Tag

Chi hơn 5.000 tỷ đồng mỗi năm để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 5 tuổi

Giáo dục 22/05/2025 11:48
aa
TTTĐ - Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030.
Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế Giáo dục lý tưởng cách mạng, khơi dậy niềm tự hào cho sinh viên

Sáng 22/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, hàng năm có 5,1 triệu trẻ mầm non được đi học tại các trường mầm non, cơ sở giáo dục mầm non độc lập, tỷ lệ đạt 93,6%.

Tuy nhiên, giáo dục mầm non vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt còn gần 300.000 trẻ em mẫu giáo chưa ra lớp, chủ yếu là trẻ em ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, theo đánh giá của Chính phủ.

Chính vì thế, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học này.

Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030.

Chính sách chủ yếu bao gồm đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu. Cùng đó là bảo đảm đội ngũ giáo dục mầm non; bảo đảm kinh phí hoạt động cho cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Chính phủ cũng đề xuất sửa đổi các chính sách đối với trẻ em; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên cấp học mầm non…

Đề xuất chi hơn 5.000 tỷ đồng/năm, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi
Chính phủ đề xuất chi hơn 5.000 tỷ đồng/năm, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 5 tuổi

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tao, kinh phí cho việc đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục.

Cùng với các chính sách khác, nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ này trong 5 năm tới từ ngân sách Nhà nước cần khoảng 25.754 tỷ đồng, bình quân 5.151 tỷ đồng/năm.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho hay, theo báo cáo của Chính phủ thì để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn.

Theo đó, Ủy ban tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi.

Việc ban hành Nghị quyết nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết số 42 ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đồng thời, tạo điều kiện cho trẻ em 3-5 tuổi được đến trường, nhằm phát triển toàn diện, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

Đây là bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa công bằng giáo dục, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho thế hệ trẻ.

Ủy ban cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh, nhóm áp dụng của dự thảo Nghị quyết.

Ủy ban cơ bản nhất trí với mục tiêu và nguyên tắc của dự thảo Nghị quyết; tán thành mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi.

Có ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá đầy đủ, toàn diện, chính xác thực trạng, nhu cầu nguồn lực để có cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư; tính toán khả năng, mức độ đáp ứng nguồn vốn; tính khả thi, hiệu quả của các chính sách trong Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi.

Ủy ban tán thành giao Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị quyết.

Có ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, làm rõ quy định về đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu để tránh trùng lặp với các chương trình, đề án đang triển khai.

Ủy ban cho rằng, để hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi vào năm 2030, cần nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực rất lớn.

Về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổng dự toán kinh phí để thực hiện giai đoạn 2026 - 2030 là 116.314,1 tỷ đồng. Cơ quan chủ trì soạn thảo cần xác định lộ trình giai đoạn 2026 - 2030.

Có ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nêu quan điểm lựa chọn phương án đề xuất để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Về đội ngũ giáo viên, Ủy ban đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo xác định rõ số biên chế giáo viên mầm non cần bổ sung giai đoạn 2026 - 2030, báo cáo cấp có thẩm quyền, xem xét, quyết định.

Có ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để giảm bớt áp lực về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất từ ngân sách Nhà nước.

Về kinh phí thực hiện Nghị quyết, Ủy ban đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo, bổ sung đánh giá kỹ lưỡng nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước, nhất là các địa phương có điều kiện khó khan.

Đồng thời, Ủy ban đề nghị Chính phủ xem xét bố trí nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết do ngân sách Trung ương hỗ trợ tăng thêm ngoài tổng chi ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục.

Đọc thêm

Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục Giáo dục

Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục

TTTĐ - Miễn học phí cho học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục, dân lập. Đây là đề xuất vừa được Chính phủ trình Quốc hội.
Học sinh không trúng tuyển thẳng có thể đăng ký thi đến ngày 23/5 Giáo dục

Học sinh không trúng tuyển thẳng có thể đăng ký thi đến ngày 23/5

TTTĐ - Những học sinh đã đăng ký xét tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026 nhưng không trúng tuyển thẳng có thể nộp hồ sơ đăng ký tại trường tới 11h ngày 23/5/2025.
Quốc hội thảo luận việc miễn học phí cho học sinh Giáo dục

Quốc hội thảo luận việc miễn học phí cho học sinh

TTTĐ - Hôm nay 22/5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Khơi nguồn tri thức liên ngành và cầu nối văn hóa Việt - Nhật Giáo dục

Khơi nguồn tri thức liên ngành và cầu nối văn hóa Việt - Nhật

TTTĐ - Trong kỷ nguyên biến đổi nhanh chóng của thế giới, nơi những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm tài nguyên hay rào cản văn hóa, ngôn ngữ trong hội nhập quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, nhu cầu về đội ngũ trí thức liên ngành, có năng lực toàn cầu và tinh thần hành động vì cộng đồng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Dạy nghề, chọn nghề phải đổi mới nhanh, đáp ứng nhu cầu thời đại Nhịp sống phương Nam

Dạy nghề, chọn nghề phải đổi mới nhanh, đáp ứng nhu cầu thời đại

TTTĐ - Trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường, sự đổi mới trong giáo dục nghề nghiệp và chọn nghề là vấn đề cần thiết, phải thay đổi để tránh tình trạng: Doanh nghiệp thì thiếu nhân lực chất lượng cao, sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan.
Gia Lai: Chấn chỉnh tình trạng vi phạm đạo đức, lối sống của cán bộ Giáo dục

Gia Lai: Chấn chỉnh tình trạng vi phạm đạo đức, lối sống của cán bộ

TTTĐ - UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo ngành Giáo dục, các cơ quan đơn vị và địa phương chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại học đường.
Chuyến xe hướng nghiệp chở triệu ước mơ Giáo dục

Chuyến xe hướng nghiệp chở triệu ước mơ

TTTĐ - Trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) vừa tổ chức hành trình “Chuyến xe hướng nghiệp Đức - Mang triệu ước mơ”, thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên.
Ngành Ngôn ngữ Anh: Lựa chọn lý tưởng cho tương lai toàn cầu Giáo dục

Ngành Ngôn ngữ Anh: Lựa chọn lý tưởng cho tương lai toàn cầu

TTTĐ - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo không chỉ là lợi thế, mà còn trở thành yêu cầu bắt buộc trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (UTT) tự hào là một trong những cơ sở đào tạo uy tín, tiên phong trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về ngôn ngữ và giao tiếp quốc tế, mở rộng cánh cửa cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên trong môi trường toàn cầu.
Cách tính điểm ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học sau sáp nhập Giáo dục

Cách tính điểm ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học sau sáp nhập

TTTĐ - Trong bối cảnh chủ trương sáp nhập xã, phường đang được triển khai mạnh mẽ trên cả nước, phụ huynh, học sinh cần chú ý quy định về điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học.
Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh xuất sắc Giáo dục

Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh xuất sắc

TTTĐ - Chiều 19/5, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng hơn 300 giáo viên giỏi, học sinh giỏi. Sự kiện nhằm ghi nhận nỗ lực của ngành Giáo dục quận, tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt của Thủ đô.
Xem thêm