Tag

Cặp rồng đá tại Cổ Loa được công nhận Bảo vật Quốc gia

Văn hóa 22/01/2024 23:20
aa
TTTĐ - Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng thời Lê Trung Hưng hiện đang được lưu giữ tại Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Bảo quản bảo vật quốc gia thời công nghệ số Khám phá nơi thờ vị thần "trấn Bắc" của kinh thành Thăng Long xưa Hoàng thành Thăng Long có thêm 4 Bảo vật Quốc gia

Bộ thành bậc bằng đá được đặt trước nghi môn ngoại, đền Cổ Loa hay còn được gọi là đền Thượng, đền thờ vua An Dương Vương, "Chính pháp điện", tọa lạc trên một khu đất cao, thuộc góc Tây Nam thành Nội.

Cặp rồng đá vừa được công nhận là Bảo vật Quốc gia
Cặp rồng đá vừa được công nhận là Bảo vật Quốc gia

Đôi rồng được chạm trên một khối đá nguyên. Hai bên thành bậc có cấu trúc và hoa văn trang trí tương đối giống nhau. Đề tài chủ đạo là hình rồng được chạm ở tư thế vận động từ trên xuống dưới theo chiều dọc của thành bậc.

Đầu rồng ngẩng cao, trán dô, tạo thành u, má hóp, mũi sư tử, mắt tròn, tai thú, đôi sừng có nhánh dài, chạm tới cả khúc thân thứ nhất. Miệng rộng, ngậm ngọc, lưỡi ngắn, nanh nhọn, viền xung quanh hàm rồng dưới trang trí họa tiết dải mây xoắn nhỏ, râu mép uốn lượn trải dài từ mắt tới thân, lượn sóng bay về phía sau gáy.

Với lối tạo tác kết hợp giữa tượng tròn và phù điêu, biểu tượng rồng cùng văn mây, đã tạo nên sự sống động, uyển chuyển nhưng cũng đầy mạnh mẽ trên không gian dày đặc mây bay.

Cặp rồng đá tại Cổ Loa được công nhận Bảo vật Quốc gia

Bộ thành bậc đền Cổ Loa niên đại 1732 là duy nhất trên cả nước gắn với di tích nổi tiếng thờ Đức vua An Dương Vương - vị vua lập nên nhà nước Âu Lạc, thế kỷ 3 trước Công nguyên. Đó là bộ thành bậc thuộc thành phần kiến trúc của đền thờ Đức vua nằm trong khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa.

Kích thước, cấu trúc và hoa văn trang trí của thành bậc không lặp lại ở bất kỳ di tích nào ở Việt Nam có cùng chức năng và niên đại.

Hình thức độc đáo của cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa) thể hiện ở việc chạm khắc hoa văn rất đặc biệt, mang những nét điển hình của nghệ thuật điêu khắc thời Lê Trung Hưng đầu thế kỷ XVIII.

Khác với đôi rồng thành bậc phía sau của điện Kính Thiên hay thành bậc rồng ở Lam Kinh mang dáng dấp đặc trưng của thành bậc cung điện, biểu trưng cho vương quyền thì cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa) lại có nét độc đáo riêng, tạo nên sự đặc biệt.

Do đền Thượng là Quốc từ, nên có sự kết hợp giữa biểu tượng vương quyền (rồng 5 móng) và rồng 4 móng. Đó còn là biểu trưng cho quan niệm "tả nam, hữu nữ", tượng trưng cho âm, dương; có sự phát sinh, phát triển, vốn là một quan niệm có ý nghĩa triết học, khởi nguồn từ thời dựng nước của người Việt.

Cặp rồng đá tại Cổ Loa được công nhận Bảo vật Quốc gia

Các hình tượng của "bát bửu" thể hiện trên bệ rồng phía Tây, có sự kết hợp giữa Đạo giáo và Phật giáo, đã tạo nên những hòa điệu tâm linh và triết lý tôn giáo, phản ánh tư tưởng nghệ thuật mang tính thời đại, gắn liền với mong ước về một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc, gửi gắm ước vọng của người xưa tới thần linh.

Chính từ những hoa văn trang trí này đã tạo nên sự khác biệt của thành bậc đền Thượng với những thành bậc đã biết trong các di tích tôn giáo và tâm linh ở Việt Nam.

Nét đặc biệt của cặp rồng đá đền Thượng (Cổ Loa) là có sự kết hợp với ba cây hương đá phía trước (Thiên thạch trụ - ba trụ chuyển nguồn sinh học của tầng trời xuống dưới đất).

Xét theo quan niệm tâm linh và triết học, cây hương đá ngoài trời chính là sự kết nối giữa trời và đất hay cõi âm - cõi dương - là cột thông thiên giữa trời và đất, cao hơn, chính là ý nghĩa vô cùng nhân văn, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho những điều tốt đẹp đến với đời sống con người.

Do vậy cặp rồng đá đền Thượng là hình tượng biểu trưng cho năng lượng của trời đất, là hình ảnh thể hiện sự biểu trưng cho nhà vua và quyền lực của nhà vua - của vị thần chủ - Đức vua An Dương Vương, là vật thiêng mang lại sinh khí cho chốn linh thiêng như ngôi đền thờ Đức vua.

Đọc thêm

Quảng Ninh: Chuẩn bị kỹ lưỡng sự kiện chiêm bái xá lợi Đức Phật Văn hóa

Quảng Ninh: Chuẩn bị kỹ lưỡng sự kiện chiêm bái xá lợi Đức Phật

TTTĐ - Xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước từ chùa Phúc Sơn (tỉnh Bắc Giang) về an vị tại Cung Trúc Lâm, khu di tích danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) từ ngày 25-28/5.
Có rạp, nhà hát công lập vẫn đến nhà hát tư để diễn, vì sao? Nghệ thuật

Có rạp, nhà hát công lập vẫn đến nhà hát tư để diễn, vì sao?

TTTĐ - Có rạp lớn ngay giữa trung tâm thành, vị trí rất đẹp nhưng Rạp xiếc Trung ương, Nhà hát Kịch Việt Nam cùng một số nhà hát công lập trên địa bàn Hà Nội đang lên kế hoạch diễn định kỳ tại Nhà hát Ngôi Sao - một nhà hát tư nhân. Vì sao?
Hà Nội tăng cường quản lý di tích lịch sử, văn hóa Văn hóa

Hà Nội tăng cường quản lý di tích lịch sử, văn hóa

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 2065/UBND-KGVX về việc tăng cường quản lý di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.
Làn gió mới từ denim trong dòng thời trang công sở hiện đại Văn hóa

Làn gió mới từ denim trong dòng thời trang công sở hiện đại

TTTĐ - Bộ sưu tập “She Moves” được nhà thiết kế chọn denim làm chất liệu chủ đạo, thổi làn gió mới vào trang phục công sở chốn văn phòng.
Cùng cộng đồng bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới Văn hóa

Cùng cộng đồng bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới

TTTĐ - Cộng đồng chính là chủ sở hữu nên có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản vì sự phát triển bền vững. Các chuyên gia trong và ngoài nước đã cùng nhau đánh giá sự đóng góp của di sản thế giới đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương đặc biệt là sự tiếp cận cộng đồng và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong vấn đề này.
Việc phân cấp, phân quyền phải tạo được động lực mới cho địa phương Văn hóa

Việc phân cấp, phân quyền phải tạo được động lực mới cho địa phương

TTTĐ - Chiều 20/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về rà soát, xây dựng 2 nghị định về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền.
Trân quý những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại Nghệ thuật

Trân quý những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại

TTTĐ - "Người là niềm tin tất thắng" kết hợp âm nhạc, trình diễn, phóng sự… được dàn dựng công phu, cảm xúc, như một cuốn phim sống động kể về cuộc đời và những di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Nhân dân ta và thế giới.
“Hào quang Tam Chúc” - nơi nghệ thuật, tâm linh hòa quyện, thăng hoa Nghệ thuật

“Hào quang Tam Chúc” - nơi nghệ thuật, tâm linh hòa quyện, thăng hoa

TTTĐ - Chương trình “Hào quang Tam Chúc” diễn ra lúc 20h10 ngày 20/5 tại khu vực quảng trường trước Nhà Thủy Đình, Khu du lịch Tam Chúc - Hà Nam. Chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện cung rước xá lợi Đức Phật về tôn trí và chiêm bái tại chùa Tam Chúc do Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo, Công ty TNHH dịch vụ du lịch Chân Tâm phối hợp Oscar Media thực hiện, Truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PT-TH Hà Nam và nhiều Đài Truyền hình địa phương trên cả nước tiếp sóng.
Khép lại Lễ hội Làng Sen 2025 với chương trình nghệ thuật sâu lắng Nghệ thuật

Khép lại Lễ hội Làng Sen 2025 với chương trình nghệ thuật sâu lắng

TTTĐ - Tối 19/5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP Vinh, Nghệ An), chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng” đã diễn ra trang trọng, khép lại Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025 - sự kiện văn hóa tiêu biểu kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trao giải sáng tác về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" Văn hóa

Trao giải sáng tác về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Lễ trao giải sáng tác về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đợt 2 giai đoạn 2021 - 2025 đã diễn ra tối 19/5, tại Hà Nội.
Xem thêm