ngờ tới

50% trẻ em Việt bị thiếu máu vì thói quen hay gặp

Xét nghiệm tại nhà hết gánh lo bệnh tật

Chuyên gia chia sẻ về thành công của ca bệnh khó điều trị

Khám tổng quát định kỳ - Bí quyết kiểm soát sức khỏe thông minh

Kiểm tra đường máu, men gan chỉ với 39.000 đồng

Bé N.L.T 18 tháng tuổi (ở Tứ Kỳ, Hải Dương) đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám trong tình trạng sốt 39 độ C, kèm ho, chảy dịch mũi, được bác sĩ thăm khám và thực hiện các chẩn đoán xác định bệnh. Kết quả khám, chẩn đoán bé N.L.T bị cúm A.

BS Trần Thị Kim Ngọc - Chuyên khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: “Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A thuộc các chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Bệnh thường gặp ở thời điểm giao mùa đông xuân. Tuy nhiên, gần đây bệnh xuất hiện nhiều ở mùa hè, điều này có thể do biến đổi khí hậu đã làm thay đổi dịch tễ học của bệnh.”

Dấu hiệu cảnh báo mắc Cúm A

Theo BS Ngọc, bệnh cúm thường dai dẳng ở trẻ em vì sức đề kháng của trẻ yếu, ở những người khỏe mạnh bệnh có thể tự khỏi. Dù vậy, một số ít trường hợp mắc bệnh không điều trị dễ gây biến chứng nặng có thể đe dọa tới tính mạng. Vì vậy, khi thấy trẻ có những biểu hiện sau, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín như:

- Sốt trên 38 độ C, có thể kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi.

- Ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi.

- Nhức đầu, đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lưng, tay và chân.

- Mệt mỏi, chán ăn hoặc suy nhược.

- Nôn ói, tiêu chảy.

Bệnh cúm A lây lan như thế nào?

Chia sẻ thêm về căn bệnh dễ mắc này, BS Ngọc cho hay: Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm, dễ lay lan qua đường hô hấp nếu bệnh nhân không cách ly, không chủ động phòng ngừa bệnh có thể lây sang người khác bằng cách như:

- Khi người mang bệnh ho/hắt hơi làm phát tán virus vào tay, chân, quần áo, các đồ vật xung quanh; tay trẻ vô tình tiếp xúc với người bệnh hoặc các vật dụng nói trên, sau đó tay trẻ lại tiếp xúc với mắt, mũi, miệng của mình tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập vào cơ thể.

- Khi người bệnh ho/hắt hơi làm phát tán virus vào không khí và có thể xâm nhập trực tiếp vào đường hô hấp của những trẻ gần đó khi hít phải.

Khai thác sâu hơn về trường hợp bé T, mẹ bé chia sẻ trong gia đình đang có người mắc cúm A. Tuy nhiên, không áp dụng biện pháp phòng ngừa tại nhà, do vậy đã lây sang bé T.

Chẩn đoán nhiễm cúm A dựa vào yếu tố nào?

Người bị cúm A thường có các triệu chứng ho, sốt, chảy dịch mũi.
Người bị cúm A thường có các triệu chứng ho, sốt, chảy dịch mũi.

Theo BS Trần Thị Kim Ngọc, cúm A cũng như các loại cúm B thường có các triệu chứng viêm long đường hô hấp khởi phát cấp tính: ho, sốt, chảy dịch mũi, nên dễ chẩn đoán nhầm. Để chẩn đoán sớm nhiễm cúm thì cần dựa vào 3 tiêu chuẩn chính :

1. Về dịch tễ: Có tiếp xúc với cúm A/ B trong vòng 2 tuần:

+ Tiền sử đi vào vùng dịch tễ hoặc sống trong vùng dịch tễ có ca bệnh cúm.

+ Tiếp xúc gần với gia cầm bị bệnh (nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển, chế biến,…).

+Tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc cúm A/B.

2. Triệu chứng nghi ngờ

Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp, bao gồm: sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), đặc biệt ở trẻ em.

Hoặc trên lâm sàng nghi có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) tiến triển nhanh trên lâm sàng hoặc trên X quang. Không tìm thấy bằng chứng nhiễm trùng khác hoặc nguyên nhân khác gây viêm phổi.

3. Cận lâm sàng

- Tổng phân tích máu: Bạch cầu bình thường hoặc giảm .

- Test cúm dương tính.

Điều quan trọng trong chẩn đoán và điều trị cúm đó là chẩn đoán sớm và phát hiện các biến chứng kịp thời. Khai thác yếu tố dịch tế đúng, tỉ mỉ giúp định hướng chẩn đoán chính xác hơn ngay từ thời điểm ban đầu thăm khám.

Ở trẻ em, người già yếu hoặc những người mắc những bệnh mạn tính (đái tháo đường, tăng huyết áp, suy giảm miễn dịch,….) thường dễ mắc các biến chứng như: Viêm tai, viêm phổi nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng,…. Vậy nên, với các bé này, cần được thăm khám kĩ càng và toàn diện nhằm phát hiện các biến chứng kịp thời.

Đối với trường hợp bé N.L.T sau khi thăm khám nghi ngờ cúm, đồng thời bằng kinh nghiệm lâm sàng, BS Ngọc cho kiểm tra tầm soát biến chứng của bệnh. Trẻ được kiểm tra nội soi tai mũi họng, trên hình ảnh nội soi cho thấy màng nhĩ phồng, xung huyết đỏ, ứ dịch vùng tai mũi họng.

Cách chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà

Nên cho trẻ bị cúm ăn thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu.
Nên cho trẻ bị cúm ăn thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu.

Khi trẻ đã được chẩn đoán bệnh, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc đặc biệt để tránh bệnh nặng thêm và lây truyền cho người khác bằng những cách sau:

- Cách ly: Hạn chế ra khỏi phòng, khi ra khỏi phòng cần đeo khẩu trang cho trẻ; hạn chế người vào thăm hỏi, tiếp xúc với trẻ nếu không thực sự cần thiết.

- Vệ sinh và chăm sóc:

+ Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

+ Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón tay.

+ Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như: cháo, bột, sữa và uống nhiều nước nhất là nước hoa quả có nhiều vitamin C.

+ Vệ sinh khay ăn, thau chậu, bô và các vật dụng của trẻ bằng xà phòng.

+ Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.

- Dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ chỉ định.

Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy khám, chẩn đoán và điều trị bệnh cho trẻ. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành giỏi chuyên môn, giàu nhiệt huyết, tư vấn tận tâm cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, bệnh viện đầu tư trang thiết bị, máy móc phụ vụ chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác các bệnh thường gặp ở trẻ: bệnh cúm, bệnh phổi, các bệnh truyền nhiễm, bệnh do thiếu vi chất, tiêm phòng vaccine,…

Hơn nữa, thời tiết nắng nóng, oi bức, ngại đưa con đi khám và sợ lây nhiễm chéo tại viện, cha mẹ chỉ cần gọi đến tổng đài: 1900 565656 để đặt lịch và hẹn thời gian lấy mẫu xét nghiệm tận nơi 24/7. Bệnh viện có cán bộ đến tận nơi lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả qua tin nhắn điện thoại.

Mọi chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Cơ sở 1: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội

Cơ sở 3: 5 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Tổng đài: 1900 56 56 56

Website: medlatec.vn * Email: [email protected]

Đọc thêm

40/53 tỉnh, TP đạt tỷ lệ tiêm vắc xin sởi trên 95% Tin Y tế

40/53 tỉnh, TP đạt tỷ lệ tiêm vắc xin sởi trên 95%

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 25/3/2025 về việc đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi.
Triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Tin Y tế

Triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Trong một tuần ghi nhận thêm 400 ca mắc sởi, tay chân miệng Tin Y tế

Trong một tuần ghi nhận thêm 400 ca mắc sởi, tay chân miệng

TTTĐ - Trong tuần, số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục tăng mạnh, tổng cộng có hơn 200 ca mắc sởi và hơn 200 ca mắc tay chân miệng.
Tăng tỷ lệ phát hiện, quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần Tin Y tế

Tăng tỷ lệ phát hiện, quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

TTTĐ - Sở Y tế ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.
Tập trung xử lý ổ dịch sởi tại trường học Tin Y tế

Tập trung xử lý ổ dịch sởi tại trường học

TTTĐ - Sau khi nhận được thông báo về 7 trường hợp học sinh mắc bệnh sởi tại trường THCS Nguyễn Tri Phương (số 67 phố Cửa Bắc, phường Quán Thánh, quận Ba Đình), trạm y tế phường Quán Thánh đã nhanh chóng cử cán bộ đến trường để điều tra sơ bộ, làm việc với ban giám hiệu nhà trường để thống nhất biện pháp xử lý và phòng, chống dịch.
Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong Tin Y tế

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sốt cao dẫn đến lơ mơ, nguy kịch do nhiễm vi khuẩn não mô cầu.
Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga Tin Y tế

Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

TTTĐ - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) vừa có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga.
Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi Tin Y tế

Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi

TTTĐ - Ngày 3/4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến hướng dẫn chấn đoán và điều trị sởi. Hội nghị nối điểm cầu Bộ Y tế đến hơn 500 điểm cầu Sở Y tế tỉnh, thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện ngành, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh viện đa khoa khu vực, quận, huyện.
Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ Tin Y tế

Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ

TTTĐ - Ngày 3/4, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh nhân nam T.T.Đ (28 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng khó thở, suy tim và phù to hai chân dẫn đến không thể di chuyển được.
Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis Tin Y tế

Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis

TTTĐ - Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.
Xem thêm