Tag

Chuyện đồng phục học sinh đầu năm học mới

Giáo dục 25/08/2022 17:13
aa
TTTĐ - Theo văn bản hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động đầu năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các nhà trường không bắt buộc học sinh mua đồng phục mới, có thể cung cấp mẫu để phụ huynh chủ động mua sắm cho học sinh.
Hà Nội chỉ đạo tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, lấy học sinh là trung tâm Hà Nội: Khai giảng trực tiếp, thống nhất trên toàn thành phố từ 7h30 ngày 5/9

Học sinh mặc đồng phục là cần thiết

Vào đầu năm học, chuyện đồng phục học sinh luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh tranh luận gay gắt. Dù quy định không bắt buộc phụ huynh, học sinh phải mua đồng phục mới, chỉ cần các em mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, theo nhiều phụ huynh, việc học sinh mặc đồng phục khi đến trường là điều cần thiết.

Chuyện đồng phục học sinh đầu năm học mới
Đồng phục học sinh là niềm tự hào của học sinh về truyền thống của nhà trường

Chị Nguyễn Thị Thu Phương (phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Ở thế hệ của chúng tôi khi đi học thường sẽ hay so sánh bạn nào có quần áo đẹp hơn, kiểu dáng thời trang hơn, nhất là với con gái đang tuổi dậy thì lại càng để ý đến chuyện ăn mặc, quần áo của bạn bè. Những học sinh có điều kiện kinh tế gia đình kém hơn các bạn khác thường sẽ khá tự ti khi đi học”.

Cho rằng, ở thành phố lớn, khoảng cách giàu - nghèo cũng đã ít nhiều bị xóa mờ nhưng không hoàn toàn hết. Có nhiều học sinh sành điệu, sớm được bố mẹ cho dùng đồ hiệu. Vì vậy, chị Phương cho rằng, bộ đồng phục học sinh là cần thiết giúp các em xóa tan khoảng cách về giàu nghèo, chú tâm hơn vào việc học. Thêm vào đó, mặc đồng phục đến trường sẽ giúp các em học sinh thêm tự hào về truyền thống của nhà trường, đảm bảo an toàn cho học sinh.

Đồng tình với quan điểm ấy, anh Phương Minh Thắng (quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Đồng phục với học sinh là cần thiết. Trang phục đi học khác với trang phục đi chơi, đi dã ngoại. Nếu không quy định đồng phục, mỗi cháu sẽ mặc một kiểu, một mốt khác nhau dễ gây xao nhãng chuyện học hành mà chỉ đi để ý xem áo quần của bạn nào đẹp hơn, thời trang hơn. Tuy nhiên, nên có quy định về đồng phục như thế nào cho hợp lý cũng là điều đáng bàn”.

Theo anh Thắng, đồng phục học sinh chỉ cần kiểu dáng đơn giản, nhẹ nhàng, thiết kế gọn gàng, ít loại, mẫu khác nhau để mọi gia đình đều sẵn sàng. Ví dụ chỉ nên có một mẫu đồng phục mùa đông, một mẫu đồng phục mùa hè và một mẫu thể dục.

Không để học sinh vì chưa có đồng phục mới mà chưa được vào học

Thời điểm chuẩn bị vào năm học mới, tại Hà Nội, nhiều trường đã triển khai việc cho học sinh đăng ký đồng phục. Điều đặc biệt, các nhà trường khuyến khích học sinh không mua mới đồng phục nếu không thật sự cần thiết, có thể dùng lại đồng phục của các anh chị đã tốt nghiệp, học lớp trên (nếu có). Như tại trường THCS Nguyễn Trãi (quận Hà Đông), phụ huynh học sinh có thể đăng ký mua đồng phục cho học sinh tại trường hoặc dùng lại của anh chị lớp trên.

Chuyện đồng phục học sinh đầu năm học mới
Trẻ mầm non ở trường Mầm non Đa Sỹ trong một giờ học

Thầy và trò trường Mầm non Đa Sỹ (quận Hà Đông, Hà Nội) hân hoan hướng đến lễ khai giảng năm học mới đầu tiên - năm học 2022 - 2023. Ngôi trường được thành lập đúng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở thành niềm phấn khởi của hàng nghìn cư dân phường Kiến Hưng khi giảm tải được áp lực về sĩ số cho các ngôi trường lân cận, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh trên địa bàn. Các học sinh được thụ hưởng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại.

Để chuẩn bị cho năm học mới, cũng như bao ngôi trường khác, nhà trường vừa triển khai cho phụ huynh đăng ký và phát đồng phục đến học sinh. Cô Trịnh Thùy Linh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Mỗi bộ đồng phục có giá 160.000 đồng. Do đặc thù lứa tuổi học sinh mẫu giáo, mầm non nhiều khi mỗi ngày thay vài bộ quần áo nên đồng phục khuyến khích được sử dụng vào các dịp lễ quan trọng của nhà trường.

Ngoài ra, nhà trường phối kết hợp với phụ huynh cho các con mặc đồng phục 2 buổi /tuần để tạo màu sắc tươi mới trong giờ học. Nhiều bé thấy có đồng phục mới và đẹp còn thích thú bảo mẹ mặc cho con mỗi khi đến lớp".

Theo đánh giá của phụ huynh, mức giá này là hợp lý khi so sánh với kiểu dáng thiết kế và chất vải. Nhà trường chú trọng khâu chọn vải (vải cotton thấm mồ hôi tốt). Các bạn trai và gái đều mặc quần cho tiện. Đồng phục có logo riêng của nhà trường.

Cô Linh cũng cho biết: Trường Mầm non Đa Sỹ có rất nhiều cây xanh, các bé thường xuyên được xuống vườn gần gũi với thiên nhiên nên nhà trường chọn đồng phục tông màu vàng để ở góc nhỏ nào của trường, các con cũng được nổi bật.

Còn tại trường THCS Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội), nhà trường có thông báo cụ thể về đăng ký và mua đồng phục cho học sinh. Theo cô Phạm Thị Thục Hạnh - Hiệu trưởng nhà trường: Khi triển khai đến phụ huynh, nhà trường có thông báo rõ về việc phụ huynh có thể tùy ý lựa chọn mua mục nào.

Trường cũng khuyến khích các em có thể sử dụng lại đồng phục của anh, chị nếu có. Nhà trường cũng cho học sinh đăng ký mua logo từ đơn vị may đồng phục với giá 10.000 đồng/logo để các em tự may theo đúng số đo của mình.

Mới đây, trong văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở yêu cầu các trường cần thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Theo đó, không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, cần mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Đồng phục nhà trường phải thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp lứa tuổi học sinh và văn hóa của địa phương, được Hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh đồng thuận. Nhà trường có thể cung cấp mẫu (kiểu dáng, màu sắc, logo...) để phụ huynh chủ động mua sắm cho học sinh. Các trường không để một học sinh nào vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Xem thêm