Tag

Chuyển đổi sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu

Môi trường 05/06/2022 08:00
aa
TTTĐ - Do có bờ biển dài, khí hậu nhiệt đới cùng mật độ dân cư cao ở các vùng thấp, Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu.
6 cơ chế đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển thanh niên Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030 Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Ngoài ra, sự tăng dân số và việc di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng đã làm cho các đô thị ở Việt Nam buộc phải mở rộng nhanh chóng. Việc mở rộng không có kiểm soát hoặc thiếu quy hoạch bền vững làm gia tăng bộ phận dân cư dễ bị tổn thương nặng nề hơn do các điều kiện khí hậu khắc nghiệt bởi biến đổi khí hậu. Những vấn đề này đặc biệt dễ nhận thấy ở các tỉnh ven biển miền Trung nước ta. Chính vì vậy, việc tăng cường năng lực và nâng cao khả năng phục hồi càng trở nên cấp thiết.

Ảnh hưởng tới sinh kế

Hiện nay, Việt Nam đang trong danh sách những nước có mức độ thiệt hại ngành thủy sản do biến đổi khí hậu ở mức nguy cấp. Tại các vùng ven biển thì đây được xem là kế sinh nhai chính mang lại phần lớn thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ gia đình nhưng đây cũng là ngành nghề chịu nhiều thiệt hại nhất do chuyển đổi khí hậu - nước biển dâng.

Xâm nhập mặn vào nội đồng ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân
Xâm nhập mặn vào nội đồng ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân

Do tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng tự nhiên như xâm nhập mặn, hạn hán có tác động trực tiếp tới việc tăng trưởng của ngành nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản ở các vùng ven biển Việt Nam như Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Cà Mau, Kiên Giang...

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân chính của hiện tượng xâm nhập mặn vào nội đồng là do lượng nước từ sông đổ ra biển giảm trong khi đó nước biển lại có khuynh hướng tăng lên, làm nước mặn đi sâu vào trong sông. Không những thế, một số nguyên nhân khác như địa hình, những yếu tố khí tượng và đặc biệt là do ảnh hưởng của nhân loại.

Theo báo cáo do Văn phòng Liên hợp quốc về Giảm thiểu rủi ro thiên tai và kết hợp số liệu đầu vào của Tổ chức Khí tượng Thế giới cho thấy "biến đổi khí hậu đang làm tăng nhiệt độ và phá vỡ các mô hình mưa, do đó làm tăng tần suất, mức độ nghiêm trọng và thời gian hạn hán ở nhiều vùng. Khi thế giới đang dần trở nên ấm hơn 2 độ C, cần phải có hành động khẩn cấp để hiểu rõ hơn và quản lý hiệu quả hơn nguy cơ hạn hán nhằm giảm thiểu thiệt hại về cuộc sống và sinh kế của con người".

Khoảng 58% sinh kế ven biển Việt Nam đều dựa vào nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
Khoảng 58% sinh kế ven biển Việt Nam đều dựa vào nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

Sự gia tăng của mực nước biển, bão, hạn hán và lũ lụt đang đe dọa nghiêm trọng tới vùng ven biển Việt Nam. Những sinh kế chính sẽ chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp nhất là thủy sản (đặc biệt là nuôi trồng), nông nghiệp, du lịch và các ngành logistics. Khoảng 58% sinh kế ven biển Việt Nam đều dựa vào nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là những hoạt động kiếm sống phụ thuộc nhiều vào khí hậu và nguồn nước. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng ven biển nghèo vốn sinh sống nhờ vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thủy sản để thực hiện những chiến lược sinh kế.

Chung tay hành động

Thiết thực triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, vào ngày 23/3, tại Hà Nội, Bộ TN&MT tổ chức lễ phát động quốc gia hưởng ứng các sự kiện môi trường toàn cầu năm 2022, gồm: Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà nhấn mạnh dưới tác động của thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu đã trở thành những tác nhân hàng đầu gây ra sự thiếu hụt về lương thực, làm mất cân bằng hệ sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên trong đó có nguồn tài nguyên nước ngầm.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022

Hưởng ứng 3 sự kiện nói trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các cấp chính quyền đổi mới căn bản về nhận thức và tư duy trong hoạch định chính sách phát triển theo hướng kinh tế dựa vào hệ sinh thái, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; người dân cả nước tích cực cùng chung tay hành động để mỗi hành động cụ thể sẽ cộng hưởng, tạo sức lan tỏa lớn trong toàn xã hội vì tương lai bền vững.

Việt Nam đã và đang chứng minh việc đi đầu trong phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng nhiều hành động cấp thiết như tập trung sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các luật về khí tượng thủy văn, tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, đa dạng sinh học...; rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành, nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc xây dựng luật về biến đổi khí hậu.

Đồng hành cùng Chính phủ, nhiều dự án của các tổ chức phi chính phủ hay cá nhân cũng đã góp phần không nhỏ cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu. Điển hình như Dự án Phát triển Du lịch cộng đồng làng Triêm Tây (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) ứng phó với lũ lụt.

Chuyển đổi sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu
Làng Triêm Tây xứ Quảng được xây dựng bờ kè "xanh" chống lại lũ lụt

Kiến trúc sư Bùi Kiến Quốc chặn đứng sự xâm lấn của con sông và biến khu vực này thành điểm đến du lịch sinh thái an toàn. Hàng trăm người dân Triêm Tây ở làng Điện Phương bắt buộc tản cư cách đây sáu năm do sạt lở nghiêm trọng đã tàn phá khu vực dọc bờ sông. Vùng đất gần 13.000 mét vuông nay đã được đảm bảo bởi một bờ kè "xanh" – một hệ thống là sự kết hợp của cọc bê tông, đất, cỏ và nước. Sau 5 năm xây dựng và trồng cỏ vetiver cùng các giống cỏ trong nước đã tạo ra bờ kè sinh học giúp bảo vệ bờ sông khỏi các cơn lũ hung hãn.

Có thể thấy, là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đang hết sức nỗ lực để vừa ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa phát triển kinh tế để vươn lên, bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho mọi người dân, đồng thời đóng góp có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế.

Đọc thêm

Phải hành động ngay, hành động quyết liệt, với trách nhiệm cao nhất để ứng phó biến đổi khí hậu Môi trường

Phải hành động ngay, hành động quyết liệt, với trách nhiệm cao nhất để ứng phó biến đổi khí hậu

Tối 23/4 theo giờ Hà Nội, nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị cấp cao trực tuyến về Hành động khí hậu với tư cách lãnh đạo nước đi đầu triển khai Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng.
Ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải Xã hội

Ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 11/2025/QĐ-TTg ngày 23/4/2025 ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải.
Ứng trực bảo đảm thoát nước, phòng, chống úng ngập dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Môi trường

Ứng trực bảo đảm thoát nước, phòng, chống úng ngập dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Các đơn vị thoát nước bố trí ứng trực giải quyết các trường hợp úng ngập cục bộ, sửa chữa thay thế đan ga, xử lý kịp thời khi xảy ra mưa hoặc phát sinh sự cố thoát nước trên địa bàn.
Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có dông vài nơi Môi trường

Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có dông vài nơi

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội và Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Nhiều khu vực ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào Môi trường

Nhiều khu vực ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, hình thế thời tiết chủ yếu trên cả nước là ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Diễn biến thời tiết các điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 Môi trường

Diễn biến thời tiết các điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

TTTĐ - Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường), trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tới, thời tiết tại các điểm du lịch trên cả nước tương đối thuận lợi.
Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng Môi trường

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ GIS và các công nghệ hiện đại khác vào công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố.
Đà Nẵng: “Tây nhặt rác” nhân lên những việc tử tế, tốt đẹp Môi trường

Đà Nẵng: “Tây nhặt rác” nhân lên những việc tử tế, tốt đẹp

TTTĐ - Thời gian qua, nhiều học sinh, sinh viên, du khách đều đặn cuối tuần tham gia nhặt rác làm sạch các tuyến đường và bãi biển Đà Nẵng. Đặc biệt, các tình nguyện viên còn được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, tiếng Nga... cùng nhóm “NO trash in Da Nang anymore”.
Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C Môi trường

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C, nhiệt độ cao nhất 35-37 độ C.
Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô Xã hội

Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô

TTTĐ - Đây là hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, du khách về dọn rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sống của san hô, xây dựng và quảng bá hình ảnh du lịch xanh với thông điệp “Bán đảo Sơn Trà - Điểm đến xanh”.
Xem thêm