Tag

Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM

Môi trường 17/02/2025 19:00
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 15/CĐ-TTg ngày 17/2/2025 về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm Tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn Chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn TP Hồ Chí Minh lên phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn
Ảnh minh nhọa
Ảnh minh họa

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh.

Công điện nêu: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong tuần qua, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh có xu thế tăng theo kỳ triều cường, ranh mặn tại các cửa sông Cửu Long từ 38 đến 48 km, sông Vàm Cỏ từ 45 đến 52 km, sông Cái Lớn từ 35 đến 40 km (mức thấp hơn cùng kỳ năm 2024 từ 3 đến 8km; thấp hơn cùng kỳ năm 2016 và 2020 từ 25 đến 44 km). Tại Thành phố Hồ Chí Minh xâm nhập mặn thấp hơn cùng kỳ năm 2024 và trung bình nhiều năm.

Dự báo, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 2 đến tháng 4 năm 2025, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020. Thời kỳ cao điểm xâm nhập mặn, có khả năng xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, nhất là tại khu vực ven biển, xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của Nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ảnh minh nhọa
Ảnh minh họa

Để chủ động ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực của những đợt xâm nhập mặn cao điểm trong thời gian tới tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Công điện số 128/CĐ-TTg ngày 8 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo theo dõi sát diễn biến, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình, dự báo thủy văn, nguồn nước, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh đến cơ quan truyền thông, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để thông tin chính xác, kịp thời chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công lãnh đạo Bộ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, nhất là khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long triển khai các biện pháp ứng phó xâm nhập mặn phù hợp với thực tế từng khu vực, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên, nhất là khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo khí tượng thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tập trung triển khai các phương án bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuyệt đối không được để người dân thiếu nước sinh hoạt, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục thiếu nước ngọt.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam chỉ đạo cập nhật thông tin, đưa tin kịp thời, chính xác về tình hình xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cục bộ (nếu có) và nhất là công tác chỉ đạo, các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó của cơ quan có thẩm quyền để người dân biết, chủ động triển khai ứng phó phù hợp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc công điện này và tiếp tục chỉ đạo triển khai công tác ứng phó xâm nhập mặn phù hợp với tình hình.

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.

Đọc thêm

Khuyến khích người dân tích cực sử dụng phương tiện xanh Môi trường

Khuyến khích người dân tích cực sử dụng phương tiện xanh

TTTĐ - Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội khuyến khích người dân tích cực chuyển đổi sử dụng phương tiện xanh, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần bảo vệ môi trường.
Khai thác cát không đúng quy định Tổng Công ty Trường Sơn bị đề nghị xử phạt Môi trường

Khai thác cát không đúng quy định Tổng Công ty Trường Sơn bị đề nghị xử phạt

TTTĐ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang có Tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn về hành vi “Khai thác khoáng sản (cát sông) vượt quá độ sâu cho phép từ 2 mét đến dưới 5 mét", tại 3 khu mỏ trên địa bàn tỉnh.
Bắc Bộ duy trì tình trạng rét Môi trường

Bắc Bộ duy trì tình trạng rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 22/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn duy trì tình trạng rét với nền nhiệt có nơi dưới 13 độ C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông.
Vi phạm khai thác cát, Công ty Hải Đăng bị đề nghị xử phạt Nhịp sống phương Nam

Vi phạm khai thác cát, Công ty Hải Đăng bị đề nghị xử phạt

TTTĐ - Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nhận được Tờ trình của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đề nghị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Cổ phần Hải Đăng.
Quảng Trị: Sẽ có 43 dự án điện gió trên bờ công suất 1.800MW Xã hội

Quảng Trị: Sẽ có 43 dự án điện gió trên bờ công suất 1.800MW

TTTĐ - Quảng Trị đã và đang nỗ lực để hiện thực hóa trong tương lai không xa trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung và cả nước. Tỉnh dự kiến sẽ có 43 dự án điện gió trên bờ, 18 dự án thủy điện, 3 dự án điện điện mặt trời, đồng thời nhập khẩu điện từ Lào với công suất 2.000 MW.
Sở hữu mỏ đất, địa phương vẫn thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp Xã hội

Sở hữu mỏ đất, địa phương vẫn thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp

TTTĐ - Mặc dù trên địa bàn đang được cấp phép mỏ đất hơn 700 ngàn mét khối, nhưng huyện Duy Xuyên lại khan hiếm nguồn đất san lấp cho các dự án đầu tư công.
Đưa nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trục đường Võ Chí Công Môi trường

Đưa nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trục đường Võ Chí Công

TTTĐ - Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 140/TB-VP kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tại buổi họp nghe báo cáo về việc cải tạo sông Tô Lịch và chỉnh trang khu vực hai bên sông Tô Lịch.
Hội An đầu tư gần 1.000 tỷ đồng chống xói lở bờ biển Xã hội

Hội An đầu tư gần 1.000 tỷ đồng chống xói lở bờ biển

TTTĐ - Với tổng mức đầu tư lên tới 982 tỷ đồng, dự án "Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An" chính thức khởi động, đây là bước tiến quan trọng trong nỗ lực bảo vệ bờ biển của địa phương này.
Bắc Bộ nhiệt độ tăng dần Môi trường

Bắc Bộ nhiệt độ tăng dần

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/3, nhiệt độ tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có xu hướng tăng dần, sáng sớm có sương mù, trời rét về đêm và sáng. Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, riêng khu vực Đông Nam Bộ nắng nóng.
Trồng hơn 40 nghìn cây gỗ lớn, ứng phó với biến đổi khí hậu Môi trường

Trồng hơn 40 nghìn cây gỗ lớn, ứng phó với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Ngày 20/3, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã triển khai trồng 41.175 cây thuộc 12 loài gỗ quý hiếm tại Vườn Quốc gia Xuân Liên nhân Ngày Thế giới trồng cây. Hoạt động này giúp phủ xanh hơn 42ha rừng đặc dụng, tăng cường khả năng hấp thụ carbon, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tạo môi trường sống an toàn cho các loài động vật hoang dã quý hiếm.
Xem thêm