Tag

Chung sức, chủ động phòng chống thách thức kép

Môi trường 03/02/2022 13:08
aa
TTTĐ - Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, thường xuyên phải chống chịu với nhiều loại thiên tai nguy hiểm. Do đó, công tác phòng, chống thiên tai luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm, đặc biệt là sự tham gia tích cực, trách nhiệm, hiệu quả của toàn thể Nhân dân.
Thiên tai gây ra trong năm 2021 đã giảm kỷ lục so với năm trước Cưỡng chế vi phạm lĩnh vực phòng chống thiên tai và khai thác công trình thủy lợi, đê điều Các tỉnh, thành phố chủ động ứng phó với thiên tai Thuỷ điện Tuyên Quang tiếp tục mở thêm cửa xả lũ

Nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên, liên tục

Suốt hơn 30 năm qua, mỗi năm trung bình thiên tai làm gần 400 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 1-1,5% GDP. Từ đầu năm 2021 đến nay, Việt Nam chịu ảnh hưởng của 8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, 325 trận dông lốc, mưa đá, 6 đợt mưa lũ lớn; 128 trận động đất...

Có thể nói thiên tai năm 2021 diễn ra không cực đoan, dị thường như năm 2020, tuy nhiên vẫn xảy ra dồn dập, đặc biệt từ giữa tháng 9 đến tháng 11, khu vực miền Trung đã chịu ảnh hưởng liên tiếp của 4 cơn bão số 5, 6, 7, 8 và 6 đợt mưa lũ diện rộng. Cùng với những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân đặc biệt là khu vực miền Trung nước ta.

Chung sức, chủ động phòng chống thách thức kép

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến tham gia cuộc họp ứng phó với thiên tai tại Tổng Cục Phòng chống thiên tai

Báo cáo thống kê của Tổng Cục Phòng chống thiên tai cho thấy, trong 11 tháng qua, thiên tai đã làm 93 người chết và mất tích; 277 nhà sập, 8.913 nhà bị hư hại, tốc mái; 27.000 nhà bị ngập; 131.286ha lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại; 11.826 ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị đổ, gãy; 125.687 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 3.300ha nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại.

Đặc biệt, thiên tai còn làm cho 113km đê kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 47km bờ biển, sông bị sạt lở; 203km đường giao thông, đường sắt Bắc Nam bị sạt lở hư hỏng nặng. Khối lượng đất, đá sạt lở khoảng 1,4 triệu mét khối. Thiên tai cũng làm 99 cây cầu, 147 cống bị hư hỏng, cuốn trôi. Ngoài ra, còn rất nhiều cơ sở hạ tầng và các công trình dân sinh khác bị hư hỏng, sạt lở... Ước tổng thiệt hại về kinh tế là trên 3.400 tỷ đồng.

Để góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, thời gian qua, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai các cấp đã không ngừng nỗ lực xây dựng định hướng chiến lược, triển khai các giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ, huy động các nguồn lực và sự tham gia của toàn xã hội, trong đó có các quốc gia, đối tác và bạn bè quốc tế để công tác phòng, chống thiên tai trong thời gian tới đạt hiệu quả cao nhất.

Chung sức, chủ động phòng chống thách thức kép

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh: Chính phủ Việt Nam khẳng định luôn coi phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, đời sống và tài sản của Nhân dân.

Trong đó, các địa phương cần tập trung nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo thiên tai; Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo ứng phó với thiên tai từ cấp Trung ương đến cơ sở. Từng bước hiện đại hóa lực lượng phòng, chống thiên tai, lồng ghép nội dung, chương trình phòng, chống thiên tai trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các ngành, địa phương.

Đặc biệt, các địa phương cần ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư, củng cố các công trình, cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; Huy động hiệu quả nguồn lực xã hội trong giảm nhẹ, khắc phục hậu quả, khôi phục và ổn định sản xuất, đời sống Nhân dân sau thiên tai.

Hợp tác vượt qua thách thức kép

Với những nỗ lực không ngừng trong việc đảm bảo an toàn tài sản của quốc gia, dân tộc, tính mạng và tài sản của Nhân dân, trong năm 2021 vừa qua, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba cho tập thể Tổng cục Phòng chống thiên tai, Huân chương Lao động hạng Nhất cho một cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc của tổng cục. Ngoài ra, rất nhiều tập thể, cá nhân, người lao động được tặng thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao quý khác.

Chung sức, chủ động phòng chống thách thức kép
Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai thăm hỏi, động viên người dân trong vụ sạt lở tại Tuyên Quang

Nhấn mạnh về những thành tựu của ngành phòng chống thiên tai trong năm 2021, Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, năm vừa qua, Tổng cục đã bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, của Bộ như cụ thể hóa mục tiêu phong trào khối thi đua các Cục, Tổng cục. Tổng cục Phòng chống thiên tai đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác chuyên môn và phát động các phong trào thi đua trong nội bộ đơn vị và trên phạm vi toàn quốc.

Cùng với đó, Tổng cục Phòng chống thiên tai cũng chủ động rà soát, xây dựng trình Bộ trưởng để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 nghị định; Trình Thủ tướng ban hành 2 quyết định, phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050, phê duyệt đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; Trình Bộ trưởng ban hành 3 thông tư theo thẩm quyền.

Đặc biệt, trong mọi bối cảnh, Tổng Cục Phòng chống thiên tai luôn sáng tạo trong việc triển khai nhiệm vụ chính trị của cơ quan Tổng cục, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả. Tổng cục cũng tổ chức chương trình Hưởng ứng Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai 13/10 với chủ đề “Hợp tác để cùng nhau vượt qua thách thức kép” nhấn mạnh sự hợp tác của quốc gia trên thế giới để cùng nhau đối mặt và vượt qua “thách thức kép” thiên tai - dịch bệnh, từ đó, khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội tới 63 tỉnh, thành và thu hút 124 điểm cầu của các đại sứ quán, các cơ quan, tổ chức quốc tế trong và ngoài nước tham dự bằng hình thức trực tuyến.

Bên cạnh đó, năm 2021 còn là năm đặc biệt - kỷ niệm 75 năm Ngày Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Phòng, chống thiên tai với vai trò hạt nhân đã tổ chức chuỗi sự kiện với nhiều hình thức phong phú; Dự thảo trình Chủ tịch nước Thư gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước nhân 75 năm phòng, chống thiên tai...

Chung sức, chủ động phòng chống thách thức kép
Vùng núi xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đang dần hồi sinh sau vụ sạt lở đất hồi cuối năm 2020

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài: Thực tế cho thấy, trước kia thiên tai, bão lũ thường tập trung vào dịp cuối năm nhưng hiện nay có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Để nâng cao năng lực, bản lĩnh trong công tác phòng chống thiên tai, trước tiên các địa phương cần xác định phương châm “4 tại chỗ”; Đồng thời tích cực và tận tâm, tận lực giúp đỡ chính quyền, Nhân dân phòng, chống có hiệu quả.

Tiếp đó các cơ quan, đơn vị cần chủ động hoàn thiện các phương án phòng, chống, trong đó cần xác định rất rõ vùng bị ảnh hưởng, dân số trong vùng và mức độ thiệt hại để bố trí lực lượng, phương tiện cơ động đến ứng cứu kịp thời. Các địa phương cũng cần hoàn thiện hệ thống thông tin chỉ huy trong phòng, chống thiên tai bão lũ theo phương châm nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Đặc biệt, các địa phương cần đẩy mạnh đầu tư, mua sắm các trang bị, phương tiện phục vụ cho nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn phù hợp với thực tế.

Để sẵn sàng chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản, đồng chí Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Trong thời gian tới, Tổng cục sẽ tổ chức thực hiện tốt các quy chế của Ban Chỉ đạo; Tăng cường kiểm tra việc triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Ban Chỉ đạo tại các Bộ, ngành, địa phương.

Cùng với đó là tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo trong các hoạt động phòng ngừa thiên tai, nhất là việc đôn đốc triển khai sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống thiên tai, xây dựng triển khai chính sách nhất là chính sách về huy động và triển khai nguồn lực khắc phục hậu quả, phục hồi, tái thiết sau thiên tai; Đồng thời nhân rộng mô hình tỉnh điển hình về phòng chống thiên tai và hoàn thành thành lập, hoạt động đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

Ngoài ra, trong giai đoạn tới, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Tổng Cục phòng chống thiên tai sẽ tăng cường tính chuyên nghiệp, bổ sung công cụ, trang thiết bị, phương tiện, nhất là trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng; Chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ việc xây dựng Trung tâm điều hành Quốc gia về phòng chống thiên tai…

Như vậy, nếu làm tốt được các nhiệm vụ nêu trên, công tác phòng chống thiên tai của nước ta sẽ có những bước tiến mới giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản. Đặc biệt là lực lượng, đội ngũ làm công tác phòng chống thiên tai ngày càng có nhiều kỹ năng ứng phó, xử lý các tình huống dị thường, cực đoan do thiên tai gây ra.

Đọc thêm

Hà Nội mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to Môi trường

Hà Nội mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80 mm, cục bộ có nơi trên 150mm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào, dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố trong mùa mưa bão Môi trường

Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố trong mùa mưa bão

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) ngành TT&TT năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới Môi trường

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc Môi trường

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc

TTTĐ - Sáng 2/7, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên đoạn suối Bắc chảy qua địa bàn xã Châu Thành đang xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào hai bên bờ. UBND huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác định rõ nguyên nhân.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Xem thêm