Tag
Hà Nội

Cảnh giác dịch tay chân miệng lây lan trong trường học

Giáo dục 01/10/2023 14:25
aa
TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, bệnh tay chân miệng tại Hà Nội đang có xu hướng tăng trong 2 tuần gần đây.
Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng tại nhà, tránh biến chứng nguy hiểm 3.000 chai Globulin để điều trị bệnh tay chân miệng sắp về Việt Nam Điều trị bệnh nhi suy hô hấp nặng do biến chứng bệnh tay chân miệng Bổ sung 21.000 ống thuốc phenobarbital điều trị tay chân miệng

5.250 ca mắc tay chân miệng trong một tuần

Ngày 1/10, theo thống kê của Bộ Y tế, trong tuần qua, cả nước ghi nhận 5.250 ca mắc tay chân miệng, không có trường hợp tử vong. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 86.078 ca mắc, 21 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc tăng 75,4%, số tử vong tăng 18%. Ca tử vong gần đây nhất là bệnh nhi 3 tuổi, trú tại Cà Mau.

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng, tuy nhiên có đến 90% ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Chủng EV71 thường gây bệnh cảnh nặng và dễ gây các biến chứng và có thể tử vong.

Trẻ mắc tay chân miệng nhập viện điều trị
Trẻ mắc tay chân miệng nhập viện điều trị

Theo CDC Hà Nội, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.657 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, chưa có tử vong. Số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (1.427 mắc), có xu hướng tăng trong 2 tuần gần đây.

Nếu như đầu tháng 9, ghi nhận 70 trường hợp mắc/tuần thì cuối tháng 9 tăng lên 139 ca/tuần. Số ca mắc tăng là do học sinh đã vào năm học, có nhiều nguy cơ lây lan bệnh nhanh. Bệnh nhân phân bố rải rác tại 30/30 quận huyện thị xã, chưa ghi nhận ổ dịch lớn, ổ dịch phức tạp.

Đại diện Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay hiện nay đang là thời gian đầu năm học mới, có nhiều nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng nếu các trường học và đặc biệt các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ gia đình không thực hiện tốt các biện pháp cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tay chân miệng.

Trước tình hình số ca mắc bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng, thành phố Hà Nội yêu cầu thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các trường học chuẩn bị tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường.

Đối với khối trường mầm non, tiểu học cần tăng cường vệ sinh lớp học, đồ chơi, khăn mặt của học sinh để phòng chống bệnh tay chân miệng; Tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh trong trường học.

Khi nào nên đưa trẻ mắc tay chân miệng nhập viện

BS.CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, nhiều trẻ mắc tay chân miệng được đưa đến bệnh viện khám khi có dấu hiệu sốt, nổi mụn rộp (phỏng nước). Chủ yếu là trẻ trong độ tuổi nhũ nhi và trẻ dưới 3 tuổi. Các bác sĩ đảm bảo thực hiện tốt công tác sàng lọc, phân loại bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế để điều trị tốt nhất cho trẻ, tránh lây nhiễm chéo cho các bệnh nhi khác.

Cảnh giác dịch tay chân miệng lây lan trong trường học
Trẻ được khám tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Đối với những trường hợp trẻ bị tay chân miệng độ 1, chưa có biến chứng, không sốt cao nhiều sẽ được chỉ định theo dõi và điều trị tại nhà. Trẻ bị tay chân miệng độ 2A, có biểu hiện biến chứng thần kinh nhưng chưa nguy hiểm được chỉ định điều trị nội khoa, tuân thủ các hướng dẫn về cách ly điều trị, phòng chống lây nhiễm chéo.

Trẻ mắc tay chân miệng giai đoạn 2B, tức trẻ có các biến chứng thần kinh, co giật dưới 30 phút/lần, hoặc các biểu hiện biến chứng thần kinh khác như đi đứng loạng choạng, nôn ói được chuyển viện đến các bệnh viện nhi theo quy trình chuyển viện an toàn.

Theo bác sĩ Hạnh Lê, trẻ ở mọi độ tuổi đều có thể bị bệnh tay chân miệng nhưng trẻ trong độ tuổi nhũ nhi có nguy cơ bị biến chứng nặng cao nhất. Trẻ bị tay chân miệng thường có biểu hiện như có thể sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37,5 độ C - 38 độ C.

Trẻ bị các tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng chân, trong miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của trẻ. Một trong biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc tay chân miệng là trong miệng có loét ở hầu họng (gần lưỡi gà), đôi khi xuất hiện ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi. Loét miệng khiến trẻ có cảm giác đau rát khi ăn, uống là lý do trẻ không chịu ăn, không chịu bú, và thường chảy nước miếng liên tục.

Ở một số trường hợp, trẻ bị tay chân miệng có thể chuyển độ nặng trong vòng 48 giờ. Do đó, phụ huynh nên theo dõi sát các biểu hiện bệnh ở trẻ.

Trẻ cần đưa đến bệnh viện khi có các biểu hiện: Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C không hạ sau khi đã hạ sốt tích cực; Giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần; Run chi (thấy rõ khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm); Yếu chi; Đi đứng loạng choạng; Đảo mắt bất thường; Nôn ói nhiều; Quấy khóc nhiều (dỗ không nín); Có triệu chứng co giật; Thở mệt…

Trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ sau khi khám được chỉ định theo dõi và điều trị tại nhà cần tuân thủ cách ly điều trị để phòng ngừa lây nhiễm cho các trẻ khác cùng nhà.

Phụ huynh nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, chia làm nhiều bữa nhỏ, cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm nước trái cây, co trẻ uống sữa mát để đỡ đau miệng (không nên uống nước đá lạnh ngắt); Không nên cho trẻ ăn các thức ăn cay, nóng bởi dễ gây bỏng rát, hạn chế những thức ăn dễ gây rối loạn tiêu hóa, đồ tanh, chua, mỡ khó tiêu.

Phụ huynh không tự ý dùng thuốc cho trẻ, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Virus gây bệnh tay chân miệng lây truyền ngay cả trong thời gian trẻ ủ bệnh (khoảng 1 tuần khi chưa xuất hiện các nốt phỏng nước, phát ban, vết loét), trong giai đoạn phát bệnh (khoảng 1 tuần khi đã xuất hiện các triệu chứng) và ngay cả giai đoạn hồi phục (1 tuần sau khi các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm). Do đó, phụ huynh cần tuân thủ cách ly cho trẻ trong 3 tuần, cho đến khi trẻ khỏi hẳn bệnh.

Virus tay chân miệng lây qua chất tiết của những nốt phỏng nước, phát ban, qua dịch tiết nước miếng và phân. Phụ huynh cần vệ sinh nhà cửa, các bề mặt trẻ thường xuyên tiếp xúc, rửa tay trước và sau khi chăm sóc cho trẻ.

Đọc thêm

Huyện Ba Vì còn hơn 4.200 học sinh phải nghỉ học do mưa lũ Giáo dục

Huyện Ba Vì còn hơn 4.200 học sinh phải nghỉ học do mưa lũ

TTTĐ - Ngày 12/9, huyện Ba Vì, Hà Nội còn 4.244 học sinh ở tất cả các cấp học phải nghỉ học do mưa lũ gây ngập trường, đường thôn bị ngập. 6.100 học sinh học trực tuyến.
Thầy, trò trường THCS Nguyễn Du sẻ chia với người dân vùng lũ Muôn mặt cuộc sống

Thầy, trò trường THCS Nguyễn Du sẻ chia với người dân vùng lũ

TTTĐ - Sáng 12/9, trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã phát động chương trình chung tay ủng hộ, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão số 3.
Hoạt động dạy và học đã ổn định ở quận Hà Đông sau mưa bão... Muôn mặt cuộc sống

Hoạt động dạy và học đã ổn định ở quận Hà Đông sau mưa bão...

TTTĐ - Sáng nay (12/9), trên địa bàn quận Hà Đông vẫn còn 1 số tuyến đường ngập úng do mưa lũ, tuy nhiên, tại hầu hết các cơ sở giáo dục, hoạt động dạy và học của thầy và trò đã ổn định trở lại.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự Lễ khai giảng Học viện Báo chí và Tuyên truyền Thời sự

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự Lễ khai giảng Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sáng 12/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự Lễ khai giảng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hải Phòng: 2.687 phòng học bị tốc mái, bung cửa sau bão Giáo dục

Hải Phòng: 2.687 phòng học bị tốc mái, bung cửa sau bão

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, đến nay các cơ sở giáo dục của ngành đã bị thiệt hại rất lớn. UBND TP đồng ý cho học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 12/9.
Ngành Giáo dục phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Giáo dục

Ngành Giáo dục phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão

TTTĐ - Chiều 11/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Hà Nội: Các trường được linh hoạt hình thức tổ chức dạy học Giáo dục

Hà Nội: Các trường được linh hoạt hình thức tổ chức dạy học

TTTĐ - Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, các trường học ở Hà Nội có thể linh hoạt hình thức tổ chức dạy học theo điều kiện thực tế, đảm bảo an toàn cho học sinh là ưu tiên hàng đầu.
Lực lượng chức năng cùng phụ huynh dùng thuyền đưa học sinh đến trường Giáo dục

Lực lượng chức năng cùng phụ huynh dùng thuyền đưa học sinh đến trường

TTTĐ - Tại huyện Thạch Thất, Hà Nội, các lực lượng chức năng hỗ trợ phụ huynh dùng thuyền đưa học sinh đến trường.
126 trường học ở Hà Nội dừng đón học sinh do mưa lũ Giáo dục

126 trường học ở Hà Nội dừng đón học sinh do mưa lũ

TTTĐ - Ngày 11/9, tại Hà Nội, 126 trường học dừng đón học sinh học trực tiếp do ảnh hưởng của mưa lớn.
Giáo dục Tây Ninh bứt phá với 151 trường đạt chuẩn quốc gia Giáo dục

Giáo dục Tây Ninh bứt phá với 151 trường đạt chuẩn quốc gia

TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Tây Ninh đã có 151 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm gần 36% tổng số trường trên toàn tỉnh. Đây là kết quả tích cực trong công tác xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Xem thêm