Tag

Chọn nghề y phải quen áp lực hoặc bị đào thải

Xã hội 27/02/2020 09:52
aa
TTTĐ - Để trở thành bác sĩ hành nghề độc lập, một người phải mất tới 12 năm học tập ở trường và bệnh viện. Áp lực ở ngành Y cũng lớn hơn rất nhiều ngành nghề khác. Đã chọn nghề Y phải chịu được áp lực hoặc là bị đào thải...

Chọn nghề y phải quen áp lực hoặc bị đào thải

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Hải Bằng (đứng ngoài cùng bên phải) thăm khám cho một bệnh nhân bị tai nạn dập phổi

Bài liên quan

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội chúc mừng Bệnh viện Tim Hà Nội nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Cử bác sĩ vào vùng tâm dịch Vĩnh Phúc để thu thập tư liệu phòng chống Covid-19

Bác sĩ tri ân ‘những giọt máu hồng’ cho đi giữa mùa dịch Covid-19

Đó là những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa II Phạm Hải Bằng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức.

Sống chung với áp lực quá tải

Trên đường vào phòng trực cấp cứu, gặp một bệnh nhân bó bột đang được người nhà dìu trên hành lang, bác sĩ Hải Bằng hỏi ngay: “Anh đi đâu đấy?”. Nghe người nhà trả lời đưa đi khám lại, ông chỉ ngay sang khoa khám bệnh bên cạnh và giải thích bệnh nhân vào nhầm khoa.

Sau đó, bác sĩ quay sang nói với phóng viên, chỉ cần nhìn cái chân bệnh nhân đã bó bột là ông biết họ đi nhầm rồi.

Bệnh nhân vào nhầm khoa, người bệnh xây xước, bong gân, gãy tay chân, chấn thương sọ não nhẹ… đều bỏ qua trung tâm y tế tuyến huyện, tỉnh rồi chạy thẳng lên bệnh viện tuyến đầu như Việt - Đức làm khoa cấp cứu ở đây luôn trong tình trạng quá tải trầm trọng.

Trung bình một ngày, khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt - Đức tiếp nhận 120 - 150 ca bệnh. Đơn cử như ngày 25/2, khoa tiếp nhận và xử lý 122 ca cấp cứu. Dịp lễ Tết có thể lên tới 160 - 170 ca mỗi ngày. Số ca mổ cấp cứu một ngày khoảng 30 ca. Phục vụ số lượng bệnh nhân khổng lồ này là khoảng 250 nhân viên y tế gồm bác sĩ, y tá, điều dưỡng, nhân viên xét nghiệm…

“Cao điểm cấp cứu là từ cuối giờ chiều đến nửa đêm. Lúc đó, sau một ngày làm việc mệt mỏi, người ta uống rượu bia… nên tai nạn dễ xảy ra. Đó cũng là thời điểm các bệnh viện tuyến dưới tiếp nhận, xử lý ban đầu các ca bệnh nặng, khó và chuyển thẳng lên bệnh viện tuyến đầu như Việt - Đức”, bác sĩ Hải Bằng chia sẻ.

Vào khoảng thời gian cao điểm, khoa cấp cứu vô cùng bận rộn. Các bác sĩ luôn chân luôn tay, không khí căng như dây đàn có thể khiến người bình thường ngộp thở. Tuy nhiên, các bác sĩ thì... đã quen rồi.

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Hải Bằng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức cùng các đồng nghiệp thăm khám cho bệnh nhân
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Hải Bằng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức cùng các đồng nghiệp thăm khám cho bệnh nhân

“Để trở thành một bác sĩ có thể làm việc độc lập phải trải qua 6 năm học trong trường Y, 3 năm làm bác sĩ nội trú hoặc chuyên khoa cơ bản, 3 năm tiếp theo đào tạo thêm để hoàn thiện chuyên môn mới có thể hành nghề. Tổng cộng mất 12 năm, gấp 3 lần thời gian đào tạo của các ngành nghề khác. Như vậy, không có tình yêu và đam mê thì không thể theo đuổi ngành nghề này được. Áp lực của ngành Y cũng lớn hơn các ngành khác bội phần. Bởi vậy, sau nhiều năm, những người còn tồn tại được trong ngành đều được tôi luyện bản lĩnh vững vàng”, bác sĩ Hải Bằng nói.

Sống chung với áp lực nên khi thấy mệt mỏi, bác sĩ Hải Bằng có thói quen dời sự tập trung của mình sang một điều khác để giải tỏa stress. Bản thân yêu thích cơ khí, máy móc nên ông thường tháo tung những máy hút, máy khí dung, dao mổ điện hỏng và mày mò sửa chữa. Ông khoe đã sửa được kha khá thứ rồi.

Những kỷ niệm trong đời cấp cứu

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Hải Bằng chia sẻ, trong gần 30 năm gắn bó với nghề Y và Bệnh viện Việt - Đức từ ngày còn là sinh viên đi thực tập, ông đã trải qua đủ các cung bậc vui buồn cùng với bệnh nhân.

Ông vẫn còn nhớ ngày Valentine cách đây khoảng 7 năm, từ phòng mổ ra thì gặp ngay ca cấp cứu vừa được được đưa đến. Bệnh nhân là một phụ nữ bị người chồng đã ly thân hành hung. “Món quà” mà gã chồng tệ bạc tặng cho vợ cũ của mình là một nhát dao đứt đôi tĩnh mạch chủ sát tim.

Người bệnh ngay lập tức được đẩy vào phòng mổ và bác sĩ Hải Bằng là người mổ chính. Ca mổ thành công, người phụ nữ được cứu sống. Từ đó trở đi, năm nào vào ngày 27/2, người phụ nữ đó cũng luôn nhớ gửi tặng một món quà nhỏ tri ân các bác sĩ. Đây là một ca cấp cứu hy hữu ở thời điểm đó, phần lớn người bệnh đều không qua khỏi.

Một kỷ niệm khác lại gắn với câu chuyện buồn. Đó là vào khoảng 10 giờ tối, một gia đình gần bệnh viện đưa vào cấp cứu bé trai 2 tuổi đã tím đen, ngừng tim, ngừng thở. Các bác sĩ đã cấp cứu thật lực, làm hết sức mình nhưng không thể làm gì hơn.

Theo câu chuyện gia đình kể lại, bé trai được đặt nằm ngủ trên võng, cả gia đình thì quây quần xem bộ phim “Đơn giản tôi là Maria”. Khi bé tỉnh dậy trèo xuống thì đầu đầu bị mắc kẹt vào lưới võng, ông nội bé ngồi ngay phía trước và cả nhà không ai hay biết. Khi hết phim thì cả gia đình chứng kiến một kết cục cực kỳ khủng khiếp. Sự bất lực của bác sĩ, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết khiến mấy chục năm đã trôi đi mà nhắc tới chuyện cũ, ông vẫn còn thổn thức.

Niềm tin của bệnh nhân và cái nhìn công bằng hơn với bác sĩ

Lý giải về sự quá tải ở các bệnh viện tuyến đầu, bác sĩ Hải Bằng nhắc tới niềm tin của bệnh nhân. Ông bảo, khám chữa bệnh là ngành rất đặc thù mà khi bệnh nhân tìm đến, bác sĩ và bệnh viện không thể chối từ.

Để giảm tải cho bệnh viện tuyến đầu, những năm qua, Chính phủ và Bộ Y tế đã có nhiều chương trình hành động như xây dựng đề án bệnh viện vệ tinh, đề án 1816 đưa bác sĩ luân chuyển về tuyến dưới… Hiệu quả giảm tải đến thời điểm này ở khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt - Đức, theo bác sĩ Hải Bằng thì không quá nhiều.

“Vấn đề cốt lõi là giải quyết được niềm tin cho bệnh nhân ở các tuyến dưới”, ông nói.

Áp lực quá tải quá lớn nên đôi khi nhân viên y tế khiến người ta hiểu lầm là vô cảm, không có lòng trắc ẩn với người bệnh. “Điều này hoàn toàn không đúng”, bác sĩ Bằng khẳng định. Ông mong muốn bệnh nhân và người nhà có cái nhìn công bằng, thông cảm hơn với các nhân viên y tế.

“Các nhân viên y tế đã phải làm việc trong môi trường rủi ro cao, quá tải nhiều nên đừng để chịu thêm áp lực của bệnh nhân và người nhà. Cũng không ít trường hợp, nhân viên y tế bị hành hung khi đang làm nhiệm vụ. Chúng tôi mong muốn hệ thống pháp luật cần hoàn thiện hơn để bảo vệ cho cán bộ ngành Y”, bác sĩ Hải Bằng nói.

Văn hóa ứng xử ở bệnh viện cần xây dựng từ hai phía. Các bác sĩ đang nỗ lực thay đổi ngành Y thành một ngành dịch vụ mà ở đó, bệnh nhân và người nhà được hài lòng. Ở chiều ngược lại, các "thượng đế" tiêu dùng dịch vụ dù khó hay dễ tính cũng nên ứng xử một cách văn minh.

Đọc thêm

Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ, thúc đẩy xã hội văn minh Muôn mặt cuộc sống

Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ, thúc đẩy xã hội văn minh

TTTĐ - Ngày 22/11, tại quận Hoàng Mai, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024; diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ”.
Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm Đô thị

Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm

TTTĐ - Thời điểm cuối năm là giai đoạn các công trình xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành, do đó hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng có nhiều diễn biến phức tạp, theo đó, các xe vi phạm về quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng cũng được phát hiện và xử lý nhiều hơn.
100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” Muôn mặt cuộc sống

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

TTTĐ - Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.
Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7 BHXH & Đời sống

Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7

TTTĐ - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7, một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng và gia đình với chi phí hợp lý và mức bảo vệ cao lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi bệnh/thương tật (không giới hạn số lượng bệnh/thương tật) nhằm đảm bảo tài chính, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao trước các rủi ro về bệnh tật, tai nạn và an tâm chăm sóc sức khỏe chu toàn.
Xem thêm