Tag

Chuyên gia quốc tế ấn tượng với "làn sóng xanh" của học sinh Việt Nam

Giáo dục 22/01/2025 15:52
aa
TTTĐ - Các thành viên Hội đồng Cố vấn và Chuyên môn cuộc thi Tiếng nói Xanh mùa 2 đánh giá cao chất lượng của mùa giải năm nay, đặc biệt là sự đa dạng trong cách tiếp cận vấn đề môi trường và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất.
Các “ngôi sao” của cuộc thi Tiếng nói xanh mùa đầu tiên giờ ra sao? 120 ý tưởng tranh tài tại Vòng đối đầu “Tiếng nói Xanh” mùa 2 Lộ diện 16 ý tưởng xuất sắc nhất vào chung kết “Tiếng nói Xanh” mùa 2 Ý tưởng thùng rác thông minh tích hợp AI vô địch "Tiếng nói Xanh" mùa 2

Sau mùa giải thành công với hơn 2.100 đơn đăng ký đến từ 371 trường THPT ở 61 tỉnh thành, Tiếng nói Xanh mùa 2 đã khép lại với đêm chung kết ấn tượng tại Trường Đại học VinUni. Đội Đại sứ xanh (THPT Huỳnh Thúc Kháng, Nghệ An) với ý tưởng hệ thống thùng rác thông minh tích hợp AI đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân bảng tiếng Việt, cùng đội Greenie Goofballs với mô hình Eco-Token ứng dụng blockchain trong du lịch xanh đã chiến thắng ở bảng tiếng Anh.

Đánh giá về chất lượng chung của mùa giải, các chuyên gia quốc tế trong Hội đồng Chuyên môn đều bày tỏ ấn tượng mạnh mẽ với sự sáng tạo, tính thực tiễn trong các giải pháp được đề xuất, cũng như tinh thần nghiêm túc và đam mê của thí sinh khi tham gia cuộc thi. Đặc biệt, nhiều ý tưởng không chỉ có khả năng áp dụng tại Việt Nam mà còn có tiềm năng nhân rộng ra khu vực Đông Nam Á.

Đột phá trong tư duy và cách tiếp cận

Bà Wen-Yu Weng (Anh), chuyên gia tư vấn chiến lược về năng lượng và cơ sở hạ tầng carbon thấp, thành viên Hội đồng Chuyên môn của cuộc thi, đánh giá cao sự chân thành và nghiêm túc trong cách các thí sinh thể hiện ý tưởng.

Bà Wen-Yu Weng cố vấn trực tiếp cho các bạn thí sinh trong cuộc thi
Bà Wen-Yu Weng cố vấn trực tiếp cho các bạn thí sinh trong cuộc thi

Không chỉ vậy, bà Weng còn ấn tượng với sự sáng tạo trong cách thí sinh thể hiện bản thân. Nhiều đội có những tên gọi và khẩu hiệu độc đáo, kết hợp với những hành động phối hợp nhỏ trên sân khấu, tạo nên không khí sôi động và thu hút. Đặc biệt, các bài thuyết trình đều được xây dựng với cấu trúc logic chỉn chu, thể hiện sự đầu tư nghiêm túc của thí sinh.

Một thành viên khác của Hội đồng Chuyên môn, ông Kithmina Hewage (Hong Kong, Trung Quốc), cố vấn chính sách phát triển cấp cao và thành viên Mạng lưới Chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cũng đánh giá cao tính thực tiễn trong các giải pháp được đề xuất. "Các em đã tích lũy được nhiều kiến thức chuyên môn và suy nghĩ kỹ không chỉ về vấn đề, về giải pháp mà quan trọng là đã tính đến những thách thức cũng như tác động của các giải pháp đó", ông chia sẻ.

Theo ông Hewage, một điểm nổi bật của các thí sinh là khả năng kết nối vấn đề địa phương với bối cảnh toàn cầu. Nhiều giải pháp tập trung vào những thách thức môi trường mà cộng đồng đang phải đối mặt hàng ngày, từ rác thải thực phẩm đến tình trạng ngập lụt đô thị. Các em đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về bối cảnh địa phương và khả năng vận dụng kiến thức để đề xuất giải pháp phù hợp.

Bên cạnh đó, cách các thí sinh tiếp cận chuyên gia trong quá trình nghiên cứu khiến ông đặc biệt ấn tượng. Nhiều đội đã chủ động tìm kiếm sự tư vấn từ thầy cô, chuyên gia trong lĩnh vực và các cố vấn để hoàn thiện giải pháp của mình. Điều này không chỉ thể hiện sự nghiêm túc mà còn cho thấy khả năng tư duy độc lập và chủ động trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề môi trường.

Đổi mới trong phương pháp và nội dung tranh biện

Trong số các bài dự thi lọt vào vòng Đối đầu, đề tài về tiêu dùng xanh chiếm tỷ lệ cao nhất với 30,8%, tiếp theo là lối sống xanh (15%), du lịch xanh và giáo dục xanh (mỗi lĩnh vực 10%), và di chuyển xanh (9,2%). Con số này không chỉ cho thấy sự đa dạng trong mối quan tâm của thế hệ trẻ mà còn phản ánh rõ nét tinh thần trách nhiệm đối với các vấn đề môi trường cấp bách.

Ông Nguyễn Nhật Hùng đánh giá cao cách tiếp cận của các thí sinh tại Tiếng nói Xanh mùa 2
Ông Nguyễn Nhật Hùng đánh giá cao cách tiếp cận của các thí sinh tại Tiếng nói Xanh mùa 2

Ông Nguyễn Nhật Hùng, thành viên Hội đồng Chuyên môn, nhận định rằng mô hình của cuộc thi đã có sự đột phá so với các cuộc thi tranh biện thông thường. Nhiều thí sinh chưa có kinh nghiệm tranh biện quốc tế vẫn làm rất tốt trong suốt quá trình cuộc thi và thậm chí xuất sắc tiến đến vòng chung kết. Điều này cho thấy tiêu chí đánh giá của cuộc thi không chỉ tập trung vào kỹ năng tranh biện thuần túy mà còn chú trọng đến tính thực tiễn và khả năng lan tỏa của ý tưởng.

Theo ông, Hội đồng chuyên môn đánh giá thí sinh dựa trên ba tiêu chí chính: Chất lượng ý tưởng và tính độc đáo, khả năng diễn giải với ban giám khảo; kỹ năng trình bày, bao gồm ngôn ngữ cơ thể, giọng nói và cách sử dụng từ ngữ; và cuối cùng là khả năng hiểu và trả lời câu hỏi của đội đối phương và giám khảo trong thời gian ngắn, đồng thời diễn giải câu trả lời đúng trọng tâm mà giám khảo mong muốn.

Bà Hyewon Rho, Giám đốc Điều hành Debate For All, đánh giá cao sự khác biệt của Tiếng nói Xanh so với các cuộc thi tranh biện khác: "Các giải đấu quốc tế thường bao gồm nhiều chủ đề khác nhau. Trong khi ở đây, toàn bộ cuộc thi tập trung vào môi trường và phát triển bền vững, điều này rất tốt vì đây thường là chủ đề ít được nhấn mạnh".

Tiềm năng lan tỏa khu vực

Một điểm đặc biệt được các chuyên gia quốc tế ghi nhận là các giải pháp được trình bày tại Tiếng nói Xanh mùa 2 không chỉ dừng lại ở phạm vi Việt Nam mà còn có tiềm năng lan tỏa ra toàn khu vực Đông Nam Á.

Ông Kithmina Hewage góp ý cho phần trình bày của các thí sinh trong buổi coaching 1:1
Ông Kithmina Hewage góp ý cho phần trình bày của các thí sinh trong buổi coaching 1:1

Theo ông Hewage, các giải pháp được đề xuất tại Tiếng nói Xanh không chỉ tiềm năng để góp phần giải quyết các vấn đề cụ thể tại Việt Nam, mà còn có thể trở thành nguồn tham khảo cho các sáng kiến tương tự tại các quốc gia láng giềng, từ đó thúc đẩy sự hợp tác khu vực trong việc ứng phó với các thách thức môi trường chung.

Trong khi đó, bà Hyewon Rho đánh giá cao tính thực tiễn trong các giải pháp môi trường. Theo bà, điểm mạnh của các đội thi là khả năng nghiên cứu kỹ lưỡng về những công nghệ mới có tiềm năng ứng dụng cao. Với những điều chỉnh phù hợp về mặt văn hóa và điều kiện địa phương, nhiều giải pháp có thể được nhân rộng tại các đô thị lớn trong khu vực.

“Hầu hết các giải pháp chúng ta nghe đều có thể áp dụng được ở nhiều quốc gia Đông Nam Á khác. Chỉ cần điều chỉnh một chút cho phù hợp với từng bối cảnh, nhiều giải pháp có thể áp dụng được ở các khu vực đô thị của Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Indonesia hay Malaysia”, bà cho biết.

Cuộc thi tranh biện Tiếng nói Xanh do Quỹ Vì tương lai xanh (Tập đoàn Vingroup) phát động và tổ chức, dành cho học sinh các trường Trung học phổ thông trên toàn quốc. Cuộc thi là một trong nhiều hoạt động cụ thể của Quỹ Vì tương lai xanh, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy xã hội chung tay hành động vì một tương lai tốt đẹp.

Đọc thêm

Thầy, trò Thủ đô hân hoan “khởi động” năm mới Giáo dục

Thầy, trò Thủ đô hân hoan “khởi động” năm mới

TTTĐ - Trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, thầy và trò Thủ đô hân hoan, phấn khởi trong niềm vui của mùa xuân mới. Các hoạt động dạy và học nhanh chóng quay trở lại.
Trang trọng, ý nghĩa buổi sinh hoạt “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng” Giáo dục

Trang trọng, ý nghĩa buổi sinh hoạt “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng”

TTTĐ - Trong không khí rộn ràng của ngày đầu xuân năm Ất Tỵ 2025, sáng 3/2 (tức ngày mùng 6 Tết), trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam đã tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Điểm sáng trong phát triển giáo dục mở tại Việt Nam Giáo dục

Điểm sáng trong phát triển giáo dục mở tại Việt Nam

TTTĐ - Trong bối cảnh đổi mới, hội nhập quốc tế, giáo dục mở ngày càng khẳng định vai trò trong thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Trường Đại học Mở Hà Nội với hơn 30 năm hình thành và phát triển là một điển hình tiêu biểu trong lĩnh vực này.
Nhiều chính sách giáo dục quan trọng có hiệu lực từ tháng 2/2025 Giáo dục

Nhiều chính sách giáo dục quan trọng có hiệu lực từ tháng 2/2025

TTTĐ - Từ tháng 2/2025, hàng loạt quy định mới về giáo dục có hiệu lực như Ngoại ngữ không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn thi hay dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh...
Ngành Giáo dục Hà Nội phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025 Giáo dục

Ngành Giáo dục Hà Nội phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức phong trào Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Ất Tỵ 2025.
Những người thầy kiến tạo lớp học hạnh phúc Giáo dục

Những người thầy kiến tạo lớp học hạnh phúc

TTTĐ - Bằng đam mê và trách nhiệm, với lòng yêu nghề và sự sáng tạo không ngừng, các thầy cô giáo đã ứng dụng có hiệu quả công nghệ số vào giảng dạy, kiến tạo lớp học hạnh phúc, thúc đẩy sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Giáo dục TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Giáo dục TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Năm 2024 được xác định là năm bản lề của sự nghiệp trồng người, theo đó ngành Giáo dục TP Hồ Chí Minh cũng có nhiều đề án quan trọng hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, như: Đề án 4.500 phòng học, thực hiện thắng lợi công trình 50 trường học số, Đề án Đại học sẻ chia… Qua đó, ngành Giáo dục TP Hồ Chí Minh ghi nhận nhiều thành quả nổi bật, tạo nên bước chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc ươm mầm thế hệ tương lai.
Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên mới Giáo dục

Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Nhìn lại năm 2024, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc của Thủ đô, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Hà Nội có nhiều khởi sắc với những kết quả đạt được toàn diện ở các cấp học, xứng đáng là trung tâm giáo dục lớn - nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp xây dựng Thủ đô và đất nước.
Mùa xuân của lòng người Giáo dục

Mùa xuân của lòng người

TTTĐ - Tết Nguyên đán - dịp đoàn viên, sum vầy, là khoảng thời gian mong chờ của mọi người. Tuy nhiên ở vùng núi cao xa xôi, nơi những người giáo viên ngày đêm miệt mài "gieo chữ", Tết mang một ý nghĩa rất khác.
Những người gieo hạt nhân văn trên dải đất biên cương Giáo dục

Những người gieo hạt nhân văn trên dải đất biên cương

TTTĐ - Sâu trong lòng đại ngàn Trường Sơn, nơi đất đỏ bazan nuôi dưỡng những bản làng nhỏ bé, chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam” đã trở thành một tia sáng ấm áp, thắp lên hy vọng cho hàng trăm em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Xem thêm