Tag

Chất lượng tăng trưởng phải bền vững

Tin tức 31/10/2017 20:37
aa
TTTĐ.VN – Theo đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), tăng trưởng là tốt nhưng tăng trưởng phải bền vững, giải pháp phải căn cơ lâu dài …

Chất lượng tăng trưởng phải bền vững

Ngày 31/10, Quốc hội bắt đầu phiên làm việc kéo dài 2,5 ngày để thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020.

Chất lượng tăng trưởng phải bền vững

Đại biểu Hoàng Quang Hàm

Chất lượng tăng trưởng phải là mục tiêu xuyên suốt

Nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng tăng trưởng, đại biểu Phan Ngọc Thọ (Thừa Thiên - Huế) cho rằng, phải tính yếu tố lâu dài cho chất lượng tăng trưởng là năng suất lao động và nguồn nhân lực. Những nhân tố này không những bảo đảm chất lượng tăng trưởng kinh tế mà còn là yếu tố ổn định xã hội thông qua tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Theo đó, cần rà soát tổng thể chương trình giải quyết việc làm gắn liền với giải pháp nâng cao năng suất lao động, bảo đảm sự đồng bộ trong tổ chức thực hiện. Khẳng định tạo việc làm và tăng năng suất lao động là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt vai trò của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Có giải pháp khắc phục những bất hợp lý trong cơ cấu lao động, cơ cấu đào tạo đại học và dạy nghề…

Cho rằng tăng năng suất lao động đang là thách thức của nền kinh tế Việt Nam, đại biểu Phan Ngọc Thọ đề nghị, “cần thay đổi quan niệm về lợi thế của lao động giá rẻ khi chúng ta đang ở giữa cuộc cách mạng 4.0”.

Tinh giản bộ máy để cân đối ngân sách

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) nhận định năm nay là năm được mùa lớn. Tuy nhiên theo đại biểu, hành trình cải cách vẫn còn rất gian nan và mọi việc không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Trong bức tranh tổng thể về những vấn đề của nền kinh tế thời gian qua, ĐB Vũ Tiến Lộc tập trung vào “nỗi lo” tình hình tài khoá của đất nước hiện nay.

“Đọc các báo cáo của Chính phủ, không khó để nhận thấy, tình hình thu - chi ngân sách nhà nước và nợ công vẫn chưa có nhiều thay đổi so với những năm gần đây. Vẫn là chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao tới hơn 64%; vẫn là nợ công đang sắp đụng trần 65% GDP mà Quốc hội cho phép; vẫn là tốc độ giải ngân vốn đầu tư công chậm chạp, tức là có tiền mà vẫn không làm sao tiêu được” – đại biểu nêu

Theo đại biểu, vấn đề cân đối ngân sách nhà nước và giảm nợ công để bảo đảm an toàn là rất cấp bách trong bối cảnh hiện nay. Tình hình tài khóa của đất nước hiện nay không phụ thuộc nhiều vào Bộ Tài chính, mà chủ yếu phụ thuộc vào năng lực cắt giảm biên chế và tinh gọn bộ máy của Bộ Nội vụ.

Chất lượng tăng trưởng phải bền vững
Đại biểu Vũ Tiến Lộc nêu ý kiến thảo luận


Để chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội có thể đi vào cuộc sống, đại biểu Vũ Tiến Lộc đề nghị Chính phủ cần xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu cụ thể về cắt giảm biên chế, đồng thời quy trách nhiệm cụ thể cho từng lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, xuống đến tận cấp xã, phường trong thực hiện, giống như cách mà Thủ tướng và Chính phủ đã áp đặt mệnh lệnh cho các bộ, ngành chỉ tiêu phải cắt giảm tối thiểu 30 - 50% các thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trong vòng 2 năm tới.

Cụ thể, thúc đẩy cải cách theo 3 tuyến giải pháp cơ bản. Một là, thực hiện Chính phủ điện tử, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh không cần thiết để “cởi trói” cho người dân và doanh nghiệp.

Hai là, giải phóng các bộ, ngành ra khỏi chức năng chủ quản doanh nghiệp nhà nước, chuyển giao chức năng này cho các công ty đầu tư tài chính để vận hành theo nguyên tắc thị trường, không thành lập thêm siêu ủy ban - siêu bộ.

Ba là, thực hiện xã hội hóa dịch vụ công theo hướng cái gì dân và doanh nghiệp làm được thì Chính phủ không làm. Tái cấu trúc chính bộ máy của Nhà nước theo hướng đó làm cho Nhà nước sẽ bớt ôm đồm, sẽ thanh thoát lại, tập trung vào chức năng chính chốt là làm thể chế, chăm lo các vấn đề thuộc về đại sự quốc gia.

“Đó là những dư địa còn rất lớn để có thể khởi động một cuộc cách mạng thực sự trong cải cách bộ máy hành chính nâng cao hiệu quả hoạt động và tinh giản biên chế. Và chỉ như vậy, chúng ta mới có thể cân đối ngân sách nhà nước, bảo đảm an toàn nợ công mà không cần phải tăng thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường và nhiều loại thuế, phí khác làm người dân bức xúc”, đại biểu Vũ Tiến Lộc nhận định.

Có giải pháp căn cơ lâu dài

Theo ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), chúng ta đang cố tăng trưởng bằng mọi giá nhưng tăng trưởng phải bền vững, giải pháp phải căn cơ lâu dài chứ không phải giải pháp ngắn hạn, trước mắt.

Ngoài ra, mô hình tăng trưởng không bền vững nên dễ bị tổn thương, chưa xuất phát từ nội lực của nền kinh tế.

“Do vậy, chúng ta phải đẩy mạnh xu hướng tăng trưởng bền vững nội lực của nền kinh tế chứ không phải quá phụ thuộc vào yếu tố tác động từ bên ngoài” – đại biểu nhấn mạnh và phân tích, trong năm 2018, khi giảm khai thác dầu thô, khoáng sản, chúng ta vẫn giữ tăng trưởng về vốn 33 - 34%, trong khi năm 2017 là 33,4%. “Như vậy chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tư duy tăng trưởng từ vốn và lệ thuộc khai thác tài nguyên”, ĐB Hoàng Quang Hàm nhận định.

Trước đó, giải trình, làm rõ thêm những vấn đề ĐBQH quan tâm, cụ thể là về chỉ số tăng trưởng GDP, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc tăng trưởng quý III đạt mức cao (7,46%) có thể dẫn đến khả năng hoàn thiện mục tiêu tăng trưởng của cả năm. Bởi với kết quả đạt được vừa qua, thì trong quý IV này chỉ cần đạt tốc độ tăng trưởng 7,3%, mà quy luật hàng năm cho thấy quý cuối năm thường đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Do đó, “chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng quý IV có thể đạt tốc độ 7,3%, giúp đạt tốc độ tăng trưởng cả năm đạt 6,7% như chỉ tiêu Quốc hội đề ra”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.


Tin liên quan

Đọc thêm

Sửa Luật Đầu tư công, gỡ vướng cho công tác giải phóng mặt bằng Tin tức

Sửa Luật Đầu tư công, gỡ vướng cho công tác giải phóng mặt bằng

TTTĐ - Việc cho phép tách dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư thành dự án riêng tại Luật Đầu tư công (sửa đổi) góp phần thúc đẩy quá trình triển khai các dự án. Đây là một bước tiến bộ lớn trong xây dựng luật.
Thống đốc Ngân hàng và hai bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn Tin tức

Thống đốc Ngân hàng và hai bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn

TTTĐ - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ TT-TT được lựa chọn đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Khát vọng cống hiến, xây dựng Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại Tin tức

Khát vọng cống hiến, xây dựng Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Mỗi đoàn viên, thanh niên Thủ đô cần chủ động đóng góp ý kiến vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong đó có việc triển khai thực hiện Luật Thủ đô năm 2024; tham gia xây dựng "Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại"…
Lan tỏa cuốn cẩm nang quý về văn hóa Tin tức

Lan tỏa cuốn cẩm nang quý về văn hóa

TTTĐ - Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - "cẩm nang" quý về văn hóa đang được Thành ủy Hà Nội tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên, Nhân dân Hà Nội.
Luật Đầu tư công (sửa đổi) tập trung vào 5 nhóm chính sách lớn Tin tức

Luật Đầu tư công (sửa đổi) tập trung vào 5 nhóm chính sách lớn

TTTĐ - Luật Đầu tư công (sửa đổi) có các quy định về phân cấp, phân quyền, bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm để dễ kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng nguồn lực đầu tư công để thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về hạ tầng trong tình hình mới.
Chậm hoàn thành các dự án cấp nước sạch theo quy hoạch Tin tức

Chậm hoàn thành các dự án cấp nước sạch theo quy hoạch

TTTĐ - Giám sát của HĐND TP Hà Nội cho thấy còn chậm hoàn thành các dự án cấp nước sạch theo quy hoạch dẫn đến việc cung cấp nước cho khu vực nông thôn gặp khó khăn; phương tiện công cộng truyền thống như xe bus không tiếp cận được thêm nhiều tệp khách hàng; công tác phục vụ vận tải hành khách công cộng chưa đồng bộ, chưa phát huy được lợi thế và chi phí đi lại so với phương tiện cá nhân...
Tiếp tục là cầu nối quan trọng cho quan hệ Việt Nam - Brazil Tin tức

Tiếp tục là cầu nối quan trọng cho quan hệ Việt Nam - Brazil

TTTĐ - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Brazil tiếp tục là cầu nối quan trọng cho quan hệ Việt Nam - Brazil, chủ động có những đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Thủ đô.
Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm, làm việc tại Brazil Tin tức

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm, làm việc tại Brazil

TTTĐ - Thực hiện chương trình đối ngoại Nhân dân năm 2024, từ ngày 25/10 - 2/11/2024, Đoàn đại biểu thành phố (TP) Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm tại Cộng hòa liên bang Brazil và Cộng hòa Cuba.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm 3 nước Trung Đông Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm 3 nước Trung Đông

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Nhà nước Qatar, tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm làm việc Vương quốc Saudi Arabia, từ ngày 27/10 đến ngày 1/11/2024.
7 điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam Tin tức

7 điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam

TTTĐ - Tinh thần đại đoàn kết dân tộc nhất là qua cơn bão Yagi vừa rồi cho thấy tình dân tộc, nghĩa đồng bào ngày càng sâu đậm. Đây là một trong những điểm sáng được đại biểu Quốc hội chỉ ra.
Xem thêm