Cảnh sát hướng dẫn chữa cháy, cứu nạn, phòng chống đuối nước
Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cứu hộ, thoát nạn khi xảy ra cháy nổ, tai nạn đuối nước cho người dân, đặc biệt đối tượng học sinh, sinh viên, ngày 10/5 Tổ địa bàn PCCC và CNCH Nam Từ Liêm, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Ban Giám hiệu trường THCS&THPT Lê Quý Đôn tổ chức chương trình tuyên truyền kiến thức về PCCC, CNCH; tập huấn phòng, chống đuối nước cho các em học sinh đang học tập tại trường khi bước vào mùa nắng nóng.
![]() |
Đại úy Trần Văn Khả truyền đạt những kiến thức về PCCC, CNCH cho học sinh trường THCS&THPT Lê Quý Đôn |
Chia sẻ với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô, Chỉ huy Tổ địa bàn PCCC và CNCH Nam Từ Liêm cho biết, chương trình đã thu hút sự tham gia của gần 500 cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường. Đây là hoạt động thiết thực, nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng sống an toàn, góp phần giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ, tai nạn đuối nước, đặc biệt là thời điểm bước vào mùa hè, nắng nóng.
Tại buổi tuyên truyền, Đại úy Trần Văn Khả - Giảng viên Khoa Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Trường Đại học PCCC đã trình bày nguyên nhân và cách phòng tránh cháy nổ trong trường học, gia đình; Hướng dẫn sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ, kỹ năng thoát hiểm an toàn. Cùng với đó, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP Hà Nội tuyên truyền kiến thức phòng chống đuối nước, kỹ năng xử lý tình huống và sơ cứu người bị đuối nước.
Qua buổi tuyên truyền, cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường đã nâng cao ý thức, hiểu biết pháp luật về PCCC và CNCH, cũng như kỹ năng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng tránh đuối nước. Từ đó, phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác PCCC và CNCH, phòng tránh đuối nước nhằm giảm thiểu các tai nạn đuối nước, sự cố cháy, nổ gây ra.
![]() |
Các em học sinh trường THCS&THPT Lê Quý Đôn tích cực tương tác với cán bộ PCCC |
Trước đó trong các ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Tổ công tác Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông và Tổ địa bàn PCCC và CNCH Sóc Sơn - Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an TP Hà Nội cũng đã phối hợp tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn chủ nhà nghỉ, khách sạn và khách du lịch tại khu vực hồ Đồng Đò (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) về các biện pháp phòng chống đuối nước, sơ cấp cứu ban đầu.
Tại đây, du khách và các chủ cơ sở nghỉ dưỡng được cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH hướng dẫn các kỹ năng cơ bản, cần thiết cứu và sơ cứu ban đầu với nạn nhân đuối nước; qua đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, đồng thời trang bị những kiến thức cơ bản, kỹ năng trong công tác cứu nạn cứu hộ, sẵn sàng thực hiện công tác cứu hộ ban đầu khi có tình huống phát sinh.
Đối với các chủ cơ sở và nhân viên, lớp tập huấn thực tế ngoài trời đã góp phần trang bị thêm cho những đối tượng này một số kiến thức về cứu nạn cứu hộ; nâng cao năng lực chuyên môn về phương pháp dạy bơi, kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước, từ đó nhằm giảm thiểu tối đa tỷ lệ tử vong do đuối nước gây ra.
![]() |
![]() |
Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tổ chức tập huấn cứu người đuối nước tại hồ Đồng Đò (Sóc Sơn) |
Để phòng, chống tai nạn đuối nước, Công an TP Hà Nội cũng đã cảnh báo: Đuối nước là một tình trạng rất thường gặp, nhất là vào mùa hè. Đuối nước có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, kể cả những người bơi thành thạo. Do đó, nếu không được cấp cứu kịp thời, xử lý đúng cách có thể để lại các tổn thương nặng nề lên tim, phổi, thần kinh, thậm chí gây ngừng tim, ngừng thở và tử vong.
Để chủ động phòng ngừa đuối nước, cơ quan công an khuyến cáo người dân và cộng đồng cần trang bị các kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi như khởi động kỹ trước khi xuống nước, cách xử lý khi bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy, cách sơ cứu khi gặp người bị đuối nước…
Đặt biển cảnh báo về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu, nước xoáy.... Đối với các bể bơi, chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ đồng thời tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. Khi cho trẻ đi bơi cần phải luôn bên cạnh, trông chừng và theo dõi trẻ.
![]() |
![]() |
Huấn luyện tổ chức cứu người bị đuối nước |
Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ, đặc biệt là ở biển, chỉ nên bơi trong khu vực an toàn được chỉ định. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy như mặc áo phao.
"Phát hiện người đuối nước, cần bình tĩnh xử lý, hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Nhanh chóng tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây sào, phao, áo, quần, dây nịt…cho những người bị đuối nước bám vào các vật dụng này để người trên bờ kéo dần vào" - cơ quan công an khuyến cáo.
Theo cơ quan công an, tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu không biết bơi và không biết cách cứu đuối nước, đồng thời gọi điện báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an TP Hà Nội theo số máy 114.
Khi đưa nạn nhân bị đuối nước lên bờ cần bình tĩnh đánh giá tình trạng của nạn nhân. Trường hợp nạn nhân bất tỉnh, có ngừng tim, ngừng thở, cần áp dụng ngay các biện pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn, kiên trì đến khi nạn nhân có nhịp tim trở lại thì nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Trong trường hợp nạn nhân khi được đưa lên bờ vẫn tỉnh táo, tự thở được, cần lau khô, ủ ấm, đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.
Tin liên quan
Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp

Biểu dương 80 điển hình phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác

Nhiều bảo tàng mở cửa miễn phí dịp sinh nhật Bác

Đề xuất thành lập quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo với báo chí

Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% với tất cả loại hình báo chí

Những lưu ý khi chiêm bái xá lợi Phật ở chùa Quán Sứ

Phát huy tinh thần "thời điểm đặc biệt, khí thế đặc biệt, nỗ lực đặc biệt tạo nên kết quả đặc biệt"

Hải Phòng: Khánh thành, gắn biển và khởi công 12 công trình trọng điểm

Hoành tráng lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng
