Tag

Chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Môi trường 26/11/2024 06:00
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 120/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
Vận động người dân dự trữ nhu yếu phẩm ứng phó với mưa lũ UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ra công điện ứng phó với mưa lũ, sạt lở
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính.

Công điện nêu: Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Theo dự báo, trong 2 - 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh có thể xảy ra gió mạnh trên biển, nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét tại khu vực Trung Bộ. Để chủ động ứng phó mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ có một số yêu cầu.

Khắc phục nhanh nhất hậu quả khi xảy ra thiên tai, sự cố

Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức theo dõi chặt chẽ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại tính mạng và tài sản của Nhân dân, đồng thời khắc phục nhanh nhất hậu quả khi xảy ra thiên tai, sự cố.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên tập trung huy động lực lượng, phương tiện tiếp cận các khu vực còn bị ngập sâu, chia cắt để kịp thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân, không để người dân bị thiếu đói.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Các tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện, chủ động cảnh báo, tổ chức di dời dân cư, nhất là người già, trẻ em, phụ nữ, các đối tượng yếu thế ra khỏi các khu vực bị ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, lũ ống.

Cơ quan chức năng tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn qua các ngầm tràn, khu vực bị ngập sâu, khu vực bị sạt lở hoặc nguy cơ sạt lở; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập; sẵn sàng phương tiện, lực lượng hỗ trợ nhân dân sơ tán, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống.

Các tỉnh, thành phố kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ theo đúng quy định; huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, khôi phục nhanh các tuyến giao thông, công trình hạ tầng thiết yếu và sản xuất, kinh doanh ngay sau mưa lũ.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, mưa lũ

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, mưa lũ, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương chỉ đạo vận hành khoa học, an toàn các hồ thủy lợi, thủy điện, góp phần giảm lũ cho hạ du, đồng thời lưu ý chủ động tích đủ nước cuối mùa lũ phục vụ sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân.

Bộ Quốc phòng huy động thiết bị bay không người lái hỗ trợ địa phương khảo sát các khu vực xung yếu để kịp thời phát hiện vết nứt, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét nhằm cảnh báo sớm và có biện pháp phòng ngừa, di dời dân cư đảm bảo an toàn; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại các địa bàn trọng điểm có nguy cơ bị ngập sâu, chia cắt để sẵn sàng hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu của địa phương.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bộ Công an chỉ đạo triển khai lực lượng phân luồng, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự tại khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai; chỉ đạo các cơ quan chức năng và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở sẵn sàng triển khai hỗ trợ người dân ứng phó mưa lũ, cứu hộ cứu nạn.

Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế thiết yếu cho người dân vùng bị ngập lũ, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong và sau lũ. Các đơn vị triển khai công tác bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, hạn chế thiệt hại đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập tại các khu vực bị ngập sâu chia cắt; triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông, khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở, nhất là trên các trục giao thông chính.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai công tác ứng phó thiên tai theo nhiệm vụ được giao, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan kịp thời đề xuất hỗ trợ kinh phí cho các địa phương bị thiệt hại do thiên tai sớm khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống Nhân dân.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc công điện này.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề vướng mắc phát sinh.

Đọc thêm

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ra công điện ứng phó với mưa lũ, sạt lở Xã hội

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ra công điện ứng phó với mưa lũ, sạt lở

TTTĐ - Trước diễn biến mưa lớn kéo dài trên địa bàn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động thông báo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Bài 4: Có nên đấu giá vùng phục vụ cấp nước, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ? Môi trường

Bài 4: Có nên đấu giá vùng phục vụ cấp nước, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ?

TTTĐ - Kinh doanh nước sạch là kinh doanh theo chuỗi, hoạt động dài hạn, lợi nhuận ổn định. “Vùng phục vụ cấp nước” chính là thị trường cố định của các doanh nghiệp. Để giải bài toán “huy động sức dân” đang vướng hiện nay thành phố cần tính đến việc đấu giá “vùng phục vụ cấp nước” để đón những doanh nghiệp thực sự tầm cỡ vào đầu tư…
"Thất vọng nặng nề" vì nhà vệ sinh Môi trường

"Thất vọng nặng nề" vì nhà vệ sinh

TTTĐ - Nhìn từng buồng vệ sinh để dò xét, kiểm tra từng hộp giấy, xả thử nước trước khi dùng… đó là hình ảnh người dân tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông mỗi khi muốn sử dụng một số nhà vệ sinh tại ga chờ. Nhà vệ sinh - nơi khẩn cấp để người dân giải quyết “chuyện cấp bách” vốn phải là nơi sạch sẽ lại trở thành nỗi e ngại mỗi khi lui tới.
Bài 3: Sứ mệnh lịch sử và yêu cầu chất lượng cuộc sống Môi trường

Bài 3: Sứ mệnh lịch sử và yêu cầu chất lượng cuộc sống

TTTĐ - Ngày 31/7/2024, Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về lãnh đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cấp nước sạch nông thôn. Nhân dân và các doanh nghiệp cấp nước trên địa bàn Tiên Lãng đều mừng nhưng để nghị quyết này đi vào cuộc sống đang còn nhiều bất cập.
Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Bài 2: Khi nước sạch là vấn đề bức thiết hàng đầu... Môi trường

Bài 2: Khi nước sạch là vấn đề bức thiết hàng đầu...

TTTĐ - Khi một số chỉ tiêu nước sinh hoạt không đạt quy chuẩn, nhiều người cho rằng “đó là lỗi của các nhà máy nước”. Một số người còn coi các nhà máy nước mini như những “cái gai” cần phải nhổ bỏ để đón đơn vị cấp nước quy mô lớn vào phục vụ.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Quảng Nam: Đấu giá thành công điểm mỏ đất 600.000 mét khối Xã hội

Quảng Nam: Đấu giá thành công điểm mỏ đất 600.000 mét khối

TTTĐ - Một công ty tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã trúng đấu giá điểm mỏ đất 600.000 mét khối thuộc địa bàn huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam).
Hai gói thầu lò đốt rác tại Hội An vi phạm về đấu thầu Môi trường

Hai gói thầu lò đốt rác tại Hội An vi phạm về đấu thầu

TTTĐ - Hai gói thầu thuộc dự án Lò đốt rác thải tại TP Hội An được cơ quan chức năng xác định vi phạm pháp luật về đấu thầu.
Xem thêm