Tag
Bộ Y tế

Chủ động phòng từ sớm, từ xa để hạn chế dịch bệnh lây lan

Tin Y tế 26/12/2024 14:27
aa
TTTĐ - Sáng 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.
Tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện Phun khử khuẩn các điểm ngập úng, phòng chống dịch bệnh Tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết Nguy cơ gia tăng các ca mắc bệnh sởi

Thông tin tại hội nghị, ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nêu rõ, bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa và di dân làm cho các đợt bùng phát dịch bệnh ngày càng gia tăng và nguy cơ xảy ra đại dịch luôn hiện hữu.

TS Nguyễn Lương Tâm - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng thông tin về kết quả phòng chống bệnh truyền nhiễm.
TS Nguyễn Lương Tâm , Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng thông tin về kết quả phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Năm 2024, các đợt bùng phát dịch bệnh bệnh đậu mùa khỉ (mpox), dịch tả, bại liệt, Marburg...vẫn xảy ra tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới như là sự cảnh báo rằng các bệnh truyền nhiễm luôn là mối nguy hiểm hiện hữu đối với mọi quốc gia.

Tại Việt Nam, trong năm 2024 tình hình các bệnh truyền nhiễm trên phạm vi cả nước cơ bản được kiểm soát; không ghi nhận các trường hợp mắc các bệnh nguy hiểm nhóm A (Ebola, MERS-CoV, cúm A/H7N9) xâm nhập vào Việt Nam; một số bệnh truyền nhiễm có số mắc tăng cao như sởi, ho gà, dại, một số bệnh như sốt xuất huyết, bạch hầu tăng cao cục bộ tại một số địa phương.

Năm 2024 xảy ra cơn bão Yagi lớn nhất từ trước đến nay đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh đã được chuẩn bị sẵn sàng, chủ động nên các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau thiên tai, bão lũ được kiểm soát tốt, không để xảy ra các ổ dịch lớn tại các địa bàn bị ảnh hưởng.

Chủ động phòng từ sớm, từ xa để hạn chế dịch bệnh lây lan
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Trong phát biểu hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: COVID-19 là một lời cảnh tỉnh đối với toàn thế giới, hệ thống y tế bị đẩy đến giới hạn, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, an sinh, an ninh xã hội không được bảo đảm, đời sống người dân bị đảo lộn. Cuộc khủng hoảng tạm thời đã qua, nhưng bài học kinh nghiệm vẫn luôn còn đó.

Nhân dịp hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2024, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh cá nhân, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội và đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục phối hợp cùng ngành Y tế, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, đoàn thể, cộng đồng xã hội và bạn bè quốc tế trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm để chủ động phòng bệnh từ sớm, từ xa, hạn chế dịch bệnh lây lan, bùng phát, đảm bảo an sinh xã hội và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Bà Lê Thị Hồng Nhi - Phó Tổng giám đốc Truyền thông & Đối ngoại của Unilever Việt Nam
Bà Lê Thị Hồng Nhi, Phó Tổng giám đốc Truyền thông & Đối ngoại của Unilever Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm, chỉ đạo việc chủ động tổ chức triển khai sớm, hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2025 và nâng cao năng lực y tế dự phòng, dự báo, giám sát và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khân cấp về y tế công cộng...

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng khuyến cáo, người dân cần nâng cao ý thức và chủ động các biện pháp phòng bệnh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn, dinh dưỡng đầy đủ, thực hiện lối sống lành mạnh để phòng, tránh mắc các bệnh truyền nhiễm.

Với sứ mệnh đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh hơn, Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2024 có sự phối hợp tổ chức của công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam và Lifebuoy.

Đọc thêm

Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ Tin Y tế

Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ

TTTĐ - Ngày 5/5, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 25/4 đến ngày 1/5), toàn thành phố ghi nhận 191 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 7 trường hợp so với tuần trước.
Tăng cường lực lượng chăm sóc y tế cho đại lễ Vesak 2025 Tin Y tế

Tăng cường lực lượng chăm sóc y tế cho đại lễ Vesak 2025

TTTĐ - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, tính đến 16h ngày 4/5, các y, bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 và các bệnh viện thành phố đã kịp thời cấp cứu cho 278 trường hợp, trong đó có 7 người phải chuyển viện.
Thực hiện gần 200 ca phẫu thuật cấp cứu trong 5 ngày nghỉ lễ Tin Y tế

Thực hiện gần 200 ca phẫu thuật cấp cứu trong 5 ngày nghỉ lễ

TTTĐ - Trong kỳ nghỉ lễ 30/4, Bệnh viện Bạch Mai luôn đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp đầy đủ; đảm bảo trực đường dây nóng 24/24 để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp chi viện, cấp cứu, chi viện trong trường hợp cần thiết.
Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ, hơn 243 nghìn người đang điều trị Sức khỏe

Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ, hơn 243 nghìn người đang điều trị

TTTĐ - Chiều 4/5 cũng là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 4/5, theo thống kê của Bộ Y tế, các cơ sở y tế đang điều trị cho hơn 243 nghìn người bệnh
Bệnh nhân nguy kịch vì mắc viêm gan B 20 năm không điều trị Tin Y tế

Bệnh nhân nguy kịch vì mắc viêm gan B 20 năm không điều trị

TTTĐ - Ngày 4/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây bệnh viện liên tiếp điều trị các ca suy gan nặng, trong đó nhiều bệnh nhân có tiền sử viêm gan B mạn tính nhưng không theo dõi và điều trị thường xuyên.
Số bệnh nhân khám, cấp cứu tăng vọt Tin Y tế

Số bệnh nhân khám, cấp cứu tăng vọt

TTTĐ - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, trong 24 giờ qua tính từ 7 giờ ngày 2/5 đến 7 giờ ngày 3/5/2025, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 186.251 lượt người bệnh.
Ngày đầu kiểm tra chưa phát hiện cơ sở kinh doanh sữa giả Dinh dưỡng

Ngày đầu kiểm tra chưa phát hiện cơ sở kinh doanh sữa giả

TTTĐ - Ngày đầu ra quân, Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Y tế Lâm Đồng chủ trì, tiến hành kiểm tra 18 cơ sở kinh doanh dược, chưa phát hiện bất kỳ trường hợp thuốc giả theo danh sách Bộ Y tế công bố và chưa phát hiện việc cơ sở kinh doanh sữa giả.
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc Sức khỏe

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

TTTĐ - Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động quản lý chất lượng thuốc; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của Pháp luật về chất lượng thuốc cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc, Sở Y tế xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc năm 2025.
"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao? Tin Y tế

"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao?

TTTĐ - Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và Tổ chức HealthBridge tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả Tin Y tế

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
Xem thêm