Tag

Cô giáo “gieo chữ” ở Bát Mọt và niềm hạnh phúc giản dị

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 06/11/2023 16:50
aa
TTTĐ - Vào thời điểm chuyện học chữ còn xa lạ với nhiều người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, cô Đặng Thị Hương đã sớm theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên để “gieo cái chữ” trên bản làng quê hương.
Cô giáo trẻ "viết chữ từ đôi chân" “Con đường” thầm lặng của cô giáo dân tộc Mông Tình yêu nghề mãnh liệt của cô giáo nơi “rừng sâu nước độc”

Tự học tiếng dân tộc để hiểu học trò

Cô Đặng Thị Hương sinh ra ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố cô mất sớm, một mình mẹ tần tảo nuôi con ăn học. Không phụ công lao của mẹ, vượt qua tất cả thử thách, cô Hương duy trì, tiếp nối truyền thống hiếu học.

Năm 1999, sau khi tốt nghiệp Sư phạm, cô xin về công tác tại trường Tiểu học Bát Mọt 1, xã Bát Mọt - vùng đặc biệt khó khăn, biên giới xa xôi, hẻo lánh của huyện Thường Xuân. Những ngày mới vào nghề của cô Hương cũng là lúc bà con nơi đây còn muôn vàn khó khăn. Lớp học là nhà tranh vách nứa, trang thiết bị thiếu thốn. Học sinh dân tộc thiểu số, với 100 % là con hộ nghèo.

Cô giáo Đặng Thị Hương
Cô giáo Đặng Thị Hương

Tuy vậy, bằng tình yêu nghề, sự thấu hiểu những khó khăn của học sinh, cô Hương không ngừng nỗ lực để dạy chữ, động viên trò đến lớp chuyên cần. Dù điều kiện dạy và học khó khăn nhưng mỗi giờ lên lớp, cô đều tìm phương pháp hay, gần gũi với tập quán sinh hoạt, đời sống văn hóa người dân tộc thiểu số, để học trò dễ tiếp thu bài.

Học sinh ở đây đến lớp, phần lớn giao tiếp bằng tiếng dân tộc, dẫn đến rào cản ngôn ngữ. Vì vậy, để các em có thể tiếp thu bài học, trong quá trình giảng dạy, cô Hương tự học tiếng dân tộc, hỗ trợ học sinh. Khi gặp những từ khó hiểu, giáo viên có thể sử dụng song ngữ giảng giải cho học trò.

Cô Hương cho biết: “Do nắm bắt được những khó khăn của học sinh, trong mỗi giờ lên lớp, tôi chú trọng việc mở rộng vốn từ, rèn kỹ năng giao tiếp cho các em; tổ chức các buổi ngoại khóa về tiếng Việt, tăng cường hoạt động để học trò được bộc lộ suy nghĩ, mạnh dạn giao tiếp hơn... Từ đó, học sinh giảm hẳn lỗi trong học bài, tự tin phát biểu, tiếp thu bài tốt, đạt kết quả cao”.

Cô Hương trên lớp cùng học trò
Cô Hương trên lớp cùng học trò

Không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ học trò khó khăn, tìm tòi phương pháp dạy hiệu quả, cô Đặng Thị Hương còn tích cực đến các bản làng, vận động học sinh đi học chuyên cần. Ở xã vùng cao biên giới hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, các em phải đi bộ gần chục cây số để đến lớp. Hơn nữa, học sinh nơi đây hay nghỉ học và bỏ học giữa chừng. Vậy là, cô lại lặn lội hàng chục cây số, đến tận nhà nhiều lần để động viên các em đến trường.

Không phụ lòng chăm lo của cô, học trò đã có nhiều tiến bộ trong học tập, rèn luyện. Chất lượng lớp cô Hương giảng dạy được nâng lên rõ rệt hàng năm. Với tất cả niềm say mê, yêu nghề, cộng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, trong quá trình giảng dạy, cô được nhà trường giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh có năng khiếu nhiều năm và đã đạt được những thành tích tốt. Từ đối tượng học sinh chưa nói thạo tiếng phổ thông, năm học vừa qua, có em đã đạt giải nhì môn Tiếng Việt cấp huyện.

Niềm vui được nhân lên mỗi ngày

“Thời gian thoi đưa, mới ngày nào ở lứa tuổi đôi mươi, lần đầu đặt chân tới bản làng biên giới nhận công tác, đến nay, tôi đã có hơn 20 năm vì sự ngiệp trồng người trên mảnh đất xa xôi. Nhiều đồng nghiệp đến trường công tác rồi chuyển đi, biết bao cuộc hội ngộ, chia li… nhưng với sự cảm thông, chia sẻ và tình cảm gắn bó sâu nặng với bà con nơi đây, hơn hết là tình yêu thương học trò, nhiệt huyết muốn “mang cái chữ lên non” nên tôi không nỡ rời xa mảnh đất này”, cô Hương bộc bạch.

Cô giáo giảng dạy học trò
Cô giáo Hương ân cần giảng dạy học trò

“Tình thầy trò thời nay dù có đổi thay so với trước đây nhưng vẫn là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp.

Tôi yêu nghề giáo mà mình đã lựa chọn, yêu những ánh mắt thơ ngây của bao nhiêu học trò đang khát khao vươn lên từ những khó khăn, vất vả, cho ngày mai tươi sáng”, cô giáo Đặng Thị Hương bày tỏ.

Cô Hương quan niệm, sống như thế nào, ở đâu không quan trọng mà quan trọng là có thể góp một phần công sức nhỏ cho quê hương, đất nước; đem lại không chỉ tri thức cho học trò mà còn phải cho các em niềm vui, niềm hi vọng trong cuộc sống hằng ngày.

Dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng cô luôn cố gắng để vượt lên tất cả, làm đúng trách nhiệm, bổn phận của một nhà giáo. Cứ như thế những hạnh phúc, niềm vui nho nhỏ của nghề dạy học được nhân lên mỗi ngày.

Hằng ngày, những người giáo viên như cô vẫn đối diện với rất nhiều áp lực nhưng vượt lên tất cả là bổn phận và thiên chức của một người thầy tận tụy vì sự nghiệp phát triển nền giáo dục nước nhà.

Nữ nhà giáo bày tỏ: “Hằng ngày đến lớp, nhìn những khuôn mặt non nớt của học trò như chờ đợi mình giảng bài mà niềm vui xốn xang đến lạ. Cả một đời dạy các cô, cậu học trò đầy mộng mơ, hồn nhiên, bỗng dưng cảm thấy mình như người “không có tuổi”, hạnh phúc vô cùng”.

Mỗi đêm cô Hương lại soạn bài, bên những tập kiểm tra của trò, lặng lẽ đọc, tỉ mẩn sửa cho các em từng dấu câu, từng lỗi chính tả, từng phép tính… Có lúc cô bực mình khi gặp bài làm của một vài em cẩu thả, học hành chểnh mảng, ham chơi nhưng tình yêu nghề, trách nhiệm của một người giáo viên mà cô luôn bên cạnh, giúp đỡ các em thay đổi, trưởng thành.

Những vui, buồn của nghề cứ chợt đến, chợt đi hết năm này qua năm khác. Mỗi khi nghỉ hè không phải đứng lớp, ở nhà một thời gian ngắn thôi, cô Hương cũng cảm thấy buồn và nhớ khuôn mặt ngây thơ, hồn nhiên, cả lúc quậy phá của trò…

Cô giáo Đặng Thị Hương là một trong những tấm gương tiêu biểu được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023.

Đọc thêm

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản Tôi yêu Hà Nội

Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản

TTTĐ - Những ngày cuối tuần, tại các công trình di sản Thủ đô đã tiếp đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, đặc biệt là sự nhiệt tình tham gia của những người trẻ.
Xem thêm