Chia sẻ kinh nghiệm đào tạo trực tuyến giáo dục đại học ứng phó với dịch Covid-19
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội nghị
Bài liên quan
134 cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng đạt chuẩn chất lượng
Sắp có mẫu bằng đại học mới, không phân biệt chính quy, tại chức
Bộ GD&ĐT huy động khẩn ký túc xá sinh viên làm khu cách ly cho TP Hà Nội
Hội nghị được thực hiện tại hơn 300 điểm cầu trên cả nước là các đại học, học viện, các trường cao đẳng sư phạm và các đồng chí phụ trách đào tạo trực tuyến tại các nhà trường.
Hội nghị nhằm tạo ra diễn đàn kết nối hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và các tập đoàn công nghệ để đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đại học, đặc biệt là trong đào tạo trực tuyến.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao đổi: Dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, nên các cơ sở giáo dục đại học phải cho sinh viên nghỉ học tạm thời. Chủ trương của Bộ GD&ĐT là cho HSSV tạm dừng đến trường nhưng không dừng học.
Thứ trưởng nêu lên 3 vấn đề chính cần tập trung thảo luận. Đó là, trao đổi các chỉ đạo, quán triệt của Bộ GD&ĐT với các trường trong bối cảnh dịch Covid-19 về việc triển khai đào tạo trực tuyến, hỗ trợ cho sinh viên. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đại học, nhất là những cơ sở đã triển khai, làm tốt vấn đề có thể chia sẻ với toàn hệ thống về đào tạo trực tuyến. Hội nghị cũng thảo luận về nội dung các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, sẽ có phối hợp với Bộ GD&ĐT để hợp tác, hỗ trợ các cơ sở giáo dục triển khai, thực hiện đào tạo trực tuyến.
Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến vấn đề phòng chống dịch Covid-19, từ đó giúp các cơ sở giáo dục đại học có cơ sở triển khai đào tạo trực tuyến và đánh giá, công nhận kết học tập của sinh viên.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang sửa đổi quy chế đào tạo chính quy có đề cập phương thức đào tạo kết hợp giữa phương thức truyền thống và online. Đây là cơ sở để sau này các trường có thể triển khai chính thức; Đồng thời, tạo điều kiện cho sinh viên, ngoài học trên lớp có thể học trực tuyến mọi lúc, mọi nơi và phát triển năng lực tự học cho các em.
Theo Thứ trưởng, thống kê cho thấy, đến nay có 110 trường đại học triển khai dạy học trực tuyến dưới các cấp độ khác nhau. Hơn 100 trường chưa triển khai. Điều này cho thấy, có những trường đang khó khăn thực sự trong đào tạo trực tuyến. Vì vậy, vấn đề chia sẻ kinh nghiệm đào tạo trực tuyến là cần thiết.
Trong các trường đã triển khai đào tạo trực tuyến cũng có những cấp độ khác nhau. Những trường này đã có hệ thống đào tạo trực tuyến hoàn chỉnh, cấp bằng cử nhân đào tạo từ xa, có hệ thống quản lý học tập LMS và quản lý dữ liệu học tập LCMS. Những trường này khi chuyển sang đào tạo trực tuyến cho sinh viên thì rất thuận lợi.
Có những trường đã triển khai quản lý học tập LMS và có xây dựng học liệu học tập mà trước đây thường bổ trợ cho sinh viên chính quy, nay chuyển sang đào tạo trực tuyến và bổ sung thêm học liệu cho cả sinh viên chính quy và sinh viên hệ vừa học, vừa làm.
Trong khi đó, có những trường tham gia đào tạo trực tuyến nhưng sử dụng ở cấp độ đơn giản hơn. Sử dụng qua video came fun, webmame fun… nhưng học liệu tương tác thì chưa có. Có nhiều trường chưa triển khai đào tạo trực tuyến.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị các trường chia sẻ kinh nghiệm đào tạo trực tuyến cho nhau để ứng phó với dịch Covid-19. Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường chia sẻ học liệu, chia sẻ khóa học trực tuyến để cùng nhau hỗ trợ trong đào tạo.
Bộ GD&ĐT cũng khuyến khích các trường cùng nhau xây dựng các khóa học mở trực tuyến; xây dựng học liệu mở cho giáo dục đại học.
Được biết, Bộ GD&ĐT và Bộ Thông tin và Truyền thông đã có ký kết hợp tác với nhau. Ngoài ra, Bộ đã ký kết với 4 doanh nghiệp viễn thông lớn của Việt Nam.
Các doanh nghiệp này cam kết hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học trong mùa dịch, miễn giảm một số nội dung liên quan như: Đường truyền, máy chủ, hỗ trợ hệ thống LMS và cước Data…